Xây dựng Đảng

Anh cover PC.jpg
Tit bai 1.jpg

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Unit Đỏ.png
Title Page (1).jpg

Những năm qua, các cấp ủy Đảng ở Hà Tĩnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung vào cuộc để xóa thôn, tổ dân phố (TDP) không có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép. Đảng bộ tỉnh đã tập trung thực hiện tốt Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo, đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo” và khẳng định đưa mục tiêu xóa thôn, TDP không có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép trong nghị quyết các kỳ đại hội đảng bộ các cấp từ năm 2005 đến nay.

Khen thưởng, động viên các điển hình tiên tiến là một trong những cách làm hiệu quả để huyện Hương Sơn ươm mầm “hạt giống đỏ”.

Khen thưởng, động viên các điển hình tiên tiến là một trong những cách làm hiệu quả để huyện Hương Sơn ươm mầm “hạt giống đỏ”.

Hà Tĩnh cũng đã có nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo, lãnh đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và công tác xóa “trắng”, xóa “ghép” ở vùng đặc thù nói riêng. Trong số đó có thể kể đến: Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 19/8/2009 của BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh (khóa XVI) về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 27/4/2018 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 30/9/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Kế hoạch số 07-KH/TW; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 14/6/2024 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong tình hình mới.

_Trích dẫn 1.jpg

Ông Nguyễn Như Dũng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: “Xác định phát triển đảng viên, thành lập chi bộ ở các thôn, TDP là nhiệm vụ quan trọng để đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã nỗ lực xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, chú trọng phát triển đảng viên, xóa thôn “trắng” đảng viên, xóa chi bộ sinh hoạt ghép. Nhờ sự nỗ lực, kiên trì và có các giải pháp linh hoạt, sáng tạo, công tác phát triển đảng viên và thành lập chi bộ ở các vùng khó khăn đã có những chuyển biến tích cực, nhiều địa phương điển hình được biểu dương, nhiều cách làm hay được lan tỏa, nhân rộng”.

Đối với Đảng bộ huyện Hương Khê, bà Từ Thị Hòa - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy trao đổi: “Chúng tôi luôn xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên vùng có đạo, dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng. Thời gian qua, Huyện ủy đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề về phát triển đảng viên và thành lập chi bộ; tăng cường vận động quần chúng vào Đảng; có kế hoạch phát triển đảng viên từng năm cho mỗi đảng bộ; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng tập hợp đoàn viên, hội viên của các đoàn thể...”.

2.jpg
3.jpg
1.jpg
Các địa phương ở Hà Tĩnh gắn phát triển đảng viên và thành lập chi bộ với thúc đẩy phát triển KT – XH ở vùng đồng bào công giáo, dân tộc để xóa “trắng”, xóa “ghép” hiệu quả. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Lào Thưng, thôn Phú Lâm, xã Phú Gia (Hương Khê) nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các đơn vị trên địa bàn, qua đó, góp phần nâng cao đời sống.

Tại Hương Sơn, khâu tạo nguồn ở vùng đặc thù đã được quan tâm từ nhiều năm qua, trong đó có mục tiêu mỗi năm phát triển 2-3 đảng viên là người có đạo và dân tộc thiểu số. Cùng đó, huyện vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chi bộ, đảng viên và các đoàn thể về tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng ở vùng giáo và đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao trách nhiệm lựa chọn, bồi dưỡng, giới thiệu bổ sung nguồn lực cho Đảng.

Ông Phạm Trọng Giáp - Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Hương Sơn cho biết: “BTV Huyện ủy đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng và thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, hướng dẫn, nhắc nhở các đảng bộ, chi bộ trực thuộc thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, trách nhiệm”.

5.jpg
4.jpg
BĐBP Cầu Treo và ông Trần Đình Hải - Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo họ Kim Sơn (thứ 3 từ trái sang) động viên bà con thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn) tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu để có những quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng.

Một trong những giải pháp được nhiều đảng bộ cơ sở có đông đồng bào công giáo và người dân tộc thực hiện hiệu quả trong thời gian qua nhằm xóa “trắng”, xóa “ghép” đó là tăng cường đảng viên là cán bộ xã về thôn. Trong số này có thể kể đến xã Bình An (Lộc Hà) điều động 6 cán bộ xã để thành lập Chi bộ thôn 5 và Chi bộ thôn 6 (mỗi chi bộ 3 người); Đảng bộ xã Xuân Lộc (Can Lộc) điều động 5 công chức xã về Chi bộ thôn Bình Mỹ; Đảng bộ xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh) điều động 5 đảng viên là cán bộ, công chức xã về Chi bộ thôn Đông Yên; Đảng bộ xã Quang Thọ (Vũ Quang) điều động 6 cán bộ xã về Chi bộ thôn 6 và 7.

Title Page.jpg

Huyện Hương Sơn hiện có 94/241 thôn, TDP có đồng bào công giáo (với 12.775 người, chiếm hơn 11% dân số) và 61 thôn có đồng bào dân tộc thiểu số (với 770 nhân khẩu, chiếm 0,8% dân số). Tập trung phát triển đảng viên, nhất là đảng viên vùng đặc thù, thời gian qua, Đảng bộ đã kết nạp được 10 đảng viên vùng giáo (hiện có tổng số 60 đảng viên) và 16 đảng viên vùng dân tộc thiểu số (hiện có 19 đảng viên). Những “hạt giống” này được coi là nguồn lực quan trọng để bổ sung cho các tổ chức hạt nhân chính trị ở cơ sở tại những vùng đặc thù, nhất là ở các xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Giang, Sơn Tiến, Sơn Ninh, Sơn Tây...

10.jpg
Đảng bộ Trường THPT Hương Sơn tổ chức kết nạp Đảng cho những học sinh ưu tú năm học 2023 – 2024, góp phần bổ sung nguồn lực cho các chi bộ nông thôn, nhất là vùng có đạo, dân tộc.
Front.jpg

Huyện Hương Khê cũng có 30% dân số là đồng bào công giáo và gần 300 hộ với 1.020 nhân khẩu là người dân tộc Mường, Chứt, Lào, Hoa; trong đó, 67 thôn có đồng bào theo đạo và 4 thôn, bản đồng bào dân tộc sinh sống tập trung. Từ năm 2014 đến nay, toàn huyện kết nạp được 26 đảng viên có đạo (tổng 151 người) và 21 đảng viên dân tộc thiểu số (tổng 32 người), nhiều nhất toàn tỉnh. Cùng đó, huyện thành lập được 2 chi bộ: Chi bộ thôn 2, xã Hương Giang (thôn giáo toàn tòng) và Chi bộ bản Rào Tre, xã Hương Liên (dân tộc Chứt). Đến thời điểm này, Hương Khê đã có 66 chi bộ vùng giáo và 3 chi bộ vùng đồng bào dân tộc. Hiện, Đảng bộ xã Hương Giang đang gấp rút xóa tình trạng sinh hoạt ghép ở Chi bộ thôn 1, Chi bộ thôn 2 đang bồi dưỡng nguồn để kết nạp đảng viên mới. Cùng đó là kết nạp thêm 2 đảng viên người Chứt (đã có 1 đảng viên vừa mới được kết nạp), tiến hành thành lập Chi bộ Bản Giàng 2 (xã Hương Vĩnh) vào thời gian tới. Với lộ trình này, năm 2024, Hương Khê sẽ hoàn thành xóa thôn “trắng” đảng viên và chấm dứt tình trạng chi bộ sinh hoạt ghép.

11.jpg
12.jpg
Kết nạp Đảng cho con em ưu tú của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê) để bổ sung nguồn lực cho Đảng tại các vùng đặc thù.
Video: Bà Từ Thị Hòa – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hương Khê chia sẻ cách làm và kết quả trong phát triển đảng viên và thành lập chi bộ vùng đặc thù của địa phương.

Cách đây 8 năm, huyện Lộc Hà đã không còn tình trạng thôn, TDP không có đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép. Ông Lê Xuân Hiền - Bí thư Đảng ủy xã Bình An cho biết: “Trước đây, thôn 5 và thôn 6 (vùng giáo toàn tòng) sinh hoạt chung một chi bộ và đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vì vậy, năm 2017, Đảng bộ xã tiến hành xóa “ghép” trên tinh thần tăng cường đảng viên từ xã về để tách chi bộ cũ thành 2 chi bộ mới. Những năm qua, Chi bộ thôn 5 và Chi bộ thôn 6 đã không ngừng đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình”.

Với việc thành lập Chi bộ thôn Sông Tiến (xã Thạch Sơn) cách đây hơn 1 năm, thôn vùng giáo cuối cùng của huyện Thạch Hà (toàn huyện có 7 thôn giáo toàn tòng) đã có tổ chức cơ sở đảng. Anh Lê Mạnh Hùng - Bí thư Chi bộ thôn Sông Tiến (công chức văn hóa xã Thạch Sơn) cho biết: “Ngày 2/2/2023, Đảng bộ xã đã quyết định thành lập Chi bộ thôn Sông Tiến, đưa 5 đảng viên là công chức văn hóa, địa chính, văn phòng, kế toán, phụ trách NTM về sinh hoạt tại địa bàn, sau đó tiếp tục vận động quần chúng có đạo vào Đảng để củng cố chi bộ. Dù còn non trẻ nhưng chi bộ đã từng bước khẳng định được vai trò, trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và bồi dưỡng quần chúng ưu tú bổ sung nguồn lực cho Đảng”.

9.jpg
Các đảng viên là cán bộ xã Thạch Sơn (Thạch Hà) được tăng cường về Chi bộ Sông Tiến để hỗ trợ đồng bào vùng giáo này thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Front (1).jpg

Hà Tĩnh có gần 17 vạn đồng bào theo đạo Thiên chúa, sinh sống trên địa bàn 575 thôn, TDP của 131 xã, phường, thị trấn và khoảng 650 hộ/hơn 2.500 khẩu là dân tộc thiểu số. Những năm qua, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên, nhất là vùng đồng bào công giáo và dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã làm tốt nhiệm vụ xóa “trắng”, xóa “ghép” để xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo” và nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những khó khăn, vướng mắc từng bước được khắc phục, tháo gỡ.

16.jpg
Phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, anh Vi Xuân Hường (ngồi giữa) người dân tộc Lào ở thôn Kim Quang, xã Quang Thọ (Vũ Quang) luôn động viên, khuyến khích người thân và đồng bào dân tộc thiểu số phấn đấu vào Đảng.

Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã kết nạp được 125 đảng viên có đạo và 35 đảng viên là người dân tộc thiểu số; góp phần giảm 4 chi bộ sinh hoạt ghép và xóa 4 thôn “trắng” đảng viên. Tuy nhiên, việc xóa thôn “trắng” đảng viên, xóa chi bộ sinh hoạt ghép hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hết những khó khăn, cần phải tiếp tục tổng kết, nhận diện, đồng thời có sự vào cuộc quyết liệt, bài bản của cả hệ thống chính trị để đạt được những kết quả cao hơn.

Video: Thượng tá Nguyễn Văn Lương – Chính trị viên Đồn Biên phòng Đèo Ngang nói về vai trò của BĐBP trong việc phối hợp vận động quần chúng vào Đảng và khắc phục tình trạng sinh hoạt ghép.

BÀI, ẢNH: TIẾN DŨNG - THĂNG LONG - THANH GIANG

THIẾT KẾ: KHÔI NGUYỄN

(còn nữa)

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...