Núi hồng - Sông la

Nuôi ong “du mục” dưới tán rừng keo ở Hà Tĩnh

Bài & Ảnh: Giang Nam - Trình bày: Công Ngọc • 14:45 - 26/8/2020

Vất vả rong ruổi khắp vùng miền theo những mùa hoa, người nuôi ong “du mục” nay đây mai đó. Công việc hằng ngày của họ gắn liền với từng con ong, những giọt mật sánh vàng ở nơi núi rừng hẻo lánh.

Vất vả rong ruổi khắp vùng miền theo những mùa hoa, người nuôi ong “du mục” nay đây mai đó. Công việc hằng ngày của họ gắn liền với từng con ong, những giọt mật sánh vàng ở nơi núi rừng hẻo lánh.

Từ tháng 4 hàng năm, tại khu vực rừng keo, tràm thuộc địa phận xã Nam Điền (Thạch Hà), gần chục người nuôi ong ở các tỉnh Tây Nguyên đến đây dựng lán trại tạm để nuôi ong lấy mật.

Từ tháng 4 hàng năm, tại khu vực rừng keo, tràm thuộc địa phận xã Nam Điền (Thạch Hà), gần chục người nuôi ong ở các tỉnh Tây Nguyên đến đây dựng lán trại tạm để nuôi ong lấy mật.

Anh Nguyễn Đình Ba ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa ở miền Nam, ong không cho mật lại dễ chết nên anh cùng các “thợ ong” di chuyển đàn ra Hà Tĩnh lấy mật.

Anh Nguyễn Đình Ba ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa ở miền Nam, ong không cho mật lại dễ chết nên anh cùng các “thợ ong” di chuyển đàn ra Hà Tĩnh lấy mật.

Theo anh Ba, nghề nuôi ong “du mục” vừa gian nan và tiềm ẩn nhiều rủi ro. "Đi nhiều địa phương làm mật nhưng ở Hà Tĩnh chúng tôi cảm thấy an tâm làm ăn vì không có nạn trấn lột, bảo kê hay trộm cắp. Người làm nghề này không ngại khó, ngại khổ, chỉ ngại xa gia đình”, anh Ba chia sẻ.

Theo anh Ba, nghề nuôi ong “du mục” vừa gian nan và tiềm ẩn nhiều rủi ro. "Đi nhiều địa phương làm mật nhưng ở Hà Tĩnh chúng tôi cảm thấy an tâm làm ăn vì không có nạn trấn lột, bảo kê hay trộm cắp. Người làm nghề này không ngại khó, ngại khổ, chỉ ngại xa gia đình”, anh Ba chia sẻ.

Chia sẻ về nghề, anh Ba cho hay: “Công việc nuôi ong hàng ngày gồm: Kiểm tra đàn ong xem có dấu hiệu bất thường hay bệnh tật phát sinh để có hướng xử lý, cho ong ăn và quay lấy mật. Nói thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng lúc làm việc phải tỷ mỷ, cẩn thận, nếu lơ là sẽ dẫn đến thất bại chỉ trong gang tấc".

Chia sẻ về nghề, anh Ba cho hay: “Công việc nuôi ong hàng ngày gồm: Kiểm tra đàn ong xem có dấu hiệu bất thường hay bệnh tật phát sinh để có hướng xử lý, cho ong ăn và quay lấy mật. Nói thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng lúc làm việc phải tỷ mỷ, cẩn thận, nếu lơ là sẽ dẫn đến thất bại chỉ trong gang tấc".

Cũng theo anh Ba, mùa nắng nóng ở Hà Tĩnh là thời điểm cuống lá keo, tràm cho mật nhiều nhất. Với hơn 250 tổ ong, mùa vụ khai thác mật ở Hà Tĩnh, anh thu được hơn 5 tấn mật.

Cũng theo anh Ba, mùa nắng nóng ở Hà Tĩnh là thời điểm cuống lá keo, tràm cho mật nhiều nhất. Với hơn 250 tổ ong, mùa vụ khai thác mật ở Hà Tĩnh, anh thu được hơn 5 tấn mật.

Cách trại nuôi ong của anh Ba hơn 12km, là trại của anh Lê Văn Thắng ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Anh Thắng có 8 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi ong “du mục”. Hiện, trại của anh đang nuôi hơn 300 tổ ong. Anh Thắng cho biết, hiện đã cuối mùa mật keo nên anh phải cho ong ăn. Thành phần của thức ăn được làm từ bột đậu nành rang, đường và phấn hoa trộn đều với nhau.

Cách trại nuôi ong của anh Ba hơn 12km, là trại của anh Lê Văn Thắng ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Anh Thắng có 8 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi ong “du mục”. Hiện, trại của anh đang nuôi hơn 300 tổ ong. Anh Thắng cho biết, hiện đã cuối mùa mật keo nên anh phải cho ong ăn. Thành phần của thức ăn được làm từ bột đậu nành rang, đường và phấn hoa trộn đều với nhau.

Theo anh Thắng, chi phí đầu tư 1 tổ ong (thùng) thấp nhất cũng 300.000 đồng, hoàn thiện thì mất cả triệu đồng, riêng tiền mua 1 con ong chúa không dưới 6 triệu đồng. Bên cạnh đó, các bệnh thối ấu trùng, đau bụng trên ong cũng khiến các anh mất ngủ vì lo.

Theo anh Thắng, chi phí đầu tư 1 tổ ong (thùng) thấp nhất cũng 300.000 đồng, hoàn thiện thì mất cả triệu đồng, riêng tiền mua 1 con ong chúa không dưới 6 triệu đồng. Bên cạnh đó, các bệnh thối ấu trùng, đau bụng trên ong cũng khiến các anh mất ngủ vì lo.

Tuỳ theo từng thời điểm mà thời gian khai thác mật ong sẽ thay đổi. “Ong mạnh thì chăm khoảng 8 ngày là có thể thu hoạch, nhưng cũng có đàn mất 15 ngày mới có thể lấy mật”, anh Thắng chia sẻ.

Tuỳ theo từng thời điểm mà thời gian khai thác mật ong sẽ thay đổi. “Ong mạnh thì chăm khoảng 8 ngày là có thể thu hoạch, nhưng cũng có đàn mất 15 ngày mới có thể lấy mật”, anh Thắng chia sẻ.

Để thu được mật, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn khá phức tạp. “Thợ ong” phải mặc trang phục bảo vệ đặc biệt như mũ trùm lưới kín đầu, găng tay cao su, chân mang ủng...

Để thu được mật, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn khá phức tạp. “Thợ ong” phải mặc trang phục bảo vệ đặc biệt như mũ trùm lưới kín đầu, găng tay cao su, chân mang ủng...

...Rồi phun khói vào từng cầu ong để ong di chuyển sang cầu khác. “Mình phun khói sẽ khiến đàn ong ”ngoan ngoãn" hơn vì chúng bị cay mắt, không thấy người để đốt”, anh Thắng cho biết.

...Rồi phun khói vào từng cầu ong để ong di chuyển sang cầu khác. “Mình phun khói sẽ khiến đàn ong ”ngoan ngoãn" hơn vì chúng bị cay mắt, không thấy người để đốt”, anh Thắng cho biết.

...sau đó, người thợ tiếp tục phun nước vào tổ để ong ướt cánh không thể bay lên tấn công người lấy mật. "Loài ong này bình thường rất hiền, nhưng khi tổ bị "xâm phạm" chúng trở nên hung dữ hơn. Nọc độc của ong này ít độc, ít khi chích vào người mà chẳng may bị chích thì chỉ đau, nhức 1 thời gian ngắn", anh Thắng cho biết thêm.

...sau đó, người thợ tiếp tục phun nước vào tổ để ong ướt cánh không thể bay lên tấn công người lấy mật. "Loài ong này bình thường rất hiền, nhưng khi tổ bị "xâm phạm" chúng trở nên hung dữ hơn. Nọc độc của ong này ít độc, ít khi chích vào người mà chẳng may bị chích thì chỉ đau, nhức 1 thời gian ngắn", anh Thắng cho biết thêm.

Chính vụ mật keo, tràm, mỗi tổ người nuôi ong để khoảng 10 cầu ong, trung bình khoảng 50 cầu ong cho ra gần 20 lít mật. Anh Ba cho biết, mỗi năm một thợ nuôi ong “du mục” có thể sản xuất được 12-15 tấn mật, giá trung bình mỗi kg mật dao động từ 40-70 nghìn đồng. Thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/tháng.

Chính vụ mật keo, tràm, mỗi tổ người nuôi ong để khoảng 10 cầu ong, trung bình khoảng 50 cầu ong cho ra gần 20 lít mật. Anh Ba cho biết, mỗi năm một thợ nuôi ong “du mục” có thể sản xuất được 12-15 tấn mật, giá trung bình mỗi kg mật dao động từ 40-70 nghìn đồng. Thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/tháng.

Mật ong của đàn ong nuôi trong rừng keo, tràm thường có màu vàng nhạt và vị ngọt dịu. Theo anh Ba, mật ong nuôi trong rừng keo, tràm nên cũng đặc biệt hơn so với những nơi khác vì nó hoàn toàn tự nhiên, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Mật ong của đàn ong nuôi trong rừng keo, tràm thường có màu vàng nhạt và vị ngọt dịu. Theo anh Ba, mật ong nuôi trong rừng keo, tràm nên cũng đặc biệt hơn so với những nơi khác vì nó hoàn toàn tự nhiên, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Sau đó cầu ong được lấy ra khỏi tổ và được gánh cầu về địa điểm quay mật rồi xử lý cắt bớt lớp sáp bảo vệ để mật chảy được mới cho vào thùng quay.

Sau đó cầu ong được lấy ra khỏi tổ và được gánh cầu về địa điểm quay mật rồi xử lý cắt bớt lớp sáp bảo vệ để mật chảy được mới cho vào thùng quay.

Giống ong nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài, sau khi ong lấy mật về luyện chín (đủ để thu hoạch, mật không non) và sáp phủ kín khoảng 2/3 cầu và mật được quay ngay tại điểm nuôi nên đảm bảo độ tươi và độ sánh vàng.

Giống ong nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài, sau khi ong lấy mật về luyện chín (đủ để thu hoạch, mật không non) và sáp phủ kín khoảng 2/3 cầu và mật được quay ngay tại điểm nuôi nên đảm bảo độ tươi và độ sánh vàng.

Cách thu hoạch mật ong phổ biến là dùng thùng quay mật, sử dụng lực ly tâm để mật ong từ lỗ tổ ong bắn ra ngoài. Người quay mật cũng phải đều tay cho mật chảy đều.

Cách thu hoạch mật ong phổ biến là dùng thùng quay mật, sử dụng lực ly tâm để mật ong từ lỗ tổ ong bắn ra ngoài. Người quay mật cũng phải đều tay cho mật chảy đều.

Sau khi thu hoạch, mật ong được công ty đến tận nơi thu mua và đưa đi kiểm nghiệm ở một đơn vị chuyên kiểm tra chất lượng mật ong. Khi mật đạt chuẩn, sẽ lấy mật lọc, tách nước đóng chai, bán trong nước hoặc xuất khẩu.

Sau khi thu hoạch, mật ong được công ty đến tận nơi thu mua và đưa đi kiểm nghiệm ở một đơn vị chuyên kiểm tra chất lượng mật ong. Khi mật đạt chuẩn, sẽ lấy mật lọc, tách nước đóng chai, bán trong nước hoặc xuất khẩu.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM