Xây dựng Đảng

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Trong những ngày thu tháng 9, những dòng ký ức rực lửa của ông Trần Chí Tín tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh lại thôi thúc chúng tôi tìm về làng Tứ Mỹ (xã Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) quê hương ông để hiểu sâu hơn về cuộc đời của người từng lãnh đạo phong trào Xô viết 1930 - 1931 tại Hương Sơn; để biết nhiều hơn về những “hạt giống đỏ” trong gia đình có truyền thống làm cách mạng.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…
“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Ông Trần Chí Tín sinh năm 1898 tại làng Tứ Mỹ (nay là thôn Đình, xã Sơn Châu), là hậu duệ đời thứ 8 của dòng họ Trần ở miền quê này (nhà thờ Trần Nho Lâm - di tích văn hóa cấp tỉnh). Cuốn “Hồi ký cách mạng” do ông viết năm 1976 đến nay vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Từng dòng chữ chân phương, rõ ràng, văn phong khúc chiết, ngôn ngữ sinh động như những thước phim quay chậm ghi lại các thời kỳ hoạt động cách mạng của ông từ khi giác ngộ cách mạng, tham gia Đảng Tân Việt cho đến khi trở thành yếu nhân của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Sơn Châu và huyện Hương Sơn, rồi Bí thư Huyện ủy lâm thời năm 1930, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn năm 1945.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Là một giáo viên tiểu học ở làng Tứ Mỹ, trong hoàn cảnh giặc Pháp đô hộ nước ta, ông Trần Chí Tín đã sớm giác ngộ cách mạng, nuôi dưỡng chí căm thù giặc. Tháng 6/1927, ông gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng (sau đổi thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam). Một thời gian sau, ông được chỉ định làm Bí thư Đảng Tân Việt của Hương Sơn. Tháng 3/1930, ông là một trong 3 người thành lập nên Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Trường Tiểu học Sơn Châu, cũng là chi bộ đầu tiên của huyện Hương Sơn.

Ngay sau khi chi bộ đảng ra đời, ngày 1/5/1930, chi bộ đã tổ chức cắm cờ đỏ trên rú Nầm và rải truyền đơn khắp huyện, kêu gọi đồng bào vùng dậy. Ông Tín là người trực tiếp rải truyền đơn ở Sơn Ninh và Sơn An. Ông là Ủy viên Ban vận động huyện Hương Sơn để đấu tranh với chế độ thực dân phong kiến về kinh tế và chính trị.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Tượng đài công - nông Xô viết Trường Thi - Bến Thủy (TP Vinh, Nghệ An).

Ngày 21/8/1930, ông đã lãnh đạo quần chúng tổ chức mít tinh, truy điệu 2 công nhân Trường Thi, Bến Thủy bị kết án tử hình. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình rộng lớn ở Thịnh Xá, Gôi Mỹ (nay thuộc xã An Hòa Thịnh). Để tập hợp quần chúng nhân dân, Ban vận động đã về đình Tứ Mỹ đánh mõ làm hiệu lệnh. Tiếng mõ kêu vang suốt đêm, tiếng trống thùng thình vang động cả mấy xã. Ông Tín còn vận động giáo viên, học sinh nhà trường tham gia. Đoàn biểu tình đã bao vây, đốt cháy dinh thự của tên tay sai ở Gôi Mỹ khiến hắn phải bỏ trốn.

Khi phong trào đã được phát triển rộng rãi, chi bộ đảng tiếp tục lãnh đạo quần chúng biểu tình lên huyện đòi yêu sách. Ngày 22/9/1930, từ 1h sáng, tiếng mõ làng Tứ Mỹ lại vang rền suốt đêm, thúc giục Nhân dân các làng xã bên cạnh tập hợp thành từng hàng tiến về Phố Châu. Cờ đỏ bay phấp phới, tiếng hô khẩu hiệu vang cả một góc trời: “Đả đảo đế quốc Pháp, Nam triều quan lại, giảm thuế thân, thuế ruộng, bỏ thuế chợ, thuế đò, ủng hộ Nga xô viết”. Đoàn biểu tình bao vây, phá cổng xông vào huyện đường. Trong sự kiện này, lính Pháp đã bắn chết 6 người và làm bị thương nhiều người.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh được thể hiện qua tranh sơn dầu.

Sau những ngày rực lửa đấu tranh đó, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Hương Sơn bị kẻ thù khủng bố dã man. Xác định Tứ Mỹ là nơi phong trào cách mạng đang sục sôi, địch về đóng đồn ở đây. Nhiều đảng viên nòng cốt bị địch bắt, quần chúng có phần hoang mang, phong trào tạm lắng xuống. Tháng 10/1930, ông Trần Chí Tín triệu tập các đảng viên họp tại làng Bình Hòa - Sơn Hòa (nay thuộc xã An Hòa Thịnh) bàn kế hoạch khôi phục phong trào, đề xuất thành lập Huyện ủy lâm thời để lãnh đạo toàn dân chống đế quốc, phong kiến. Hội nghị đã nhất trí cử ông làm Bí thư. Sau đó, ông cũng được giao phụ trách tờ báo “Dân cày” (ra được 5 số thì đình bản).

Mặc dù hoạt động bí mật nhưng Huyện ủy lâm thời đã lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hương Sơn trấn áp kẻ thù, rải truyền đơn, tổ chức chống đói cho đồng bào, chuẩn bị cho việc thành lập Huyện ủy chính thức.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Với nhiều thành tích trong hoạt động cách mạng, gia đình ông Tín được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tặng bằng “có công với nước”, bản thân ông Tín được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Tháng 9/1931, ông Trần Chí Tín bị giặc bắt, giam ở đồn Phố Châu. Chúng dùng nhiều thủ đoạn, từ dụ dỗ, mua chuộc, dọa nạt đến tra tấn cực hình, bỏ đói, đem cả cha già đến để hòng lung lạc ý chí nhưng ông vẫn khôn khéo giữ bí mật cho Đảng, cắn răng chịu đòn roi, không khai bất kỳ điều gì. Mãi đến tháng 9/1933, địch mới thả ông ra và cho về dạy học ở Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên).

Sau thời gian âm thầm hoạt động để khôi phục phong trào, tập hợp quần chúng, năm 1939, ông bắt được liên lạc với tổ chức. Tháng 7/1941, ông trở về Hương Sơn dạy học, tiếp tục hoạt động cách mạng, cùng các đảng viên nòng cốt liên kết với Việt Minh liên tỉnh ở Nghệ An, lãnh đạo Nhân dân vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hương Sơn vào ngày 19/8/1945.

Sau khi giành được chính quyền, tháng 9/1945, ông được Đại hội đại biểu Huyện Đảng bộ bầu làm Bí thư Huyện ủy. Thời gian sau, ông được điều sang quân đội làm Chính ủy Trung đoàn cho đến lúc nghỉ hưu và mất vào năm 1987 tại Sơn Châu.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Trong cuốn hồi ký của ông Trần Chí Tín có nhắc khá nhiều về ông Trần Bình - người đã chắp nối cho ông với cơ sở Đảng sau khi bị khủng bố. Trò chuyện với ông Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (cháu nội của ông Tín), chúng tôi mới biết, ông Trần Bình chính là em ruột của ông Trần Chí Tín và từng tham gia lãnh đạo Nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ông Bình cũng là người học rộng, tài cao, từng là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn (1945), Ủy viên BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Chính trị Trần Phú (1945), Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Đại biểu Quốc hội khóa I. Ngoài ông Bình, ông Tín còn một người chị ruột và một người em trai cũng đều là những người có bề dày hoạt động cách mạng, là cán bộ lão thành cách mạng. Đó chính là cái nôi đầy dưỡng khí cách mạng để người con trai ông Tín là ông Trần Thế Lộc cũng biết làm cách mạng từ rất sớm.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Huân chương Độc lập hạng Ba là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước ta đối với những sự đóng góp của ông Trần Thế Lộc.

Ông Trần Thế Lộc sinh ngày 2/1/1925, tại xã Sơn Châu. Từ năm 1944, ông đã làm liên lạc cho một số đảng viên mới ra tù trong huyện; đầu năm 1945, ông được bầu làm lãnh đạo Việt Minh ở làng Tứ Mỹ. Ở tuổi 20, vào ngày 12/9/1945 - đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm ngày Xô viết Nghệ Tĩnh, ông Trần Thế Lộc được kết nạp vào Đảng. Đến nay, ông vừa tròn 77 năm tuổi Đảng.

Cách mạng thành công, ông làm Bí thư Chi bộ Đảng, Bí thư Thanh niên cứu quốc xã. Tháng 9/1946, ông được điều về làm Thư ký Văn phòng Tỉnh ủy, thư ký đồng chí Nguyễn Hữu Thái - Bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, ông được phân công lên xưởng cơ khí Phúc Đồng, Trường Kỹ nghệ Trung bộ ở Hương Khê rồi về hoạt động cho phong trào công nhân và Công đoàn Hà Tĩnh suốt cả trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (làm Ủy viên Thường trực, Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn, Bí thư Đảng đoàn, Trưởng ban Thi đua khen thưởng tỉnh cho đến năm 1976 - sáp nhập tỉnh, thì ông nghỉ hưu). Trên từng vị trí công việc, ông Trần Thế Lộc đều luôn nỗ lực cống hiến bằng tất cả nhiệt huyết, trí tuệ của mình. Trong đó, ông đã có nhiều năm gắn bó với phong trào công nhân, thấu hiểu, chia sẻ với cuộc sống của người lao động và được các thế hệ cán bộ công đoàn, người lao động yêu mến, tri ân. Đặc biệt, trong cuộc đời hoạt động cách mạng và công tác của mình, ông Trần Thế Lộc đã vinh dự có 3 lần được gặp Bác Hồ.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Có một điểm chung giữa người cha - ông Trần Chí Tín và người con - ông Trần Thế Lộc là dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng một lòng trung trinh với Đảng, nguyện suốt đời phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân, tâm hồn lạc quan phơi phới. Trong dòng kết Hồi ký của ông Tín viết lúc 78 tuổi có câu: “Tôi nguyện kiên quyết, tùy theo khả năng, phục vụ Đảng đến hơi thở cuối cùng”. Còn ông Trần Thế Lộc viết trong bài thơ ngẫu hứng không có tựa đề hai câu cuối nhân một cuộc gặp mặt kỷ niệm ngày thành lập Đảng: “Chia tay xin tặng mấy dòng/ Đỏ cờ lớp trước, thắm hồng lớp sau”. Dường như đó là những tâm sự tận đáy lòng của những con người đã đem cả cuộc đời của mình hiến dâng cho Đảng, cho đất nước, quê hương, gắn bó máu thịt với Nhân dân, nhân cách cao đẹp, lối sống giản dị, trong sáng, mẫu mực.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Nhà thờ họ của đồng chí Trần Chí Tín tại xã Sơn Châu (Hương Sơn).

Tiếp nối truyền thống cách mạng của quê hương, gia đình, thế hệ cháu, con của ông Trần Chí Tín, Trần Thế Lộc đã không ngừng nỗ lực rèn luyện, phấn đấu. “Đọc cuốn Hồi ký của ông, lưu bút của bố, chúng tôi càng thêm tự hào về làng Tứ Mỹ - vùng quê cách mạng, tự hào về gia đình. Họ đã truyền cho chúng tôi niềm tin, tình yêu với Đảng, với cách mạng, từ đó luôn nỗ lực cao nhất trong mọi nhiệm vụ, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, phát triển, xứng với công lao của các bậc tiền nhân và ước nguyện của cha ông”, những người con của ông Trần Thế Lộc chia sẻ.

Ngôi nhà cũ của ông Trần Chí Tín đã được con cháu đem về dựng lại trong khuôn viên khu vườn ở tổ dân phố 6, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh - nơi thế hệ sau sinh sống, làm việc. Tại đây, mỗi lần con cháu quây quần lại được thấy rõ nền nếp gia phong, cảm nhận được hình bóng của các thế hệ ông cha để nhắc nhở mình cần nỗ lực cống hiến nhiều hơn cho quê hương, đất nước.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Mùa thu này, đi giữa làng quê cách mạng Sơn Châu căng tràn nhựa sống, nghe lời kể của các cụ già về tiếng mõ của Tứ Mỹ một thời, ngắm ngôi đình Tứ Mỹ, di tích lịch sử quốc gia, mường tượng lại không khí những năm 1930 - 1945 mà hồi ký của ông Tín đã miêu tả, chúng tôi càng thêm trân quý trang sử quê hương, biết ơn những người con ưu tú của Đảng. Những đóng góp của họ đã tạo nên những miền quê yên bình, trù phú và thắm tươi trong nắng thu vàng hôm nay.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Đình Tứ Mỹ trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống (ảnh 1). Chiếc mõ Nhân dân Tứ Mỹ đánh ở đình làng tập trung biểu tình trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (ảnh 2). Bàn thờ Bác Hồ tại đình Tứ Mỹ (ảnh 3).

Nói về truyền thống cách mạng của Sơn Châu, ông Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “Sơn Châu không chỉ là cái nôi của phong trào Xô viết, là nơi thành lập chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của huyện mà còn là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1 trong 2 xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện. Phát huy truyền thống cha ông, Đảng bộ và Nhân dân Sơn Châu đang dốc sức phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 43 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo giảm còn 2,52%, thấp hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh. Nông nghiệp vẫn là mũi nhọn kinh tế. Hiện toàn xã có hơn 1.100 hộ dân nhưng nuôi đến 2.200 con hươu, cho thu nhập ổn định. Văn hóa - văn nghệ, TDTT là một trong những xã có phong trào mạnh của huyện. Bà con giáo lương đoàn kết, chung sức xây dựng NTM. Xã luôn chú trọng phát huy giá trị di tích đình Tứ Mỹ, giáo dục truyền thống cho con em về quá khứ hào hùng của quê hương“.

“Hạt giống đỏ” Xô viết nảy mầm xanh tươi…

Nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân Sơn Châu.

Chia tay Sơn Châu với núi Nầm sừng sững, sông Phố hiền hòa yên ả trôi, tôi chợt liên tưởng đến mạch nguồn quê hương âm thầm chảy, kết tinh nên khí chất của những con người can trường, thông minh dũng cảm và hiền hòa như các ông: Trần Chí Tín, Trần Bình, Trần Thế Lộc… Họ đã gieo những “hạt giống đỏ” Xô viết cho đời sau nảy mầm, xanh tươi…

Đọc thêm

Hương Sơn tinh gọn được 13 tổ chức cơ sở đảng

Hương Sơn tinh gọn được 13 tổ chức cơ sở đảng

Từ năm 2017 đến nay, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã rà soát, sắp xếp lại các tổ chức cơ sở đảng, bố trí cán bộ kiêm nhiệm phù hợp với năng lực của từng người nên tạo được sự đồng thuận cao.
Hà Tĩnh chú trọng việc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân

Hà Tĩnh chú trọng việc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân

Thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh, thời gian qua, các cấp ở Hà Tĩnh đã thường xuyên quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân.
60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm qua, vợ chồng đảng viên lão thành Nguyễn Hồng Tiến và Nguyễn Thị Nhung ở phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn một lòng sắt son với Đảng, gương mẫu trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.