Xã hội

"Viên gạch hồng" sưởi ấm mùa đông ở Hà Tĩnh

Bài & Ảnh: Giang Nam • 05:15 24/12/2020

Dù ngày tễ, tết hay mưa gió, chị Hoàng Thị Nhung cùng với các cán bộ và nhân viên ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh vẫn thay nhau túc trực chăm sóc sức khỏe các đối tượng yếu thế.

Dù ngày tễ, tết hay mưa gió, chị Hoàng Thị Nhung cùng với các cán bộ và nhân viên ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh vẫn thay nhau túc trực chăm sóc sức khỏe các đối tượng yếu thế.

12 năm gắn bó với Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh, công việc của chị Hoàng Thị Nhung (SN 1984) là quản lý, phục vụ từng bữa ăn cho hơn 100 đối tượng là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng tự nguyện. Chị thường đến trung tâm từ tờ mờ sáng, nơi có những người luôn mong chờ chị như người thân đi xa về.

12 năm gắn bó với Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh, công việc của chị Hoàng Thị Nhung (SN 1984) là quản lý, phục vụ từng bữa ăn cho hơn 100 đối tượng là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng tự nguyện. Chị thường đến trung tâm từ tờ mờ sáng, nơi có những người luôn mong chờ chị như người thân đi xa về.

Các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng ở trung tâm chủ yếu là người già, người khuyết tật, bại não nên việc tổ chức bữa ăn phải đúng giờ. Vì vậy, có mặt ở trung tâm, công việc đầu tiên của chị là bắt tay ngay vào chế biến bữa ăn sáng.

Các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng ở trung tâm chủ yếu là người già, người khuyết tật, bại não nên việc tổ chức bữa ăn phải đúng giờ. Vì vậy, có mặt ở trung tâm, công việc đầu tiên của chị là bắt tay ngay vào chế biến bữa ăn sáng.

6 giờ 30 phút, từng khẩu phần ăn được chị Nhung chia đến cho các cụ và những người khác. “Ở nơi đây, những cán bộ của trung tâm đều dành tình cảm đặc biệt, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng như chính người thân của mình”, chị Nhung chia sẻ.

6 giờ 30 phút, từng khẩu phần ăn được chị Nhung chia đến cho các cụ và những người khác. “Ở nơi đây, những cán bộ của trung tâm đều dành tình cảm đặc biệt, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng như chính người thân của mình”, chị Nhung chia sẻ.

Sau bữa ăn sáng, chị Nhung cùng các đồng nghiệp tiếp tục công việc chế biến để chuẩn bị cho bữa trưa. Chị Nhung cho biết: “Chất lượng bữa ăn rất quan trọng đối với sức khỏe của các cụ, các bác đã tuổi cao hoặc bị bệnh tật đang được chăm sóc tại dây. Bởi vậy, Không chỉ cân đối thực đơn cho hợp khẩu vị mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng”.

Sau bữa ăn sáng, chị Nhung cùng các đồng nghiệp tiếp tục công việc chế biến để chuẩn bị cho bữa trưa. Chị Nhung cho biết: “Chất lượng bữa ăn rất quan trọng đối với sức khỏe của các cụ, các bác đã tuổi cao hoặc bị bệnh tật đang được chăm sóc tại dây. Bởi vậy, Không chỉ cân đối thực đơn cho hợp khẩu vị mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng”.

Hôm nay, thực đơn bữa trưa cho những người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng ở trung tâm gồm: chả giò kho, bí đỏ xào và canh cải thịt. Các món ăn được chị Nhung và đồng nghiệp sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hôm nay, thực đơn bữa trưa cho những người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng ở trung tâm gồm: chả giò kho, bí đỏ xào và canh cải thịt. Các món ăn được chị Nhung và đồng nghiệp sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với những người đang ốm đau hoặc cần phải ăn kiêng theo phác đồ điều trị của y, bác sỹ, các chị phải chuẩn bị chế độ riêng. Ngoài ra, chị Nhung cùng đồng nghiệp cũng không nề hà khi chiều lòng các cụ chuẩn bị những bữa ăn chay vào ngày mồng 1, ngày 15 (âm lịch) hằng tháng.

Với những người đang ốm đau hoặc cần phải ăn kiêng theo phác đồ điều trị của y, bác sỹ, các chị phải chuẩn bị chế độ riêng. Ngoài ra, chị Nhung cùng đồng nghiệp cũng không nề hà khi chiều lòng các cụ chuẩn bị những bữa ăn chay vào ngày mồng 1, ngày 15 (âm lịch) hằng tháng.

“Công việc mỗi ngày cứ đều đặn, quanh quẩn với thế giới của những người ốm đau, già cả, bệnh tật. Thế nên, người làm nghề công tác xã hội, ngoài chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phải thực sự yêu nghề, có trách nhiệm cao với nghề mình đã chọn”, chị Nhung cho biết.

“Công việc mỗi ngày cứ đều đặn, quanh quẩn với thế giới của những người ốm đau, già cả, bệnh tật. Thế nên, người làm nghề công tác xã hội, ngoài chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phải thực sự yêu nghề, có trách nhiệm cao với nghề mình đã chọn”, chị Nhung cho biết.

Ngày ngày thầm lặng với nỗi vất vả nhọc nhằn, niềm vui của chị Nhung đó là những người chịu nhiều thiệt thòi tại trung tâm được chăm sóc, động viên, an ủi; được chia sẻ những cảnh đời riêng để cùng nhau chống chọi với tuổi già, bệnh tật, tìm niềm vui trong cuộc sống

Ngày ngày thầm lặng với nỗi vất vả nhọc nhằn, niềm vui của chị Nhung đó là những người chịu nhiều thiệt thòi tại trung tâm được chăm sóc, động viên, an ủi; được chia sẻ những cảnh đời riêng để cùng nhau chống chọi với tuổi già, bệnh tật, tìm niềm vui trong cuộc sống

Mỗi bữa cơm, chị Nhung thường xuống phòng ăn, phòng ở của những cụ không thể đi lại được để xem mọi người ăn có ngon không, ngủ có được sâu không. Gặp chị Nhung, ai cũng vui vẻ phấn khởi chào... Bà H.T.C ở thành phố Hà Tĩnh bị tai biến mạch máu não. Sau gần 2 năm được chăm sóc, nuôi dưỡng và tập luyện, nay bà C đã tự xúc cơm ăn.

Mỗi bữa cơm, chị Nhung thường xuống phòng ăn, phòng ở của những cụ không thể đi lại được để xem mọi người ăn có ngon không, ngủ có được sâu không. Gặp chị Nhung, ai cũng vui vẻ phấn khởi chào... Bà H.T.C ở thành phố Hà Tĩnh bị tai biến mạch máu não. Sau gần 2 năm được chăm sóc, nuôi dưỡng và tập luyện, nay bà C đã tự xúc cơm ăn.

“Những người đến đây đã quá thiệt thòi và đáng thương nên sự vất vả của mình có đáng gì. Chúng tôi thường động viên nhau cố gắng thêm một chút để bù đắp thiệt thòi cho những mảnh đời kia”, chị Nhung chia sẻ.

“Những người đến đây đã quá thiệt thòi và đáng thương nên sự vất vả của mình có đáng gì. Chúng tôi thường động viên nhau cố gắng thêm một chút để bù đắp thiệt thòi cho những mảnh đời kia”, chị Nhung chia sẻ.

Bên cạnh chuẩn bị bữa ăn tươm tất, chị Nhung cùng đồng nghiệp luôn tranh thủ trò chuyện, tâm sự giúp các cụ thoải mái, có thêm niềm vui an ủi tuổi già. Sự gắn kết được vun đắp mỗi ngày trong ngôi nhà chung giúp cho các cụ thêm niềm vui trong những năm tháng tuổi già.

Bên cạnh chuẩn bị bữa ăn tươm tất, chị Nhung cùng đồng nghiệp luôn tranh thủ trò chuyện, tâm sự giúp các cụ thoải mái, có thêm niềm vui an ủi tuổi già. Sự gắn kết được vun đắp mỗi ngày trong ngôi nhà chung giúp cho các cụ thêm niềm vui trong những năm tháng tuổi già.

Ngoài công việc chính là phục vụ ở nhà bếp, mỗi ngày, chị Nhung còn hỗ trợ các chị em ở các bộ phận khác làm rất nhiều việc, từ dọn phòng, cho các cụ ăn, thay quần áo, tắm rửa đến chăm sóc, điều trị bệnh, phục hồi chức năng... Chị chẳng bao giờ nề hà việc gì, chỉ mong sao những ngày làm việc cần mẫn của các chị góp thêm một viên gạch hồng để ngôi nhà chung luôn vững chãi, ấm áp.

Ngoài công việc chính là phục vụ ở nhà bếp, mỗi ngày, chị Nhung còn hỗ trợ các chị em ở các bộ phận khác làm rất nhiều việc, từ dọn phòng, cho các cụ ăn, thay quần áo, tắm rửa đến chăm sóc, điều trị bệnh, phục hồi chức năng... Chị chẳng bao giờ nề hà việc gì, chỉ mong sao những ngày làm việc cần mẫn của các chị góp thêm một viên gạch hồng để ngôi nhà chung luôn vững chãi, ấm áp.

Tính tình vui vẻ, hiền hậu, thường dành thời gian gần gũi với các cụ nên chị Nhung luôn là người các cụ bà trò chuyên, tâm tình. Càng gắn bó với trung tâm, các cụ càng hiểu thêm nỗi vất vả của cán bộ, nhân viên nên yêu quý các chị như con.

Tính tình vui vẻ, hiền hậu, thường dành thời gian gần gũi với các cụ nên chị Nhung luôn là người các cụ bà trò chuyên, tâm tình. Càng gắn bó với trung tâm, các cụ càng hiểu thêm nỗi vất vả của cán bộ, nhân viên nên yêu quý các chị như con.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa, 81 tuổi, ở xã Điền Mỹ (Hương Khê), người đã sống tại trung tâm hơn 15 năm qua chia sẻ: “Trung tâm đã trở thành ngôi nhà chung ấm áp, nghĩa tình mà tôi và rất nhiều mảnh đời khó khăn gắn bó suốt nhiều năm qua. Với tôi, Nhung và cán bộ trung tâm là những người con. Bởi “các con” đã mang đến cho chúng tôi cảm giác được sống trong một gia đình”.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa, 81 tuổi, ở xã Điền Mỹ (Hương Khê), người đã sống tại trung tâm hơn 15 năm qua chia sẻ: “Trung tâm đã trở thành ngôi nhà chung ấm áp, nghĩa tình mà tôi và rất nhiều mảnh đời khó khăn gắn bó suốt nhiều năm qua. Với tôi, Nhung và cán bộ trung tâm là những người con. Bởi “các con” đã mang đến cho chúng tôi cảm giác được sống trong một gia đình”.

“Hằng tuần, chị em thay phiên nhau trực đêm nhưng ít khi chúng tôi được ngủ một mạch đến sáng vì các cụ ở đây sức yếu, nhẹ thì đau đầu, đau bụng, nặng thì đang đêm phải đưa vào viện. Những lúc đó, trung tâm lại cắt cử người vào viện chăm sóc các cụ. Những lúc như vậy chúng tôi biết các cụ cần tình yêu thương, sự chăm sóc biết nhường nào. Và chúng tôi lại càng thương các cụ nhiều hơn" - chị Nhung cho hay.

“Hằng tuần, chị em thay phiên nhau trực đêm nhưng ít khi chúng tôi được ngủ một mạch đến sáng vì các cụ ở đây sức yếu, nhẹ thì đau đầu, đau bụng, nặng thì đang đêm phải đưa vào viện. Những lúc đó, trung tâm lại cắt cử người vào viện chăm sóc các cụ. Những lúc như vậy chúng tôi biết các cụ cần tình yêu thương, sự chăm sóc biết nhường nào. Và chúng tôi lại càng thương các cụ nhiều hơn" - chị Nhung cho hay.

Những ngày rét đậm kéo dài, chị Nhung thường xuống từng phòng để đắp thêm cho các cụ tấm chăm cho đủ ấm. Chị bảo: “Mỗi người có những “ngả đường” khác nhau để đến với trung tâm, có người còn con cái nhưng không ở cùng được, có người không có người thân nào để cậy nhờ. Trong những ngày đông giá lạnh, các cụ càng cần sự quan tâm chăm sóc ân cần nhất”.

Những ngày rét đậm kéo dài, chị Nhung thường xuống từng phòng để đắp thêm cho các cụ tấm chăm cho đủ ấm. Chị bảo: “Mỗi người có những “ngả đường” khác nhau để đến với trung tâm, có người còn con cái nhưng không ở cùng được, có người không có người thân nào để cậy nhờ. Trong những ngày đông giá lạnh, các cụ càng cần sự quan tâm chăm sóc ân cần nhất”.

Làm việc từ sáng sớm, nhoáng cái lại đến bữa chiều, khi các cụ đã ăn xong cũng là lúc chị Nhung cùng đồng nghiệp dọn rửa, vệ sinh khu vực bếp ăn và chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau. “Tôi ước gì một ngày có nhiều hơn 24 tiếng để làm được nhiều việc hơn”. Cuộc sống của các cụ như những ngọn đèn sắp tắt. Thế nên, bù đắp được phần nào cho họ là chúng tôi cố gắng phần đó”, chị Nhung chia sẻ

Làm việc từ sáng sớm, nhoáng cái lại đến bữa chiều, khi các cụ đã ăn xong cũng là lúc chị Nhung cùng đồng nghiệp dọn rửa, vệ sinh khu vực bếp ăn và chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau. “Tôi ước gì một ngày có nhiều hơn 24 tiếng để làm được nhiều việc hơn”. Cuộc sống của các cụ như những ngọn đèn sắp tắt. Thế nên, bù đắp được phần nào cho họ là chúng tôi cố gắng phần đó”, chị Nhung chia sẻ

18 giờ, khi trung tâm lên đèn, chị Nhung mới hoàn thành công việc trở về nhà. Chồng chị là bộ đội xa nhà nên chị phải lo toan sắp xếp, vừa lo tròn việc xã hội, vừa chăm lo cho gia đình nhỏ. Dẫu không thường xuyên hỗ trợ bớt nỗi vất vả của vợ nhưng anh luôn ủng hộ và yêu thương, động viên tiếp thêm động lực để chị làm tốt nhiệm vụ của mình.

18 giờ, khi trung tâm lên đèn, chị Nhung mới hoàn thành công việc trở về nhà. Chồng chị là bộ đội xa nhà nên chị phải lo toan sắp xếp, vừa lo tròn việc xã hội, vừa chăm lo cho gia đình nhỏ. Dẫu không thường xuyên hỗ trợ bớt nỗi vất vả của vợ nhưng anh luôn ủng hộ và yêu thương, động viên tiếp thêm động lực để chị làm tốt nhiệm vụ của mình.

Thay chồng lo tròn việc nhà, sau một ngày vất vả, chị Nhung lại vội vàng chạy về để kịp giờ đón con, ghé qua chợ mua thức ăn cho bữa cơm tối. Các con còn nhỏ, đang tuổi ăn học nên công việc ở nhà của chị Nhung cũng hết sức bận rộn, đòi hỏi sự đảm đang và sắp xếp khéo léo.

Thay chồng lo tròn việc nhà, sau một ngày vất vả, chị Nhung lại vội vàng chạy về để kịp giờ đón con, ghé qua chợ mua thức ăn cho bữa cơm tối. Các con còn nhỏ, đang tuổi ăn học nên công việc ở nhà của chị Nhung cũng hết sức bận rộn, đòi hỏi sự đảm đang và sắp xếp khéo léo.

Dẫu bận rộn, chị Nhung vẫn luôn cố gắng dành thời gian kèm hai 2 con học bài. Những vất vả nhọc nhằn cũng tan biến khi được nhìn các con trưởng thành mỗi ngày. Và chị như được tiếp thêm năng lượng để hôm sau lại tiếp tục với những công việc không tên ở ngôi nhà thứ 2, nơi có những người mong chờ chị như chờ người con hiếu thảo của mình.

Dẫu bận rộn, chị Nhung vẫn luôn cố gắng dành thời gian kèm hai 2 con học bài. Những vất vả nhọc nhằn cũng tan biến khi được nhìn các con trưởng thành mỗi ngày. Và chị như được tiếp thêm năng lượng để hôm sau lại tiếp tục với những công việc không tên ở ngôi nhà thứ 2, nơi có những người mong chờ chị như chờ người con hiếu thảo của mình.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM