Xây dựng Đảng

30-4-2222-2903.jpg

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.

thanh-1-3417.png

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Từ những năm tháng “tìm đường đi cho dân tộc theo đi” đến giây phút cuối đời, khát vọng về non sông một dải luôn vang lên trong trái tim Người. Ý chí, khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất non sông là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhất quán đó là mục tiêu chính trị, động lực to lớn giúp Người hoạt động không mệt mỏi vì độc lập cho dân tộc Việt Nam, vì sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vì hạnh phúc của đồng bào.

trich-1.jpg

Sau khi đất nước giành được độc lập, ngày 23/10/1946, trong “Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp trở về”, Người nói: “Chúng ta đều chung một tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em. Nước có Trung, Nam, Bắc, cũng như một nhà có ba anh em. Cũng như nước Pháp có vùng Noócmăngđi, Prôvăngxơ, Bôxơ. Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”(1). Một sự khẳng định, một quyết tâm đến cùng về thống nhất non sông.

anh-1.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Tòa thị chính Paris ngày 6/7/1946.
trich-2.jpg

Cũng trong lời tuyên bố trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ nỗi lòng tâm can, tất cả vì miền Nam ruột thịt yêu dấu: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi trân trọng hứa với đồng bào rằng: Với quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể Nhân dân, Nam Bộ nhất định trở lại cùng thân ái chung trong lòng Tổ quốc”(2). Khát vọng, quyết tâm giải phóng đất nước, thống nhất non sông đã đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ, trở thành ý chí sắt đá không gì lay chuyển ở Hồ Chí Minh.

Trước đó, tháng 6/1946, trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”(3), đã trở thành thông điệp mạnh mẽ, một sự kiên định về tính thống nhất, bền vững của dân tộc Việt Nam. Khát vọng thống nhất non sông của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành từ cội nguồn dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường không khuất phục trước mọi kẻ thù của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng, mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến thành sức mạnh thần kỳ cho cả một dân tộc đi đến ngày “Toàn thắng ắt về ta”. Khát vọng độc lập, thống nhất non sông luôn thôi thúc triệu triệu con người Việt Nam đứng lên:

“Tuốt gươm không chịu sống quỳ

Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu”

(Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu)

dien-bien1.jpg
dien-bien.jpg
Cách mạng giai đoạn 1946-1954 đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân tố quyết định thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Hồ Chí Minh luôn khẳng định mục tiêu giành độc lập, thống nhất đất nước. Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của Đảng, của Bác Hồ đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào năm 1954. Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, một nửa đất nước sạch bóng quân thù, song cả dân tộc vẫn chịu nỗi đau chia cắt do âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó là những năm tháng:

“Nước Dân còn khổ thì thân sướng gì?

Đường giải phóng mới đi một nửa

Nửa mình còn trong lửa nước sôi

Một thân không thể chia đôi

Lửa gươm không thể cắt rời núi sông”

(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)

trich-3.jpg

Giải phóng miền Nam, thống nhất non sông, trở thành mục tiêu hàng đầu của mọi người Việt Nam yêu nước, đó cũng chính là quyết tâm không gì lay chuyển của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn xác định, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất đất nước. Ngày 6/7/1956, trong thư “Gửi đồng bào cả nước”, Người viết: “Nước Việt Nam ta nhất định phải thống nhất. Đồng bào Nam và Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà… Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”.

full2.jpg
Đường Trường Sơn là tuyến đường huyết mạch chi viện cho miền Nam Việt Nam. Ảnh tư liệu

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ý chí, quyết tâm thống nhất non sông là động lực, sức mạnh, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Ngày 3/11/1968, trong “Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Người khẳng định: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”(4).

Ngày 14/7/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp và trả lời nữ đồng chí Mácta Rôhát, phóng viên báo Granma (Cuba). Người nói: “Miền Bắc được giải phóng 25 năm rồi nhưng suốt cả thời gian ấy, miền Nam không được hưởng lấy một ngày hòa bình. Ở miền Nam Việt Nam, những người dưới 25 tuổi không biết nghĩa chữ Tự do. Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”(5). Qua đó, chúng ta càng hiểu sâu sắc nỗi đau của Người khi Bắc - Nam còn chia cắt.

xuanloc.jpg
Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ảnh: Tư liệu
trich-4.jpg

Để giành được độc lập, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kết hợp sức mạnh của Nhân dân, LLVT trong nước, vừa tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế, Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đó là sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để làm nên chiến thắng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sẽ đến ngày thắng lợi hoàn toàn, luôn là niềm tin son sắt ở Người. Từ ngày 15/5/1965, trong bản Di chúc, khi nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người đã dự báo: “Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Điều đó thể hiện một sự kiên định, dứt khoát, không bao giờ thay đổi ở tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh.

Sau này, trong bài thơ “Chúc tết Kỷ Dậu - 1969”, cũng là bài thơ cuối cùng, Người tiếp tục khẳng định một ý chí, một niềm tin mãnh liệt vào thống nhất non sông với câu kết:

“Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào!

Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn”

Lời thơ hào sảng, ngân vang đi cùng năm tháng trong lòng dân tộc. 6 năm sau, mong ước của Người trở thành hiện thực. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đi qua với bao thành quả lớn lao, diệu kỳ mà Nhân dân Việt Nam đã giành được.

304.jpg
Trưa 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu do nhóm Skyline phục chế.
full1.jpg
Nhân dân chào đón quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ảnh tư liệu

Mệnh lệnh từ trái tim, khát vọng Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam, của biết bao thế hệ ngã xuống đã làm nên một trong những thành quả vĩ đại nhất của lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Khát vọng ấy hôm nay là cả dân tộc vươn mình trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng và hạnh phúc.

Phan Trung Thành

(1), (2). Hồ Chí Minh toàn tập - CD rom, (xuất bản lần thứ 3), Tập 4, tr. 470.

(3). Từ Bến Nhà Rồng đến Quảng trường Ba Đình. Nxb Lao động, 2009, tr. 59.

(4), (5). Hồ Chí Minh toàn tập - CD rom, (xuất bản lần thứ 3), Tập 15, tr. 511. tr. 674.

Chủ đề 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đọc thêm

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh danh gương điển hình tiên tiến, trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm về Hồ Chí Minh.
Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Học và làm theo Bác - động lực tinh thần phát triển chặng đường mới

Học và làm theo Bác - động lực tinh thần trên chặng đường mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Một góc TP Hà Tĩnh hôm nay nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh in dấu chân Người

Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.
Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đề nghị người đứng đầu ở Trung ương, địa phương phát huy rõ vai trò với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất, thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra báo chí là công cụ quan trọng, cần phải dùng báo chí để lên án thực dân và thức tỉnh đấu tranh.