Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
Nghề khoan dó trầm có thu nhập khá cao nhưng nhiều nguy hiểm và vất vả. Người dân địa phương thường ví von cái nghề không giống ai: “Ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời"...
Nghề khoan dó trầm có thu nhập khá cao nhưng nhiều nguy hiểm và vất vả. Người dân địa phương thường ví von cái nghề không giống ai: “Ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời"...
Tôi là Nguyễn Huy Hoàng, sinh ra và lớn lên tại thôn 7, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Năm nay tôi bước sang tuổi 30 và đã có gần 5 năm gắn bó với nghề khoan dó, tạo trầm. Công việc chính của tôi là dùng khoan điện để tạo thành những lỗ nhỏ dọc theo chiều dài thân cây dó bầu.
Tôi là Nguyễn Huy Hoàng, sinh ra và lớn lên tại thôn 7, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Năm nay tôi bước sang tuổi 30 và đã có gần 5 năm gắn bó với nghề khoan dó, tạo trầm. Công việc chính của tôi là dùng khoan điện để tạo thành những lỗ nhỏ dọc theo chiều dài thân cây dó bầu.
Cũng như bao nghề khác, công việc của tôi bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng. Với những khách hàng ở xa, tôi sẽ thức dậy từ 5 giờ để kịp làm việc, quãng đường đi làm của tôi có khi phải đến 15 – 20 km.
Cũng như bao nghề khác, công việc của tôi bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng. Với những khách hàng ở xa, tôi sẽ thức dậy từ 5 giờ để kịp làm việc, quãng đường đi làm của tôi có khi phải đến 15 – 20 km.
Cơ duyên đến với nghề này của tôi khá gặp may mắn. Trong khi những người khác mất hàng tháng, thậm chí hàng năm trời mới làm thành thục công việc khó khăn, nặng nhọc này thì tôi chỉ mất vỏn vẹn… 1 ngày tập sự. Mọi người trong nhóm vẫn hay khen rằng, tôi là người có năng khiếu đặc biệt với nghề này.
Cơ duyên đến với nghề này của tôi khá gặp may mắn. Trong khi những người khác mất hàng tháng, thậm chí hàng năm trời mới làm thành thục công việc khó khăn, nặng nhọc này thì tôi chỉ mất vỏn vẹn… 1 ngày tập sự. Mọi người trong nhóm vẫn hay khen rằng, tôi là người có năng khiếu đặc biệt với nghề này.
Đồ nghề để làm công việc này khá đơn giản. Gồm một chiếc khoan, dây điện, một nắm đinh được cắt từ cây thép, dài mỗi đoạn khoảng 20 - 30 cm và dây bảo hiểm. Để đầu tư các thiết bị này tôi chỉ tốn vài triệu đồng.
Đồ nghề để làm công việc này khá đơn giản. Gồm một chiếc khoan, dây điện, một nắm đinh được cắt từ cây thép, dài mỗi đoạn khoảng 20 - 30 cm và dây bảo hiểm. Để đầu tư các thiết bị này tôi chỉ tốn vài triệu đồng.
Hôm nay, tôi nhận khoan cho một khách hàng có cây dó ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, cách nhà hơn 15 km. Bắt đầu công việc, tôi khoan ở phần gốc cây trước, sau đó cắm những chiếc đinh sắt vào lỗ khoan và từ từ leo lên cây. Cứ leo đến đâu thì khoan đến đó cho đến tận phần ngọn cây.
Hôm nay, tôi nhận khoan cho một khách hàng có cây dó ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, cách nhà hơn 15 km. Bắt đầu công việc, tôi khoan ở phần gốc cây trước, sau đó cắm những chiếc đinh sắt vào lỗ khoan và từ từ leo lên cây. Cứ leo đến đâu thì khoan đến đó cho đến tận phần ngọn cây.
Trung bình, tôi sẽ làm việc khoảng 8 tiếng mỗi ngày, và hầu hết thời gian này tôi ở trên cây. Mỗi ngày, tôi có thể khoan từ 15 - 30 cây dó. Cá biệt, với những cây lớn, phải dùng kỹ thuật khoan đục (tạo lỗ to) thì có thể mỗi ngày tôi chỉ khoan được 2 – 3 cây.
Trung bình, tôi sẽ làm việc khoảng 8 tiếng mỗi ngày, và hầu hết thời gian này tôi ở trên cây. Mỗi ngày, tôi có thể khoan từ 15 - 30 cây dó. Cá biệt, với những cây lớn, phải dùng kỹ thuật khoan đục (tạo lỗ to) thì có thể mỗi ngày tôi chỉ khoan được 2 – 3 cây.
Thịt gỗ của cây dó bầu mềm, nên khá dễ khoan. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người làm nghề như tôi phải linh hoạt để đảm bảo hiệu suất công việc ở mức cao nhất. Mỗi buổi làm việc, những người thợ làm nghề thường không thể làm quá 4 giờ đồng hồ vì mệt, mỏi.
Thịt gỗ của cây dó bầu mềm, nên khá dễ khoan. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người làm nghề như tôi phải linh hoạt để đảm bảo hiệu suất công việc ở mức cao nhất. Mỗi buổi làm việc, những người thợ làm nghề thường không thể làm quá 4 giờ đồng hồ vì mệt, mỏi.
Nghề này đòi hỏi có sức khoẻ tốt do phải làm việc ở trên ngọn cây. Việc khoan sẽ lắc liên tục nên người làm nghề phải có cơ tay chắc chắn và kỹ năng khéo léo để linh hoạt khi leo trèo. Tính trung bình, mỗi ngày làm việc, tôi được trả công khoảng 400 nghìn đồng.
Nghề này đòi hỏi có sức khoẻ tốt do phải làm việc ở trên ngọn cây. Việc khoan sẽ lắc liên tục nên người làm nghề phải có cơ tay chắc chắn và kỹ năng khéo léo để linh hoạt khi leo trèo. Tính trung bình, mỗi ngày làm việc, tôi được trả công khoảng 400 nghìn đồng.
Bên cạnh người khoan, mỗi tốp thợ làm nghề tạo trầm cũng cần người quét thuốc - làm phần việc đưa chế phẩm kích thích tạo trầm vào các lỗ khoan. Do vậy, người làm nghề này thường đi theo nhóm 2 người, hoặc 4 người…
Bên cạnh người khoan, mỗi tốp thợ làm nghề tạo trầm cũng cần người quét thuốc - làm phần việc đưa chế phẩm kích thích tạo trầm vào các lỗ khoan. Do vậy, người làm nghề này thường đi theo nhóm 2 người, hoặc 4 người…
Đi cùng nhóm với tôi là anh Võ Văn Dũng (thôn 9, xã Phúc Trạch, Hương Khê). Do công việc quét thuốc ít vất vả hơn, nên thu nhập của anh Dũng cũng thấp hơn, khoảng 250 - 300 nghìn/ngày. Ngoài ra, nhóm còn có thêm 2 người khác là anh Trần Ngọc Hoàng và anh Trần Văn Hoà - cùng xã Phúc Trạch, chúng tôi phân chia công việc theo khối lượng cây mà khách hàng thuê. Hôm nay, họ đi làm cho một gia đình khác.
Đi cùng nhóm với tôi là anh Võ Văn Dũng (thôn 9, xã Phúc Trạch, Hương Khê). Do công việc quét thuốc ít vất vả hơn, nên thu nhập của anh Dũng cũng thấp hơn, khoảng 250 - 300 nghìn/ngày. Ngoài ra, nhóm còn có thêm 2 người khác là anh Trần Ngọc Hoàng và anh Trần Văn Hoà - cùng xã Phúc Trạch, chúng tôi phân chia công việc theo khối lượng cây mà khách hàng thuê. Hôm nay, họ đi làm cho một gia đình khác.
Bên cạnh việc khoan, nghề tạo trầm cũng có một số rất ít người làm công việc đục dó. Việc đục còn vất vả hơn khoan do làm thủ công hoàn toàn. Người thợ đục cũng thường có thu nhập thấp hơn so với thợ khoan do năng suất công việc thấp hơn.
Bên cạnh việc khoan, nghề tạo trầm cũng có một số rất ít người làm công việc đục dó. Việc đục còn vất vả hơn khoan do làm thủ công hoàn toàn. Người thợ đục cũng thường có thu nhập thấp hơn so với thợ khoan do năng suất công việc thấp hơn.
Nghề tạo trầm không làm quanh năm. Chúng tôi chỉ làm theo mùa, trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 của năm sau. Lý do là bởi khoan trong mùa hè cây dó dễ bị chết. Thông thường, một cây dó trầm phải trên 10 tuổi, chu vi gốc đạt hơn 60cm thì mới có thể khoan và quét chế phẩm.
Nghề tạo trầm không làm quanh năm. Chúng tôi chỉ làm theo mùa, trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 của năm sau. Lý do là bởi khoan trong mùa hè cây dó dễ bị chết. Thông thường, một cây dó trầm phải trên 10 tuổi, chu vi gốc đạt hơn 60cm thì mới có thể khoan và quét chế phẩm.
Không chỉ vất vả, nghề tạo trầm cho cây dó cũng gặp nhiều nguy hiểm do các nguy cơ trượt chân, trượt mũi khoan... Vì thế không nhiều người có thể làm nghề này.
Không chỉ vất vả, nghề tạo trầm cho cây dó cũng gặp nhiều nguy hiểm do các nguy cơ trượt chân, trượt mũi khoan... Vì thế không nhiều người có thể làm nghề này.
Theo những người làm nghề, toàn huyện Hương Khê có khoảng 50 thợ khoan đục và quét chế phẩm cây dó trầm, tập trung chủ yếu ở xã Phúc Trạch, Hương Đô và vùng lân cận…
Theo những người làm nghề, toàn huyện Hương Khê có khoảng 50 thợ khoan đục và quét chế phẩm cây dó trầm, tập trung chủ yếu ở xã Phúc Trạch, Hương Đô và vùng lân cận…
Nghề khoan dó xuất hiện ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh cách đây khoảng 20 năm từ thế hệ cha, ông chúng tôi. Tuy nhiên ngày trước, nghề này khá trầm lắng. Hiện tại, việc khoan dó đang phát triển do nhu cầu của người dân tăng cao.
Nghề khoan dó xuất hiện ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh cách đây khoảng 20 năm từ thế hệ cha, ông chúng tôi. Tuy nhiên ngày trước, nghề này khá trầm lắng. Hiện tại, việc khoan dó đang phát triển do nhu cầu của người dân tăng cao.
Đây thực chất là công việc nhằm rút ngắn thời gian tạo trầm và tăng lượng tinh dầu đối với cây dó bầu. Việc khoan trực tiếp vào thân cây với mục đích chính là tạo vết thương. Trong tự nhiên, những vết thương này do kiến, sâu, thiên tai... tạo thành.
Đây thực chất là công việc nhằm rút ngắn thời gian tạo trầm và tăng lượng tinh dầu đối với cây dó bầu. Việc khoan trực tiếp vào thân cây với mục đích chính là tạo vết thương. Trong tự nhiên, những vết thương này do kiến, sâu, thiên tai... tạo thành.
Sau khi cấy chế phẩm kích thích vào thân, cây dó bầu sẽ tự tiết ra một chất để bảo vệ vết thương – đó chính là trầm hương. Sau khi khoan, cây để càng lâu thì trầm càng đẹp. Thông thường sẽ mất tối thiểu từ 3 – 4 năm mới có thể thu hoạch.
Sau khi cấy chế phẩm kích thích vào thân, cây dó bầu sẽ tự tiết ra một chất để bảo vệ vết thương – đó chính là trầm hương. Sau khi khoan, cây để càng lâu thì trầm càng đẹp. Thông thường sẽ mất tối thiểu từ 3 – 4 năm mới có thể thu hoạch.
Tuy trầm nhân tạo thường có chất lượng và giá trị thương mại thấp hơn trầm tự nhiên, nhưng có ưu điểm đồng đều hơn và giúp người trồng rút ngắn thời gian thu hoạch.
Tuy trầm nhân tạo thường có chất lượng và giá trị thương mại thấp hơn trầm tự nhiên, nhưng có ưu điểm đồng đều hơn và giúp người trồng rút ngắn thời gian thu hoạch.
Ngoài ra, chất lượng trầm cũng phụ thuộc vào các chế phẩm, thường được người dân mua về ở các tỉnh phía nam như Đồng Nai, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế... Hiện tại những loại chế phẩm (hay còn gọi là thuốc) được người dân sử dụng không có nhãn mác, pha chế sẵn, giá mỗi lít khoảng 300 nghìn đồng.
Ngoài ra, chất lượng trầm cũng phụ thuộc vào các chế phẩm, thường được người dân mua về ở các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế... Hiện tại những loại chế phẩm (hay còn gọi là thuốc) được người dân sử dụng không có nhãn mác, pha chế sẵn, giá mỗi lít khoảng 300 nghìn đồng.
Chúng tôi vẫn luôn tự hào rằng, nghề của mình đã giúp bà con rút ngắn thời gian thu hoạch đối với cây dó trầm, giúp người dân có thêm thu nhập mỗi năm. Đồng thời, góp phần tạo ra sản phẩm nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế tác, chế biến trầm hương trên địa bàn.
Chúng tôi vẫn luôn tự hào rằng, nghề của mình đã giúp bà con rút ngắn thời gian thu hoạch đối với cây dó trầm, giúp người dân có thêm thu nhập mỗi năm. Đồng thời, góp phần tạo ra sản phẩm nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế tác, chế biến trầm hương trên địa bàn.