Mong tiếng trống trò Kiều vọng mãi...
“Tôi là Nguyễn Huýnh, năm nay tôi 73 tuổi, ở thôn Hải Hoa, xã Xuân Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). 47 năm nay, tôi là người kế nhiệm, gìn giữ, phát huy trò Kiều ở quê hương mình...”.
“Tôi là Nguyễn Huýnh, năm nay tôi 73 tuổi, ở thôn Hải Hoa, xã Xuân Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). 47 năm nay, tôi là người kế nhiệm, gìn giữ, phát huy trò Kiều ở quê hương mình...”.
Để truyền thống trò Kiều trên đất Xuân Liên không bị mai một, tôi vẫn luôn động viên và dìu dắt thế hệ trẻ luyện tập, biểu diễn trò Kiều. Sắp tới sẽ đến lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, chúng tôi đang luyện tập lại màn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” để ra mắt bà con trong dịp lễ. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ có buổi tổng duyệt cuối cùng trước lúc lên sân khấu...
Để truyền thống trò Kiều trên đất Xuân Liên không bị mai một, tôi vẫn luôn động viên và dìu dắt thế hệ trẻ luyện tập, biểu diễn trò Kiều. Sắp tới sẽ đến lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, chúng tôi đang luyện tập lại màn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” để ra mắt bà con trong dịp lễ. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ có buổi tổng duyệt cuối cùng trước lúc lên sân khấu...
Là chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB), với vai trò chỉ đạo các màn diễn đúng yêu cầu, tôi luôn bám sát kịch bản để hướng dẫn, nhắc nhở các thành viên. Sáng nay, tôi thức dậy từ lúc sáng sớm để soát lại kịch bản màn diễn của ngày hôm nay.
Là chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB), với vai trò chỉ đạo các màn diễn đúng yêu cầu, tôi luôn bám sát kịch bản để hướng dẫn, nhắc nhở các thành viên. Sáng nay, tôi thức dậy từ lúc sáng sớm để soát lại kịch bản màn diễn của ngày hôm nay.
Bức vẽ “Dãy núi Trường Sơn” này tôi thực hiện năm 1971 tại chiến trường Quảng Trị, nơi tôi từng tham gia chiến đấu. Lúc đó, khoảnh khắc yên tĩnh giữa hai trận đánh, nhớ nhà, nhớ quê hương, tôi đã vẽ bức hình này và gấp vào trong tập kịch bản trò Kiều mình mang theo. Về sau, thời gian khiến cuốn trò Kiều bị ố mốc nên tôi chép sang quyển mới, bức vẽ tôi phô tô lại đính vào như gìn giữ một kỷ niệm...
Bức vẽ “Dãy núi Trường Sơn” này tôi thực hiện năm 1971 tại chiến trường Quảng Trị, nơi tôi từng tham gia chiến đấu. Lúc đó, khoảnh khắc yên tĩnh giữa hai trận đánh, nhớ nhà, nhớ quê hương, tôi đã vẽ bức hình này và gấp vào trong tập kịch bản trò Kiều mình mang theo. Về sau, thời gian khiến cuốn trò Kiều bị ố mốc nên tôi chép sang quyển mới, bức vẽ tôi phô tô lại đính vào như gìn giữ một kỷ niệm...
Đây là vợ tôi, bà ấy tên là Lê Thị Hạc, 72 tuổi. Nói theo cách bọn trẻ bây giờ, bà ấy là “fan cứng” của tôi. Bà mê tôi vì 2 lẽ, một là tháng 2/1967, tôi cùng đội dân quân, du kích xã Xuân Liên bắn cháy tàu Mỹ trên biển Nghi Xuân lập chiến công lớn cho xã, thứ 2 là tôi hát vai Kim Trọng hay nhất đội trò Kiều.
Đây là vợ tôi, bà ấy tên là Lê Thị Hạc, 72 tuổi. Nói theo cách bọn trẻ bây giờ, bà ấy là “fan cứng” của tôi. Bà mê tôi vì 2 lẽ, một là tháng 2/1967, tôi cùng đội dân quân, du kích xã Xuân Liên bắn cháy tàu Mỹ trên biển Nghi Xuân lập chiến công lớn cho xã, thứ 2 là tôi hát vai Kim Trọng hay nhất đội trò Kiều.
Sáng nay, bà ấy cũng là người thức tôi dậy sớm, nấu nướng cho tôi rồi còn chuẩn bị đạo cụ để tôi đi tập Kiều.
Sáng nay, bà ấy cũng là người thức tôi dậy sớm, nấu nướng cho tôi rồi còn chuẩn bị đạo cụ để tôi đi tập Kiều.
Lấy nhau gần 50 năm, có với nhau 5 đứa con, nay đã trưởng thành, bà ấy vẫn luôn động viên, hỗ trợ tôi gìn giữ truyền thống văn hóa trò Kiều của làng...
Lấy nhau gần 50 năm, có với nhau 5 đứa con, nay đã trưởng thành, bà ấy vẫn luôn động viên, hỗ trợ tôi gìn giữ truyền thống văn hóa trò Kiều của làng...
Tuy là buổi tập, chiều mới diễn chính thức nhưng chúng tôi vẫn thực hiện hóa trang để có thể lấy được cảm xúc nhân vật tốt nhất. Không có người hóa trang riêng nên chúng tôi thường tự hóa trang, hoặc vẽ mặt giúp nhau. Tôi vẫn thường hay giúp nghệ nhân Hồ Sỹ Diệp (69 tuổi, trong ảnh) đóng vai Hồ Tôn Hiến, vẽ râu, lông mày...
Tuy là buổi tập, chiều mới diễn chính thức nhưng chúng tôi vẫn thực hiện hóa trang để có thể lấy được cảm xúc nhân vật tốt nhất. Không có người hóa trang riêng nên chúng tôi thường tự hóa trang, hoặc vẽ mặt giúp nhau. Tôi vẫn thường hay giúp nghệ nhân Hồ Sỹ Diệp (69 tuổi, trong ảnh) đóng vai Hồ Tôn Hiến, vẽ râu, lông mày...
Ngày trẻ, tôi đóng Kim Trọng nhưng 4 năm nay, tôi chuyển sang đóng vai Từ Hải. Phần vì tuổi cao, phần vì truyền cho lớp trẻ kế tục.
Ngày trẻ, tôi đóng Kim Trọng nhưng 4 năm nay, tôi chuyển sang đóng vai Từ Hải. Phần vì tuổi cao, phần vì truyền cho lớp trẻ kế tục.
Trong khi chúng tôi còn bận hóa trang thì một số thành viên khác đã tranh thủ tập với nhau. Điều đáng mừng là 5 năm nay, CLB đã tìm được một số gương mặt mới có niềm đam mê để trao truyền trò Kiều. Cô Nguyễn Thiên Lý (áo hồng) trong vai Kiều và cô Nguyễn Thị Vịnh (áo xanh) vai Hoạn Thư, cả hai đều có thanh sắc và đam mê với trò Kiều.
Trong khi chúng tôi còn bận hóa trang thì một số thành viên khác đã tranh thủ tập với nhau. Điều đáng mừng là 5 năm nay, CLB đã tìm được một số gương mặt mới có niềm đam mê để trao truyền trò Kiều. Cô Nguyễn Thiên Lý (áo hồng) trong vai Kiều và cô Nguyễn Thị Vịnh (áo xanh) vai Hoạn Thư, cả hai đều có thanh sắc và đam mê với trò Kiều.
Buổi tập hôm nay diễn ra ở nhà của chị Nguyễn Thị Vịnh (42 tuổi). Chị Vịnh không chỉ đam mê, diễn tốt mà còn bỏ nhiều công sức để giúp đỡ các thành viên trong CLB.
Buổi tập hôm nay diễn ra ở nhà của chị Nguyễn Thị Vịnh (42 tuổi). Chị Vịnh không chỉ đam mê, diễn tốt mà còn bỏ nhiều công sức để giúp đỡ các thành viên trong CLB.
Sau các màn tập, thành viên của màn diễn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” của CLB trò Kiều chúng tôi đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn tổng duyệt vào chiều nay...
Sau các màn tập, thành viên của màn diễn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” của CLB trò Kiều chúng tôi đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn tổng duyệt vào chiều nay...
Đây là bàn thờ Phật Quan Âm và cũng là bàn thờ tổ của trò Kiều tại nhà tôi. Sau buổi tập, chúng tôi ngồi lại hội ý, sau đó mỗi người về nhà nghỉ ngơi. Lúc này là 14h30, mọi thành viên đã tập trung tại nhà tôi để chuẩn bị diễn duyệt màn "Thúy Kiều báo ân, báo oán".
Đây là bàn thờ Phật Quan Âm và cũng là bàn thờ tổ của trò Kiều tại nhà tôi. Sau buổi tập, chúng tôi ngồi lại hội ý, sau đó mỗi người về nhà nghỉ ngơi. Lúc này là 14h30, mọi thành viên đã tập trung tại nhà tôi để chuẩn bị diễn duyệt màn "Thúy Kiều báo ân, báo oán".
Đã thành thông lệ, trước mỗi lần diễn chúng tôi lại đỏ đèn, thắp hương khấn vái Phật Quan Âm và tổ nghiệp phù hộ cho buổi diễn tốt đẹp và trò Kiều được lưu truyền mãi đến con cháu đời sau...
Đã thành thông lệ, trước mỗi lần diễn chúng tôi lại đỏ đèn, thắp hương khấn vái Phật Quan Âm và tổ nghiệp phù hộ cho buổi diễn tốt đẹp và trò Kiều được lưu truyền mãi đến con cháu đời sau...
Tôi và các thành viên CLB luôn cảm thấy hạnh phúc và yêu công việc của mình hơn khi mỗi buổi biểu diễn dù chính thức hay tập luyện đều có bà con trong thôn đến xem. Đó là động lực để tôi tiếp tục giữ gìn và cống hiến cho Trò Kiều...
Tôi và các thành viên CLB luôn cảm thấy hạnh phúc và yêu công việc của mình hơn khi mỗi buổi biểu diễn dù chính thức hay tập luyện đều có bà con trong thôn đến xem. Đó là động lực để tôi tiếp tục giữ gìn và cống hiến cho Trò Kiều...
Màn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” mở đầu bằng cảnh Từ Hải do tôi đóng đón Kiều từ lầu xanh trở về.
Màn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” mở đầu bằng cảnh Từ Hải do tôi đóng đón Kiều từ lầu xanh trở về.
Sau đó, Hồ Tôn Hiến xuất hiện...
Sau đó, Hồ Tôn Hiến xuất hiện...
... và hai bên đã có một cuộc giao đấu.
... và hai bên đã có một cuộc giao đấu.
Phần kết của màn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” là Từ Hải giúp Kiều báo được ân oán của mình. Trong đó, lớp diễn xử Hoạn Thư là lớp chúng tôi tâm đắc nhất. Bản thân diễn viên đóng vai Hoạn Thư cũng rất nghiêm túc, say mê khi tìm đọc các tài liệu để diễn cho ra nhân vật con nhà quyền quý, vừa học thức vừa khôn ngoan, thông minh nhưng máu ghen tuông đến mức độc ác...
Phần kết của màn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” là Từ Hải giúp Kiều báo được ân oán của mình. Trong đó, lớp diễn xử Hoạn Thư là lớp chúng tôi tâm đắc nhất. Bản thân diễn viên đóng vai Hoạn Thư cũng rất nghiêm túc, say mê khi tìm đọc các tài liệu để diễn cho ra nhân vật con nhà quyền quý, vừa học thức vừa khôn ngoan, thông minh nhưng máu ghen tuông đến mức độc ác...
Làng chài Xuân Liên chúng tôi gần 1 thế kỷ nay vẫn luôn dành tình yêu lớn cho trò Kiều. Người dân từ già tới trẻ qua nhiều thế hệ vẫn không ngừng đam mê Kiều, cứ mỗi lần trò Kiều gióng trống mở hội, dân làng lại nô nức đến xem. Bản thân tôi vẫn luôn cháy hết mình nhưng tuổi già sức yếu khiến nhiều lúc tôi mong mình chỉ là người đứng sau cánh gà trao truyền cho thể hệ trẻ...
Làng chài Xuân Liên chúng tôi gần 1 thế kỷ nay vẫn luôn dành tình yêu lớn cho trò Kiều. Người dân từ già tới trẻ qua nhiều thế hệ vẫn không ngừng đam mê Kiều, cứ mỗi lần trò Kiều gióng trống mở hội, dân làng lại nô nức đến xem. Bản thân tôi vẫn luôn cháy hết mình nhưng tuổi già sức yếu khiến nhiều lúc tôi mong mình chỉ là người đứng sau cánh gà trao truyền cho thể hệ trẻ...