Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?
Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?
Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?
Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?
Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Trong những năm qua, với việc triển khai đồng thời nhiều giải pháp trong công tác quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, Hà Tĩnh cơ bản không để phát sinh các điểm nóng về KTKS trái phép. Tuy nhiên, để thực sự đẩy lùi và tiến tới chấm dứt vấn nạn này phải cần sự vào cuộc quyết liệt, cứng rắn, hiệu quả, có trách nhiệm cao hơn của các ngành chức năng.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Các ngành chức năng, nhất là cấp xã cần vào cuộc quyết liệt hơn với vấn nạn khai thác tài nguyên trái phép, tránh tình trạng xử lý theo kiểu “cho có” nhằm đối phó với dư luận.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Phó Chánh Thanh tra Sở TN&MT Lê Tài Tuấn cho hay: Từ khi các tổ công tác, tổ liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập đã phát hiện, xử lý rất nhiều vụ việc về hoạt động khai thác đất, cát trái phép, góp phần ngăn ngừa, chấn chỉnh, siết chặt công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Vì thế, cần thiết phải tiếp tục duy trì các tổ liên ngành để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động KTKS trái phép. Đồng thời, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các phương tiện khai thác, vận chuyển cát trên các tuyến sông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, phương tiện hoạt động trên sông không đăng ký, đăng kiểm theo quy định. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể chuyển sang xử lý hình sự.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Đội CSGT đường Thủy - Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh bắt giữ vụ khai thác, vận chuyển cát trái phép ở sông Ngàn Sâu, xã Hà Linh, huyện Hương Khê.

Với các vị trí, khu vực giáp ranh thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép, lực lượng CSGT đường thủy và Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường nên có quy chế phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An để tăng cường kiểm tra, tuần tra ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Ngoài ra, các địa phương, ban, ngành cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các bến cát, bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD). Kiên quyết chấm dứt, giải tỏa các địa điểm trái phép. Ngành chuyên môn có biện pháp quản lý chặt chẽ hóa đơn thuế đối với việc mua bán đất, cát; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, sử dụng bất hợp pháp, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với các vật liệu này.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Do quá bức xúc trước hành vi khai thác cát trộm của Trần Văn Cường (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ) trên sông Ngàn Phố nên ngày 12/12/2018, người dân thôn Vĩnh Khánh, xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ đã đốt sà lan khai thác cát lậu của đối tượng này (ảnh trái). Đối tượng Trần Văn Cường sau đó bị TAND tỉnh Hà Tĩnh xử phạt 50 triệu đồng và 12 tháng tù treo về tội Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (ảnh phải).

“Trong nhiều năm qua, ngành chức năng đã phát hiện hàng trăm vụ việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép nhưng phần lớn chỉ xử phạt hành chính, rất ít trường hợp bị khởi tố hình sự. So với lợi nhuận “khủng” từ việc khai thác tài nguyên trái phép thì số tiền bị phạt là rất nhỏ, khiến các đối tượng tái phạm. Thế nên, cần thiết phải có chế tài xử lý đủ sức răn đe” - Phó Chánh Thanh tra Sở TN&MT nhận định.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Thống kê từ Sở TN&MT cho thấy, từ năm 2015 tới nay, Hà Tĩnh tổ chức đấu giá thành công 34 mỏ khoáng sản làm VLXD. Tới nay, có 12 mỏ đã được cấp phép khai thác, những mỏ còn lại đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục cần thiết. Theo tính toán, hiện nay, công suất khai thác các mỏ làm đất san lấp mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, còn với cát xây dựng thì chỉ đáp ứng được khoảng 5 - 10% nhu cầu thực tế.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Việc thanh, kiểm tra các bãi tập kết vật liệu xây dựng cũng góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác đất, cát phép.

“Việc đấu giá quyền KTKS để cấp phép khai thác có những thời điểm triển khai chậm đã tác động trực tiếp đến việc mất cân đối cung - cầu nguồn VLXD cung cấp cho thị trường đối với một số địa phương, khu vực” - Trưởng phòng Khoáng sản Sở TN&MT Nguyễn Văn Thành nhìn nhận.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Mặt khác, việc khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép mang lại nguồn lợi nhuận cao nên các tổ chức, cá nhân tìm đủ mọi cách để trục lợi. Do không mất một khoản thuế, phí nào nên vấn nạn này còn ảnh hưởng tới quá trình hoạt động, kinh doanh của những đơn vị, doanh nghiệp chân chính được chính quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Tình trạng lợi dụng xây dựng nông thôn mới để khai thác đất trái phép vẫn còn diễn ra ở các địa phương.

Để giải quyết vấn đề cốt lõi về “cung - cầu” đối với 2 loại VLXD là đất và cát, ông Nguyễn Văn Thành cho biết: Những tháng đầu năm 2021, Hà Tĩnh đã tổ chức đấu giá thành công 17 mỏ, trong đó có 13 mỏ đất, 3 mỏ cát và 1 mỏ đất sét. Khi số mỏ này được cấp phép khai thác, cùng với số lượng mỏ đã khai thác trước đó sẽ góp phần đáp ứng thêm nhu cầu VLXD trên địa bàn.

Sở TN&MT cũng đang tiến hành đánh giá tiềm năng, xác định giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước và tổ chức đấu giá quyền khai thác 10 mỏ khoáng sản (6 mỏ đất, 3 mỏ đá và 1 mỏ cát) theo kế hoạch đấu giá năm 2021 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 25/3 vừa qua. “Với những dự án, công trình trọng điểm cần nhu cầu về đất san lấp, cát xây dựng với trữ lượng lớn, Sở TN&MT đã yêu cầu các huyện, thị xã tiến hành rà soát, bổ sung các khu vực khoáng sản vào quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường” - ông Nguyễn Văn Thành thông tin.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Xỉ thép là vật liệu tốt để thay thế cho vật liệu xây dựng truyền thống đang ngày một cạn kiệt.

Ngoài ra, hiện nay, tro xỉ, xỉ thép của Nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh và Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 sau khi qua phân định đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đã được phép sử dụng như các loại vật liệu thông thường khác để san lấp mặt bằng làm đường giao thông, sản xuất bê tông, phụ gia xi măng. Về lâu dài, tro xỉ và xỉ thép sẽ có thể thay thế nguồn VLXD truyền thống như đất, cát vốn đang ngày càng cạn kiệt.

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Để ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép cần sự vào cuộc đồng bộ của các ngành chức năng.

“Nếu triển khai đồng bộ các giải pháp, vừa “mạnh tay” xử lý vi phạm, vừa tiến hành rà soát, bổ sung các khu vực khoáng sản vào quy hoạch khoáng sản làm VLXD và đẩy mạnh đấu giá quyền khai thác các mỏ sẽ dần đẩy lùi và tiến tới chấm dứt vấn nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép” - Trưởng phòng Khoáng sản Sở TN&MT Hà Tĩnh tin tưởng.

Trong các ngày 18 - 25/4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC05) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với công an các địa phương phát hiện 3 vụ khai thác đất trái phép tại thôn 6, xã Sơn Lĩnh (Hương Sơn), thôn Đông Thịnh, xã Hồng (Lộc Hà) và thôn Minh Châu, xã Lâm Hợp (huyện Kỳ Anh). Các vụ việc hiện đang được xử lý theo quy định của pháp luật.

thiết kế: huy tùng

Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?
Khai thác tài nguyên trái phép, vấn nạn cần sớm dẹp bỏ (bài 3): Cách nào để chấm dứt vi phạm?

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast