Xây dựng Đảng

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

75 năm trôi qua, song đến hôm nay và cả muôn sau, Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 vẫn vẹn nguyên giá trị dân tộc và thời đại.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Người ta đã gọi bản Tuyên ngôn lịch sử này là “Thiên cổ hùng văn”, là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc Việt Nam - sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” thế kỷ XI của Lý Thường Kiệt và “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ XV của Nguyễn Trãi. Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) cho thấy trí tuệ sắc sảo, tư duy lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học, độc đáo và thiên tài của Người.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Bản Tuyên ngôn Độc lập được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao bởi trong đó hàm chứa những nội dung cốt lõi, cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền quốc gia của một dân tộc và giá trị về quyền con người của người dân một nước độc lập. Có thể rút ra nhiều điều về lý luận lẫn thực tiễn được đúc kết một cách hàm súc, gói gọn trong 1.120 từ, bao gồm 49 câu của bản Tuyên ngôn lịch sử đó.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Trước hết, Tuyên ngôn Độc lập đã nâng tầm quyền con người thành quyền dân tộc. Không chỉ dừng lại ở một tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà Tuyên ngôn còn mang tính thời đại rất sâu sắc. Đó là, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân được gắn liền với quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn hai bản Tuyên ngôn của hai quốc gia lớn, văn minh hàng đầu thế giới là Mỹ và Pháp để mọi người thấy rõ hơn quyền con người và quyền dân tộc là một hiện thực khách quan không thể tách rời. Qua bản Tuyên ngôn khẳng định, xuất phát từ quyền con người, thông qua quyền con người để xác lập quyền dân tộc, bởi quyền con người chính là cơ sở nền tảng để thiết lập quyền dân tộc.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ảnh tư liệu

Bản Tuyên ngôn Độc lập là giá trị trường tồn, định hướng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Gần 90 năm trong “đêm trường nô lệ”, biết bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh chiến đấu cho khát vọng độc lập dân tộc. Tuyên ngôn không chỉ kết tinh các giá trị truyền thống anh hùng, ý chí đấu tranh bất khuất cho một nước Việt Nam độc lập, tự do mà còn là sự động viên, cổ vũ, khích lệ Nhân dân các nước thuộc địa, các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa thực dân, giành quyền tự quyết cho đất nước mình.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Tuyên ngôn Độc lập còn khẳng định với thế giới về một đất nước Việt Nam sẽ hồi sinh mãnh liệt, tiếp tục hướng tới một tương lai tươi sáng, đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong cuộc hành trình đó, “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Qua Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cuộc đấu tranh giành tự do độc lập của dân tộc Việt Nam là chính nghĩa. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít, dân tộc đó phải được tự do, độc lập. Và, Nhân dân Việt Nam sẽ bằng mọi giá để giữ vững nền độc lập của mình.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Người dân Hà Tĩnh treo cờ ngày quốc khánh. Ảnh: Thiên Vỹ

Tuyên ngôn Độc lập còn minh chứng một sách lược mềm dẻo, linh hoạt về đối ngoại, tinh thần nhân văn cao cả, tính hòa hiếu của một dân tộc “muốn là bạn với các nước”. Việt Nam luôn kiên định và sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước, kể cả các nước có quá khứ là thù địch nhưng nay công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

75 năm qua, tư tưởng của Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành sức mạnh to lớn, kim chỉ nam hành động cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, trong bối cảnh thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết xung quanh Đảng và Nhà nước, thực hiện trọn vẹn lời thề thiêng liêng trong ngày lễ Độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

KHẮC HIỂN

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945
Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Rộn rã niềm vui hướng về ngày Quốc khánh 2/9, trong trái tim mỗi người dân Hà Tĩnh lại vang lên lời khẳng định hùng hồn trong bản Tuyên ngôn độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập”. Tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, mỗi người dân càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hòa bình và ý thức rõ hơn trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị đó.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Được đào tạo, giáo dục, rèn luyện trong quân ngũ và trải qua chiến tranh khốc liệt, cống hiến cả tuổi thanh xuân, xương máu cho công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hơn ai hết, mỗi chúng tôi luôn cố gắng gửi gắm đến thế hệ trẻ rằng, cha anh chúng ta đã trải qua biết bao hy sinh mới làm nên độc lập, hòa bình cho đất nước.

Trở lại cuộc sống thời bình, chúng tôi tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; tích cực cống hiến trong môi trường công tác mới; gương mẫu đóng góp sức mình cho xã hội. Đồng thời tin tưởng, tuyệt đối trung thành với Đảng; dù bất cứ tình huống nào vẫn kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng. Bằng thực tiễn của mình, chúng tôi đã tham gia có hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động “Theo bước chân những người anh hùng”, “Nghe cựu chiến binh kể chuyện”, “Gặp gỡ nhân chứng lịch sử”, “Đền ơn, đáp nghĩa”…

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

May mắn sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, thế hệ trẻ chúng tôi chỉ được biết đến lịch sử hào hùng của dân tộc qua những trang sách, những hình ảnh tư liệu. Chúng tôi luôn tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, nhất là trong những ngày thu lịch sử kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, niềm tự hào đó càng nhân lên gấp bội.

Là một cán bộ đoàn, tôi luôn tích cực tham gia các phong trào của đoàn cấp trên, đồng thời chủ động lên kế hoạch cho đoàn viên tham gia xây dựng NTM, phòng chống dịch bệnh, tích cực thực hiện các hoạt động từ thiện - nhân đạo… Những hoạt động đó không chỉ góp phần cùng các địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà còn giúp tuổi trẻ rèn luyện tư cách, đạo đức, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Được sống trong đất nước độc lập, hòa bình là niềm hạnh phúc, mong mỏi của toàn nhân loại. Vì thế, bản thân tôi luôn tâm niệm phải sống chan hòa, kính Chúa - yêu nước.

Từng nhiều năm công tác trong ban hành giáo của giáo xứ, tôi luôn chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, chủ trương của Nhà nước; đồng thời, vận động bà con giáo dân, con cháu mình thực hiện lời răn của Chúa, sống tốt đời, đẹp đạo. Hưởng ứng lời kêu gọi phòng chống dịch Covid-19, vừa qua, nhiều giáo dân đã đóng góp tiền mặt, hiện vật để cùng toàn dân chống dịch hiệu quả. Đó là minh chứng rõ nét nhất về mối đoàn kết, về tinh thần yêu nước của mỗi người dân.

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Với những công nhân lao động như chúng tôi, giá trị của độc lập, tự do là được sống, làm việc trong môi trường thuận lợi, được cống hiến sức lực, trí tuệ của mình. Lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới đại hội Đảng các cấp, công ty chúng tôi phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất. Phát huy trách nhiệm của bản thân, tôi luôn hưởng ứng tích cực, tăng ca để tăng năng suất, sản lượng cho tổ.

Những nỗ lực trong công việc của tôi đã được ban giám đốc, công đoàn ghi nhận khi nhiều năm liền được bình chọn là công nhân tiêu biểu xuất sắc. 10 năm làm việc và gắn bó với công ty, tôi luôn được các đồng chí lãnh đạo tạo điều kiện, đồng nghiệp quan tâm hỗ trợ. Đó là nguồn động viên lớn để tôi tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trong công việc, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

THIẾT KẾ: HUY TÙNG

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.
Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Chí khí, tinh thần cách mạng của các thế hệ thanh niên đi trước là động lực để lớp lớp đoàn viên thanh niên Hà Tĩnh hôm nay rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương, đất nước phát triển vững bền.
Cội nguồn khí phách anh hùng

Cội nguồn khí phách anh hùng

Lý Tự Trọng - người con ưu tú của vùng đất núi Hồng - sông La đã hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng; người ĐVTN cộng sản đầu tiên đã nêu tấm gương sáng ngời về khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Hơn 20 năm đồng hành, sát cánh cùng nhau trên cương vị cán bộ thôn, cũng là chừng đó thời gian Bí thư Chi bộ Nguyễn Đình Hợp và Trưởng thôn Phạm Ngôn - 2 đảng viên là giáo dân luôn bền bỉ, miệt mài làm “cầu nối” ý Đảng, lòng dân. Họ cũng là những người “thắp lửa” tinh thần đoàn kết và khí thế xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay diện mạo thôn giáo Hương Long, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Lời tuyên bố đanh thép của anh Lý Tự Trọng trước kẻ thù “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là kim chỉ nam cho hành động, là tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận những đóng góp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua và mong rằng, với cương vị, trách nhiệm của mình, các đồng chí sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.