Núi Hồng - Sông La

Lão ngư Hà Tĩnh hơn 30 năm “bắt bệnh” tàu thuyền

Bài & Ảnh: Văn Chung • 05:30 26/11/2020

Tôi tên là Nguyễn Tiến Huyền (SN 1970), thường được ngư dân Cẩm Nhượng gọi là “lão ngư Huyền”. Sinh ra trong một gia đình lấy nghề đi biển làm nghiệp mưu sinh ở làng chài Cửa Nhượng, lớn lên bên mạn thuyền, hơn ai hết tôi thấu hiểu nỗi vất vả và cả sự hiểm nguy của ngư dân khi tàu thuyền bị hỏng hóc.

Tôi tên là Nguyễn Tiến Huyền (SN 1970), thường được ngư dân Cẩm Nhượng gọi là “lão ngư Huyền”. Sinh ra trong một gia đình lấy nghề đi biển làm nghiệp mưu sinh ở làng chài Cửa Nhượng, lớn lên bên mạn thuyền, hơn ai hết tôi thấu hiểu nỗi vất vả và cả sự hiểm nguy của ngư dân khi tàu thuyền bị hỏng hóc.

Ngày trước, cả huyện Cẩm Xuyên chỉ có một điểm sửa chữa tàu thuyền. Mỗi lần thấy ngư dân đưa tàu thuyền đi sửa, phải chờ cả tuần liền mới đến lượt, lỡ cả những chuyến vươn khơi, tôi đã hứa với bản thân sau này lớn lên sẽ tự mở một xưởng sửa tàu và tôi đã thực hiện được giấc mơ đó.

Ngày trước, cả huyện Cẩm Xuyên chỉ có một điểm sửa chữa tàu thuyền. Mỗi lần thấy ngư dân đưa tàu thuyền đi sửa, phải chờ cả tuần liền mới đến lượt, lỡ cả những chuyến vươn khơi, tôi đã hứa với bản thân sau này lớn lên sẽ tự mở một xưởng sửa tàu và tôi đã thực hiện được giấc mơ đó.

Tôi gắn bó với nghề sửa tàu thuyền từ năm 9 tuổi. Ngày ấy, cha và ông nội đã dạy nghề cho tôi, bắt đầu từ việc làm quen với những công đoạn sửa thuyền như: phân loại ván, chọn đinh... Càng học, càng hành nghề, tôi càng thấy yêu nghề hơn. Mỗi lần được đụng vào máy móc tàu thuyền đều cho tôi cảm giác khám phá và hào hứng.

Tôi gắn bó với nghề sửa tàu thuyền từ năm 9 tuổi. Ngày ấy, cha và ông nội đã dạy nghề cho tôi, bắt đầu từ việc làm quen với những công đoạn sửa thuyền như: phân loại ván, chọn đinh... Càng học, càng hành nghề, tôi càng thấy yêu nghề hơn. Mỗi lần được đụng vào máy móc tàu thuyền đều cho tôi cảm giác khám phá và hào hứng.

Để sửa được một chiếc thuyền hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn và công đoạn nào cũng cực nhọc, cần cả sức vóc và sự kiên trì. Thế nhưng, khó khăn nhất vẫn là lúc đưa tàu thuyền lên bờ. Dù hiện nay tôi đã trang bị thêm đường ray bằng sắt, máy kéo... nhưng thợ vẫn mất khá nhiều công sức để đưa tàu thuyền lên đúng vị trí để sửa chữa, bảo dưỡng.

Để sửa được một chiếc thuyền hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn và công đoạn nào cũng cực nhọc, cần cả sức vóc và sự kiên trì. Thế nhưng, khó khăn nhất vẫn là lúc đưa tàu thuyền lên bờ. Dù hiện nay tôi đã trang bị thêm đường ray bằng sắt, máy kéo... nhưng thợ vẫn mất khá nhiều công sức để đưa tàu thuyền lên đúng vị trí để sửa chữa, bảo dưỡng.

Sống với nghề hàng chục năm, tôi đã trải qua nhiều vui buồn trong quá trình “chữa bệnh” cho tàu thuyền. Không gian làm việc của tôi chủ yếu là trên những chiếc tàu thuyền, buồng máy. Dẫu vậy, không khi nào thấy nhàm chán bởi tôi đang được làm việc với niềm đam mê, tâm huyết của mình.

Sống với nghề hàng chục năm, tôi đã trải qua nhiều vui buồn trong quá trình “chữa bệnh” cho tàu thuyền. Không gian làm việc của tôi chủ yếu là trên những chiếc tàu thuyền, buồng máy. Dẫu vậy, không khi nào thấy nhàm chán bởi tôi đang được làm việc với niềm đam mê, tâm huyết của mình.

Chiếc đinh, máy bào, máy cắt, đục, thước đo... là những dụng cụ không thể thiếu của tôi trong quá trình “bắt bệnh” cho tàu thuyền và tôi xem chúng như báu vật của mình. Thời gian của tôi hầu như đều gắn liền với gỗ ván, búa đinh cùng cơ số máy móc. Đó là những người bạn đồng hành thầm lặng của tôi trong suốt hành trình dài với nghề.

Chiếc đinh, máy bào, máy cắt, đục, thước đo... là những dụng cụ không thể thiếu của tôi trong quá trình “bắt bệnh” cho tàu thuyền và tôi xem chúng như báu vật của mình. Thời gian của tôi hầu như đều gắn liền với gỗ ván, búa đinh cùng cơ số máy móc. Đó là những người bạn đồng hành thầm lặng của tôi trong suốt hành trình dài với nghề.

“Bệnh” phổ biến nhất mà tôi thường gặp đó là mũi thuyền, má thuyền thường bị sóng biển làm hư hỏng nặng. Việc của tôi là phải đo chiều dài các cạnh một cách cẩn thận nhất để khi lên ván không bị lệch. Công đoạn tưởng chừng đơn giản này không dễ thực hiện nếu người thợ thiếu kinh nghiệm.

“Bệnh” phổ biến nhất mà tôi thường gặp đó là mũi thuyền, má thuyền thường bị sóng biển làm hư hỏng nặng. Việc của tôi là phải đo chiều dài các cạnh một cách cẩn thận nhất để khi lên ván không bị lệch. Công đoạn tưởng chừng đơn giản này không dễ thực hiện nếu người thợ thiếu kinh nghiệm.

Những mảnh ván bị sóng đánh vỡ, tôi phải tỉ mẩn và khéo léo nắn, vá, để từng lớp được khớp với nhau và không sai mắt nào.

Những mảnh ván bị sóng đánh vỡ, tôi phải tỉ mẩn và khéo léo nắn, vá, để từng lớp được khớp với nhau và không sai mắt nào.

Làm nghề này phải bền bỉ, suốt ngày phơi nắng, nhất là công đoạn tháo và đóng bulong tốn rất nhiều sức lực. Để có thể bật tung được những con bulong to như ngón chân cái ra khỏi thân một con thuyền cũ kỹ, tôi phải giáng những nhát búa rắn rỏi, dứt khoát và khéo léo.

Làm nghề này phải bền bỉ, suốt ngày phơi nắng, nhất là công đoạn tháo và đóng bulong tốn rất nhiều sức lực. Để có thể bật tung được những con bulong to như ngón chân cái ra khỏi thân một con thuyền cũ kỹ, tôi phải giáng những nhát búa rắn rỏi, dứt khoát và khéo léo.

Với những công đoạn khó như cố định lại phần máy móc của thuyền, ép ván vào mạn thuyền, tôi phải cần đến sự giúp đỡ của nhiều người. Vất vả là vậy nhưng chúng tôi chẳng nề hà, trong lòng lúc nào cũng chung quyết tâm sẵn sàng để những con thuyền sớm rẽ sóng vươn khơi.

Với những công đoạn khó như cố định lại phần máy móc của thuyền, ép ván vào mạn thuyền, tôi phải cần đến sự giúp đỡ của nhiều người. Vất vả là vậy nhưng chúng tôi chẳng nề hà, trong lòng lúc nào cũng chung quyết tâm sẵn sàng để những con thuyền sớm rẽ sóng vươn khơi.

Nhanh chóng, nhẹ nhàng, cẩn thận đến từng chi tiết, nhiều năm qua, tôi luôn làm hài lòng tất cả những chủ tàu thuyền khi họ chọn tôi làm “ông lang” cho “cần câu cơm”, cũng là khối tài sản lớn nhất của gia đình. Thế nhưng, ít người biết rằng để có được sự tin tưởng đó, tôi đã trải qua không ít khó khăn mà nhiều lần tôi tưởng đã phải buông xuôi, bỏ cuộc.

Nhanh chóng, nhẹ nhàng, cẩn thận đến từng chi tiết, nhiều năm qua, tôi luôn làm hài lòng tất cả những chủ tàu thuyền khi họ chọn tôi làm “ông lang” cho “cần câu cơm”, cũng là khối tài sản lớn nhất của gia đình. Thế nhưng, ít người biết rằng để có được sự tin tưởng đó, tôi đã trải qua không ít khó khăn mà nhiều lần tôi tưởng đã phải buông xuôi, bỏ cuộc.

Thi thoảng trong lúc làm, tôi lại dành những phút tĩnh lặng ngắm những con sóng đang dạt vào bờ rồi trăn trở về nghề đã cưu mang gia đình mình. Nghề sửa chữa tàu thuyền không có khái niệm về thời gian, không gian, mà phải sống với nghề với tất cả tình yêu và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của bà con ngư dân.

Thi thoảng trong lúc làm, tôi lại dành những phút tĩnh lặng ngắm những con sóng đang dạt vào bờ rồi trăn trở về nghề đã cưu mang gia đình mình. Nghề sửa chữa tàu thuyền không có khái niệm về thời gian, không gian, mà phải sống với nghề với tất cả tình yêu và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của bà con ngư dân.

Nhờ tình yêu đó mà xưởng sửa chữa tàu thuyền của tôi ngày càng đông khách. Đặc biệt, có nhiều chủ tàu gắn bó với tôi từ lúc tôi mới bắt đầu lập nghiệp đến nay. Hiện tại, xưởng có 3 thợ cùng tham gia sửa chữa tàu thuyền.

Nhờ tình yêu đó mà xưởng sửa chữa tàu thuyền của tôi ngày càng đông khách. Đặc biệt, có nhiều chủ tàu gắn bó với tôi từ lúc tôi mới bắt đầu lập nghiệp đến nay. Hiện tại, xưởng có 3 thợ cùng tham gia sửa chữa tàu thuyền.

Ông Trần Kim Hòa (SN 1960, trú thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng) là người thợ lành nghề, với gần 50 năm kinh nghiệm. Ông gắn bó với xưởng của tôi hơn 20 năm nay. Theo ông nội học nghề từ năm 10 tuổi, đến nay đã ngũ tuần, ông Hòa giờ đây “nhắm mắt cũng vào ván đều, đẹp, không sai một tấm nào”.

Ông Trần Kim Hòa (SN 1960, trú thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng) là người thợ lành nghề, với gần 50 năm kinh nghiệm. Ông gắn bó với xưởng của tôi hơn 20 năm nay. Theo ông nội học nghề từ năm 10 tuổi, đến nay đã ngũ tuần, ông Hòa giờ đây “nhắm mắt cũng vào ván đều, đẹp, không sai một tấm nào”.

Xưởng của tôi nhận sửa những chiếc tàu thuyền công suất vài chục đến vài trăm CV. Mỗi năm tôi có thể sửa hơn 20 chiếc thuyền vỏ gỗ, với chí phí từ 30 - 40 triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng.

Xưởng của tôi nhận sửa những chiếc tàu thuyền công suất vài chục đến vài trăm CV. Mỗi năm tôi có thể sửa hơn 20 chiếc thuyền vỏ gỗ, với chí phí từ 30 - 40 triệu đồng cho đến vài trăm triệu đồng.

Tùy theo mức độ hỏng hóc của tàu thuyền mà có chiếc chỉ sửa trong vòng vài giờ nhưng cũng có chiếc mất vài buổi, thậm chí vài tháng. Khi đã nhận việc, những người thợ sửa thuyền chúng tôi tập trung nhân lực, thời gian với mong muốn làm thế nào để hoàn thành sản phẩm sớm nhất, giúp ngư dân tiếp tục vươn khơi.

Tùy theo mức độ hỏng hóc của tàu thuyền mà có chiếc chỉ sửa trong vòng vài giờ nhưng cũng có chiếc mất vài buổi, thậm chí vài tháng. Khi đã nhận việc, những người thợ sửa thuyền chúng tôi tập trung nhân lực, thời gian với mong muốn làm thế nào để hoàn thành sản phẩm sớm nhất, giúp ngư dân tiếp tục vươn khơi.

Thậm chí, có những lúc cần sửa chữa gấp cho chiếc tàu, tôi còn không kịp ngủ. Sáng hôm sau, khi hoàn thành, nhận được lời cảm ơn chân thành của chủ thuyền, tôi không còn thấy mệt nữa và cứ như thế tình yêu nghề càng được bồi đắp thêm.

Thậm chí, có những lúc cần sửa chữa gấp cho chiếc tàu, tôi còn không kịp ngủ. Sáng hôm sau, khi hoàn thành, nhận được lời cảm ơn chân thành của chủ thuyền, tôi không còn thấy mệt nữa và cứ như thế tình yêu nghề càng được bồi đắp thêm.

Là người từng nhiều lần được ông Huyền chèo thuyền ra giữa khơi ứng cứu trong đêm, anh Nguyễn Tiến Trúc (SN 1975, trú thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: “Nhiều lần khi vào gần đến bờ, thuyền bị sự cố máy, không thể di chuyển, tôi chỉ biết nhờ đến sự giúp đỡ của ông Huyền. Ông là người rất tâm huyết với nghề, sẵn sàng vượt sóng dữ trong đêm để giúp bà con ngư dân cập bến an toàn".

Là người từng nhiều lần được ông Huyền chèo thuyền ra giữa khơi ứng cứu trong đêm, anh Nguyễn Tiến Trúc (SN 1975, trú thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: “Nhiều lần khi vào gần đến bờ, thuyền bị sự cố máy, không thể di chuyển, tôi chỉ biết nhờ đến sự giúp đỡ của ông Huyền. Ông là người rất tâm huyết với nghề, sẵn sàng vượt sóng dữ trong đêm để giúp bà con ngư dân cập bến an toàn".

Tuy nghề khá vất vả nhưng đổi lại thu nhập mà nghề mang lại cho tôi mỗi ngày khoảng 300 - 500 nghìn đồng. Với nguồn thu nhập này giúp tôi trang trải cuộc sống gia đình. Từ nghề sửa chữa tàu thuyền, tôi đã nuôi dạy được các con ăn học trưởng thành.

Tuy nghề khá vất vả nhưng đổi lại thu nhập mà nghề mang lại cho tôi mỗi ngày khoảng 300 - 500 nghìn đồng. Với nguồn thu nhập này giúp tôi trang trải cuộc sống gia đình. Từ nghề sửa chữa tàu thuyền, tôi đã nuôi dạy được các con ăn học trưởng thành.

Tôi có 3 người con, cháu đầu hiện đang học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi vẫn thường hay bảo với vợ rằng: "Thôi thì cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề, để không phụ nghề đã nuôi sống cả gia đình mình suốt gần cả cuộc đời”.

Tôi có 3 người con, cháu đầu hiện đang học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi vẫn thường hay bảo với vợ rằng: "Thôi thì cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề, để không phụ nghề đã nuôi sống cả gia đình mình suốt gần cả cuộc đời”.

Tôi luôn tự hào về mình, người thợ làm nghề kiến tạo, duy tu để những chiếc thuyền được vững chắc, giúp ngư dân yên tâm bám biển.

Tôi luôn tự hào về mình, người thợ làm nghề kiến tạo, duy tu để những chiếc thuyền được vững chắc, giúp ngư dân yên tâm bám biển.

Không chỉ làm nghề để lo miếng cơm manh áo mà chúng tôi - mỗi người thợ sửa chữa tàu thuyền cũng giống như những chiến sĩ đang bảo vệ ngư trường, biển đảo quê hương, đồng hành tiếp sức cho những chiếc “chiến mã” của ngư dân đủ khả năng đương đầu với sóng gió biển khơi.

Không chỉ làm nghề để lo miếng cơm manh áo mà chúng tôi - mỗi người thợ sửa chữa tàu thuyền cũng giống như những chiến sĩ đang bảo vệ ngư trường, biển đảo quê hương, đồng hành tiếp sức cho những chiếc “chiến mã” của ngư dân đủ khả năng đương đầu với sóng gió biển khơi.

Với tôi, niềm vui lớn nhất trong suốt hơn 40 năm gắn bó với nghề là được nhìn thấy những chiếc thuyền tự tay mình “bắt bệnh” bình an trở về sau mỗi chuyến biển, trên khoang thuyền đầy ắp cá tôm. Bến cá quê hương tôi lại rộn niềm vui đón “lộc biển”. Và đó là niềm tự hào, là động lực để tôi tiếp tục giữ nghề truyền thống của quê hương.

Với tôi, niềm vui lớn nhất trong suốt hơn 40 năm gắn bó với nghề là được nhìn thấy những chiếc thuyền tự tay mình “bắt bệnh” bình an trở về sau mỗi chuyến biển, trên khoang thuyền đầy ắp cá tôm. Bến cá quê hương tôi lại rộn niềm vui đón “lộc biển”. Và đó là niềm tự hào, là động lực để tôi tiếp tục giữ nghề truyền thống của quê hương.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM