Xây dựng Đảng

Anh cover PC (1).jpg
Tit bai 1.jpg

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở.

Unit Đỏ.png
Title Page.jpg

Tổ dân phố (TDP) Tây Yên và TDP Yên Thịnh hiện có khoảng 800 hộ với 3.100 nhân khẩu là đồng bào theo đạo Thiên chúa, chiếm gần 1/4 dân số của phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh). Ông Lê Văn Nga - Bí thư Đảng ủy phường Kỳ Thịnh cho biết: “Dù đã kiên trì vào cuộc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc xóa “trắng” đảng viên ở Tây Yên và Yên Thịnh vẫn không thực hiện được...”.

DSC_8610.jpg
TDP Tây Yên và Yên Thịnh nằm sát “trái tim” nền công nghiệp của tỉnh, nơi đang triển khai nhiều dự án thu hút đầu tư, có ý nghĩa quan trọng cả về phát triển KT – XH lẫn đảm bảo QP – AN nhưng nhiều năm nay thiếu vắng tổ chức cơ sở đảng.
Video: Bí thư Đảng ủy phường Kỳ Thịnh Lê Văn Nga trăn trở về những khó khăn, bất cập khi thôn trắng đảng viên và không có chi bộ.
Trich 1.jpg

Bên cạnh tình trạng “trắng” đảng viên thì ở Hà Tĩnh đang có nhiều thôn chung một chi bộ, trong đó, Chi bộ thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là một trong những tổ chức cơ sở Đảng sinh hoạt ghép có quy mô lớn và lâu nhất toàn tỉnh. Theo thông tin từ lãnh đạo xã, khoảng 20 năm nay, đảng viên ở các thôn: Đông Yên 1, Đông Yên 2, Đông Yên 3, Đông Yên 4 phải sinh hoạt ghép trong 1 chi bộ. Từ năm 2005 đến nay, việc duy trì chi bộ ghép ở Đông Yên dựa trên việc đưa 5 cán bộ xã về cơ sở chứ chưa thể kết nạp thêm đảng viên vùng giáo.

Ông Bùi Đức Trình - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Lợi lo lắng: “Các thôn này có đến 1.400 hộ với hơn 5.000 nhân khẩu nhưng việc “xóa” chi bộ sinh hoạt “ghép” ở đây chưa có lời giải thỏa đáng bởi việc phát triển đảng viên còn rất khó khăn, trong khi đảng viên gốc giáo duy nhất đã gần 90 tuổi và được miễn sinh hoạt do tuổi cao, sức yếu”.

3.jpg
Lãnh đạo xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh) đến thăm hỏi, động viên ông Nguyễn Xuân Đồng - đảng viên vùng giáo duy nhất của xã.

Hơn 10 năm nay, Chi bộ Bình Mỹ, thuộc Đảng bộ xã Xuân Lộc (Can Lộc) phải sinh hoạt ghép với quy mô 4 thôn là: Bình Yên, Đồng Yên, Mỹ Yên và Văn Thịnh. Ở các thôn này, có 100% đồng bào theo đạo, chiếm 42% tổng dân số của xã nhưng chỉ có 4 đảng viên gốc giáo. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Chi bộ Bình Mỹ, xã Xuân Lộc đã điều động thêm 8 đảng viên là công chức, viên chức xã (cán bộ tăng cường, luân chuyển đến xã công tác và cán bộ y tế xã) về sinh hoạt. Nhiều năm nay, cả chi bộ lẫn Đảng bộ xã đều nỗ lực để “xóa ghép” nhưng không thực hiện được do không thể kết nạp thêm đảng viên.

Trich 2.jpg

Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 xóa thôn, TDP “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép. Song, do nhiều nguyên nhân, đến đầu năm 2015, toàn tỉnh vẫn còn 8 thôn, TDP “trắng” đảng viên và 16 chi bộ sinh hoạt ghép với 38 thôn (ở 18 đơn vị cấp xã của 7 địa phương cấp huyện). Giai đoạn 2015-2024, sự nỗ lực vẫn chưa đem lại kỳ vọng khi toàn tỉnh chỉ xóa được 4 thôn “trắng” đảng viên và xóa được 4 chi bộ sinh hoạt ghép với 8 thôn. Hiện nay, toàn tỉnh vẫn còn 5 thôn “trắng” đảng viên, đó là: Đông Yên 1, Đông Yên 2, Đông Yên 4 (xã Kỳ Lợi); Hải Hà (xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh) và Bản Giàng 2 (xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê). Cả tỉnh vẫn còn 12 chi bộ sinh hoạt ghép với 30 thôn, TDP ở 12 xã, phường, thị trấn (thuộc TX Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Can Lộc, Hương Khê, Vũ Quang).

Cấp ủy, chính quyền xã Hương Vĩnh (Hương Khê) và BĐBP Hà Tĩnh tổ chức thành lập chi hội nông dân và kiện toàn các tổ chức đoàn thể khác để hướng tới việc thành lập chi bộ.

Cấp ủy, chính quyền xã Hương Vĩnh (Hương Khê) và BĐBP Hà Tĩnh tổ chức thành lập chi hội nông dân và kiện toàn các tổ chức đoàn thể khác để hướng tới việc thành lập chi bộ.

Title Page 2.jpg

Hà Tĩnh hiện có 1.937 thôn, TDP thuộc 216 đơn vị hành chính cấp xã, 13 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó, có 71 thôn giáo toàn tòng và 7 thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nếu đặt trong bối cảnh chung thì số thôn, bản, TDP “trắng” đảng viên và số chi bộ đang sinh hoạt ghép của Hà Tĩnh không nhiều, nhưng tình trạng này đã và đang dẫn đến những rào cản, nhất là vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bị hạn chế.

3a.jpg
Chi bộ Bình Mỹ (Đảng bộ xã Xuân Lộc - Can Lộc) là một trong những đơn vị sinh hoạt ghép có số thôn nhiều nhất tỉnh (4 thôn).

Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xuân Lộc cho biết, Chi bộ Bình Mỹ là một trong những đơn vị sinh hoạt ghép có số thôn nhiều nhất tỉnh (4 thôn). Vì sinh hoạt ghép nên khi chi bộ ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thường mang tính chung chung, chưa thực sự sát với thực tế của từng thôn, nhất là trong phát triển sản xuất, xây dựng các công trình phúc lợi, đóng góp xây dựng quê hương... Do đó, khi cụ thể hóa các nhiệm vụ sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khó nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của người dân”.

Video: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xuân Lộc Nguyễn Văn Tiến nêu những khó khăn trong kết nạp đảng viên vùng giáo và xóa chi bộ ghép.

Mặt khác, khi thiếu sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trên địa bàn dân cư nhiều khi không đúng quy trình, quy định. Ông Lê Văn Nga - Bí thư Đảng ủy phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh) chỉ rõ: “Vì không có đảng viên, không có chi bộ nên hầu hết các nhiệm vụ chính trị ở TDP Tây Yên và Yên Thịnh đều phải do các đồng chí trong Thường trực, BTV Đảng ủy phường trực tiếp xuống chỉ đạo, điều hành. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phân cấp, phân nhiệm, nhiều lúc thiếu sự bàn bạc dân chủ, nhiều việc không điều hành kịp thời, hiệu quả xử lý công việc không cao...”.

Trich 4.jpg

Tổ chức cơ sở Đảng ở những vùng đặc thù chưa được kiện toàn cũng gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự thôn. Ông Nguyễn Duy Trinh - Trưởng thôn Đông Yên 2, xã Kỳ Lợi phản ánh: “Chi bộ sinh hoạt ghép, các cán bộ thôn không là đảng viên nên việc tiếp nhận những chủ trương của cấp trên chưa kịp thời, tổ chức thực hiện khó khăn. Nhiều năm nay, tôi phải một mình “gánh” nhiều vai, quán xuyến đủ mọi việc nên rất bị động, vất vả. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc tập thể rất nhiều, các phần việc xây dựng NTM dồn dập, công tác GPMB khó khăn, phát triển sản xuất cần chỉ đạo kịp thời... Rất mong Đảng bộ xã sớm thành lập chi bộ Đảng để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thôn”.

6.jpg
Đồng chí Nguyễn Anh Ngọc - Phó Chủ tịch HĐND thị xã Kỳ Anh, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thị uỷ Kỳ Anh (bên trái) trao đổi với tác giả về những khó khăn trong việc khắc phục tình trạng thôn, TDP “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép trên địa bàn.

Vắng đảng viên, không có chi bộ Đảng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các tổ chức đoàn thể ở địa phương hoạt động cầm chừng, lúng túng, thiếu hiệu quả, dẫn đến thiếu động lực thi đua trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và tham gia các phong trào. Ông Trần Đức Thế - chuyên viên Ban Tổ chức Thị ủy Kỳ Anh cho biết: “Những thôn, TDP không có đảng viên hoặc chi bộ sinh hoạt ghép thiếu sự chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng; đặc biệt, việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết vào cuộc sống có lúc chưa thông suốt, chậm đến với Nhân dân. Trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thiếu sự đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chấn chỉnh các thiếu sót, hạn chế...”.

4.jpg
CBCS Đồn Biên phòng Kỳ Khang vận động, tập hợp các thanh niên ưu tú vùng giáo xã Kỳ Hà tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện để bồi dưỡng, ươm mầm hạt nhân cho Đảng. Ảnh tư liệu
Trich 3.jpg

Việc thiếu vắng tổ chức hạt nhân chính trị ở cơ sở cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề, lĩnh vực trọng yếu của địa phương, quốc gia. Thượng tá Nguyễn Văn Lương - Chính trị viên Đồn Biên phòng Đèo Ngang chia sẻ: “Khi các thôn, bản trên địa bàn không có đảng viên hoặc chi bộ sinh hoạt ghép, sẽ hạn chế việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách…, dẫn đến người dân dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để kích động, xúi giục, chia rẽ khối đoàn kết lương - giáo, gây cản trở trong phát triển KT-XH. Mặc dù đơn vị luôn bám sát địa bàn, sâu sát cơ sở để cùng cấp ủy, chính quyền địa phương ổn định tình hình, song, về lâu dài, cần có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, QP-AN và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương”.

8.jpg
Do tính chất đặc thù nên Bản Giàng 2, xã Hương Vĩnh (Hương Khê) là cụm dân cư có đông đồng bào dân tộc thiểu số duy nhất trong tỉnh hiện không có đảng viên.

Qua thực tiễn có thể khẳng định, dù đã rất nỗ lực nhưng công tác xóa thôn, TDP không có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, kết quả chưa như mong đợi. Thời gian tới, cần tiếp tục tập trung vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm hơn nữa và triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp căn cơ để hướng tới mục tiêu đến năm 2025 tất cả thôn, TDP trên địa bàn đều có đảng viên và vào năm 2030 sẽ không còn chi bộ sinh hoạt ghép.

BÀI, ẢNH: TIẾN DŨNG - THĂNG LONG - THANH GIANG

THIẾT KẾ: KHÔI NGUYỄN

(còn nữa)

Đọc thêm

Hương Sơn tinh gọn được 13 tổ chức cơ sở đảng

Hương Sơn tinh gọn được 13 tổ chức cơ sở đảng

Từ năm 2017 đến nay, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã rà soát, sắp xếp lại các tổ chức cơ sở đảng, bố trí cán bộ kiêm nhiệm phù hợp với năng lực của từng người nên tạo được sự đồng thuận cao.
Hà Tĩnh chú trọng việc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân

Hà Tĩnh chú trọng việc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân

Thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh, thời gian qua, các cấp ở Hà Tĩnh đã thường xuyên quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân.
60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm qua, vợ chồng đảng viên lão thành Nguyễn Hồng Tiến và Nguyễn Thị Nhung ở phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn một lòng sắt son với Đảng, gương mẫu trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.