Núi Hồng - Sông La

Lão nông Hà Tĩnh hơn 40 năm “ăn, ngủ” cùng... ong!

Bài & Ảnh: Văn Chung • 08:12 12/03/2021

Tôi là Đậu Khắc Mạnh (SN 1956, ở thôn 4, xã Ân Phú, Vũ Quang, Hà Tĩnh). Tôi đã gắn bó với nghề nuôi ong hơn 40 năm. Từ năm 20 tuổi, tôi đã theo bố lên rừng tìm mật, sau đó học cách bắt ong về nuôi. Ban đầu chỉ là thú vui của tuổi trẻ, sau là nuôi chơi lấy mật cho gia đình dùng chứ tôi chưa bao giờ nghĩ là sẽ khá giả từ nghề này. Sau này, những tổ ong sinh sôi, cho mật nhiều, không chỉ đủ cho gia đình sử dụng mà còn dư để bán, tôi mới có ý tưởng phát triển kinh tế từ nuôi ong.

Tôi là Đậu Khắc Mạnh (SN 1956, ở thôn 4, xã Ân Phú, Vũ Quang, Hà Tĩnh). Tôi đã gắn bó với nghề nuôi ong hơn 40 năm. Từ năm 20 tuổi, tôi đã theo bố lên rừng tìm mật, sau đó học cách bắt ong về nuôi. Ban đầu chỉ là thú vui của tuổi trẻ, sau là nuôi chơi lấy mật cho gia đình dùng chứ tôi chưa bao giờ nghĩ là sẽ khá giả từ nghề này. Sau này, những tổ ong sinh sôi, cho mật nhiều, không chỉ đủ cho gia đình sử dụng mà còn dư để bán, tôi mới có ý tưởng phát triển kinh tế từ nuôi ong.

Để sản phẩm mật ong có chỗ đứng trên thị trường, năm 2009, tôi đã cùng 10 hộ nuôi ong trong xã thành lập Tổ hợp tác nuôi ong Ân Phú. Đến năm 2015, chúng tôi thành lập HTX và xây dựng thành công sản phẩm VietGAP. Đầu năm 2019, HTX đăng ký tham gia sản phẩm OCOP cấp tỉnh và được công nhận vào đầu năm 2020. Đến nay, HTX Nuôi ong Ân Phú đã có 27 thành viên tham gia.

Để sản phẩm mật ong có chỗ đứng trên thị trường, năm 2009, tôi đã cùng 10 hộ nuôi ong trong xã thành lập Tổ hợp tác nuôi ong Ân Phú. Đến năm 2015, chúng tôi thành lập HTX và xây dựng thành công sản phẩm VietGAP. Đầu năm 2019, HTX đăng ký tham gia sản phẩm OCOP cấp tỉnh và được công nhận vào đầu năm 2020. Đến nay, HTX Nuôi ong Ân Phú đã có 27 thành viên tham gia.

Ong cho mật quanh năm, nhưng nhiều và chất lượng nhất vẫn là mùa Xuân. Bởi thời điểm sau tết, các loài hoa đua nhau bung nở, tạo ra nguồn phấn dồi dào cho ong làm mật. Bởi vậy mà tôi vẫn thường hay nói vui “tháng 3 là mùa làm việc tất bật của những chú ong thợ và những người nuôi ong”.

Ong cho mật quanh năm, nhưng nhiều và chất lượng nhất vẫn là mùa Xuân. Bởi thời điểm sau tết, các loài hoa đua nhau bung nở, tạo ra nguồn phấn dồi dào cho ong làm mật. Bởi vậy mà tôi vẫn thường hay nói vui “tháng 3 là mùa làm việc tất bật của những chú ong thợ và những người nuôi ong”.

Mùa này, những vườn bưởi, cam, vải... ra hoa từng chùm, phủ kín khắp các triền đồi, tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho ong.

Mùa này, những vườn bưởi, cam, vải... ra hoa từng chùm, phủ kín khắp các triền đồi, tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho ong.

Ong được tôi nuôi trong các thùng gỗ. Mỗi thùng có 4 - 5 cầu ong tùy kích thước, chứa đầy sáp và mật ong thơm ngậy. Về mùa này, những con ong thường bay lượn khắp các vườn để kiếm mật ngọt.

Ong được tôi nuôi trong các thùng gỗ. Mỗi thùng có 4 - 5 cầu ong tùy kích thước, chứa đầy sáp và mật ong thơm ngậy. Về mùa này, những con ong thường bay lượn khắp các vườn để kiếm mật ngọt.

Gia đình tôi hiện nuôi 60 đàn ong, bình quân mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 7 tạ mật, thu về khoảng 200 triệu đồng. Ngoài nguồn thu từ mật, mỗi năm, tôi còn bán được hơn 100 đàn ong giống, “bỏ túi” khoảng 85 triệu đồng. Thu nhập từ nghề nuôi ong đã giúp gia đình tôi có kinh tế ổn định, trở thành hộ khá của địa phương.

Gia đình tôi hiện nuôi 60 đàn ong, bình quân mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 7 tạ mật, thu về khoảng 200 triệu đồng. Ngoài nguồn thu từ mật, mỗi năm, tôi còn bán được hơn 100 đàn ong giống, “bỏ túi” khoảng 85 triệu đồng. Thu nhập từ nghề nuôi ong đã giúp gia đình tôi có kinh tế ổn định, trở thành hộ khá của địa phương.

Để thu hoạch được mật, tôi phải đốt một tấm bìa cứng để tạo khói, nhằm xua đuổi đàn ong trong lúc lấy mật.

Để thu hoạch được mật, tôi phải đốt một tấm bìa cứng để tạo khói, nhằm xua đuổi đàn ong trong lúc lấy mật.

Gắn bó với nghề này hơn 40 năm nên việc bị ong đốt với tôi chỉ như “muỗi đốt dây thép”. Dẫu vậy, tôi vẫn phải mặc trang phục bảo vệ đầy đủ như mũ trùm lưới kín đầu, găng tay cao su, chân mang giày... thì mới thu được mật.

Gắn bó với nghề này hơn 40 năm nên việc bị ong đốt với tôi chỉ như “muỗi đốt dây thép”. Dẫu vậy, tôi vẫn phải mặc trang phục bảo vệ đầy đủ như mũ trùm lưới kín đầu, găng tay cao su, chân mang giày... thì mới thu được mật.

Tuỳ theo từng thời điểm mà thời gian khai thác mật ong sẽ thay đổi, ong khỏe chăm hút mật thì khoảng 8 ngày là có thể thu hoạch, nhưng cũng có đàn mất tới 15 ngày.

Tuỳ theo từng thời điểm mà thời gian khai thác mật ong sẽ thay đổi, ong khỏe chăm hút mật thì khoảng 8 ngày là có thể thu hoạch, nhưng cũng có đàn mất tới 15 ngày.

Khi lấy mật, các thao tác đều được tôi làm nhẹ nhàng, cẩn thận. Có thể nói, đây là thời điểm mong chờ nhất bởi bao công sức lao động nay đã mang lại thành quả.

Khi lấy mật, các thao tác đều được tôi làm nhẹ nhàng, cẩn thận. Có thể nói, đây là thời điểm mong chờ nhất bởi bao công sức lao động nay đã mang lại thành quả.

Để đảm bảo không bị ong tấn công, tôi phải xịt khói để “ém” đàn ong “hiền” hơn, đồng thời để ong bay ra khỏi tổ, thuận tiện cho việc lấy mật trong các cầu ong.

Để đảm bảo không bị ong tấn công, tôi phải xịt khói để “ém” đàn ong “hiền” hơn, đồng thời để ong bay ra khỏi tổ, thuận tiện cho việc lấy mật trong các cầu ong.

“Ăn ngủ cùng ong” hơn 40 năm nay nên tôi hiểu tập tính của loài ong, chúng là loài vật ưa sạch sẽ. Khi trong tổ có những con ốm yếu, bị bệnh, ong thợ sẽ tha ra khỏi tổ. Ong thường bị bệnh vào mùa đông, nếu thời tiết ẩm thì bị bệnh thối ấu trùng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên 60 đàn ong của tôi luôn khỏe mạnh, cho sản lượng mật cao và chất lượng tốt.

“Ăn ngủ cùng ong” hơn 40 năm nay nên tôi hiểu tập tính của loài ong, chúng là loài vật ưa sạch sẽ. Khi trong tổ có những con ốm yếu, bị bệnh, ong thợ sẽ tha ra khỏi tổ. Ong thường bị bệnh vào mùa đông, nếu thời tiết ẩm thì bị bệnh thối ấu trùng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên 60 đàn ong của tôi luôn khỏe mạnh, cho sản lượng mật cao và chất lượng tốt.

Ong mật có hai loại là ong nội và ong ngoại. Đối với ong nội có ưu điểm là mật đặc và chất lượng tốt hơn do loại ong này chỉ hút nhụy hoa nên giá trị cao. Còn ong ngoại thì ăn tạp hơn nên mật loãng, chất lượng thấp hơn và giá trị cũng thấp hơn so với ong nội. Bởi vậy, tôi chỉ chọn nuôi ong nội để đảm bảo chất lượng của mật.

Ong mật có hai loại là ong nội và ong ngoại. Đối với ong nội có ưu điểm là mật đặc và chất lượng tốt hơn do loại ong này chỉ hút nhụy hoa nên giá trị cao. Còn ong ngoại thì ăn tạp hơn nên mật loãng, chất lượng thấp hơn và giá trị cũng thấp hơn so với ong nội. Bởi vậy, tôi chỉ chọn nuôi ong nội để đảm bảo chất lượng của mật.

Những chiếc cầu căng tràn mật ngọt là thành quả mà đàn mang lại cho tôi sau chuỗi ngày chăm nom chúng. Ong là loài vật nuôi chăm chỉ, một con ong thợ thường bay xa tổ hơn 1 km để tìm mật. Sau khi phát hiện nguồn hoa, chúng sẽ bay về tổ báo hiệu cho ong thợ còn lại bằng cách quạt cánh. Ong thợ ngoài việc phải đi lấy phấn hoa, lấy mật tự nhiên, lấy nước làm “điều hòa” cho tổ… chúng còn phải nuôi ong chúa và ong đực.

Những chiếc cầu căng tràn mật ngọt là thành quả mà đàn mang lại cho tôi sau chuỗi ngày chăm nom chúng. Ong là loài vật nuôi chăm chỉ, một con ong thợ thường bay xa tổ hơn 1 km để tìm mật. Sau khi phát hiện nguồn hoa, chúng sẽ bay về tổ báo hiệu cho ong thợ còn lại bằng cách quạt cánh. Ong thợ ngoài việc phải đi lấy phấn hoa, lấy mật tự nhiên, lấy nước làm “điều hòa” cho tổ… chúng còn phải nuôi ong chúa và ong đực.

Ong có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Vì vậy, người nuôi phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khỏe mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng.

Ong có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Vì vậy, người nuôi phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khỏe mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng.

Ong thợ sống bình quân từ 1,5 - 2 tháng, còn ong chúa sống được 2-3 năm. Tuy nhiên, thường sau 6 tháng, tôi thay ong chúa một lần để đảm bảo ong sinh sản thường xuyên.

Ong thợ sống bình quân từ 1,5 - 2 tháng, còn ong chúa sống được 2-3 năm. Tuy nhiên, thường sau 6 tháng, tôi thay ong chúa một lần để đảm bảo ong sinh sản thường xuyên.

Vào mùa cao điểm này, khoảng 8-10 ngày, tôi lại quay mật một lần. Khi đó, lượng mật trong tổ đầy, đã được ong “quạt” cho khô ráo nên sánh vàng. Vì đang vào chính vụ nên mỗi tổ ong cho khoảng 3-4 lít mật.

Vào mùa cao điểm này, khoảng 8-10 ngày, tôi lại quay mật một lần. Khi đó, lượng mật trong tổ đầy, đã được ong “quạt” cho khô ráo nên sánh vàng. Vì đang vào chính vụ nên mỗi tổ ong cho khoảng 3-4 lít mật.

Sau khi lấy các cầu mật từ tổ vào, tôi kiểm tra lại “cỗ máy” quay mật. Vì nuôi nhiều ong nên tôi sử dụng chiếc máy quay mật lớn, mỗi lần có thể quay được 6 cầu, thay vì 3 cầu như những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Sau khi lấy các cầu mật từ tổ vào, tôi kiểm tra lại “cỗ máy” quay mật. Vì nuôi nhiều ong nên tôi sử dụng chiếc máy quay mật lớn, mỗi lần có thể quay được 6 cầu, thay vì 3 cầu như những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Trước khi đưa các cầu mật vào quay, tôi phải cắt lớp sáp phía trên. Phần sáp tôi sử dụng để cấy thành những chiếc cầu mới cho ong làm mật những đợt tiếp theo.

Trước khi đưa các cầu mật vào quay, tôi phải cắt lớp sáp phía trên. Phần sáp tôi sử dụng để cấy thành những chiếc cầu mới cho ong làm mật những đợt tiếp theo.

Với kinh nghiệm nuôi ong lấy mật lâu năm, tôi nhận thấy hoa nhãn, vải, cam, bưởi sẽ cho mật màu vàng óng; hoa rừng sẽ cho mật màu đậm hơn. Và mật của những loài hoa này thường dẻo quánh, không ngọt gắt như các loại mật khác, không bị ngả màu hay đóng đường.

Với kinh nghiệm nuôi ong lấy mật lâu năm, tôi nhận thấy hoa nhãn, vải, cam, bưởi sẽ cho mật màu vàng óng; hoa rừng sẽ cho mật màu đậm hơn. Và mật của những loài hoa này thường dẻo quánh, không ngọt gắt như các loại mật khác, không bị ngả màu hay đóng đường.

Sau khi cắt hết phần sáp, các cầu ong được tôi xếp vào máy rồi quay đều để mật từ các cầu ong chảy ra ngoài.

Sau khi cắt hết phần sáp, các cầu ong được tôi xếp vào máy rồi quay đều để mật từ các cầu ong chảy ra ngoài.

Những dòng mật óng vàng, thơm lừng được kết tinh từ sự cần mẫn của những đàn ong và sự nâng niu, chăm nom của người nông dân. Vì đang đầu mùa nên ong tiết mật đều, mỗi đợt lấy mật tôi thu được khoảng 80 lít. Từ nay đến hết vụ xuân, dự kiến tôi sẽ thu được khoảng 400 lít mật. Mật ong hiện tại được tôi bán với giá 300 nghìn đồng/lít.

Những dòng mật óng vàng, thơm lừng được kết tinh từ sự cần mẫn của những đàn ong và sự nâng niu, chăm nom của người nông dân. Vì đang đầu mùa nên ong tiết mật đều, mỗi đợt lấy mật tôi thu được khoảng 80 lít. Từ nay đến hết vụ xuân, dự kiến tôi sẽ thu được khoảng 400 lít mật. Mật ong hiện tại được tôi bán với giá 300 nghìn đồng/lít.

Nghề nuôi ong chất chứa bao vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng thật ngọt ngào. Ngọt ngào từ hương của ngàn hoa, ngọt ngào trong từng giọt mật ong mang về. Và cuộc sống của những người nuôi ong như chúng tôi cũng thật thi vị khi được sống cùng ong, dần hiểu thế giới loài ong với bao điều kỳ thú.

Nghề nuôi ong chất chứa bao vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng thật ngọt ngào. Ngọt ngào từ hương của ngàn hoa, ngọt ngào trong từng giọt mật ong mang về. Và cuộc sống của những người nuôi ong như chúng tôi cũng thật thi vị khi được sống cùng ong, dần hiểu thế giới loài ong với bao điều kỳ thú.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM