Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?
Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?
Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào? Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào? Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?

Câu 102: Quyền bầu cử của người tự nguyện xin vào cai nghiện, chữa trị tại cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện được thực hiện như thế nào?

Khoản 5 Điều 29 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Như vậy, quy định này chỉ áp dụng đối với cử tri là người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?

Học viên đang điều trị cai nghiện tại cơ sở xã hội Bình Triệu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ảnh tư liệu

Đối với cử tri là người tự nguyện xin vào cai nghiện, chữa trị tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì việc bảo đảm thực hiện quyền bầu cử được xác định như đối với cử tri là người tạm trú quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Theo đó, nếu đến trước ngày bầu cử những cử tri này trở về nơi thường trú thì được bổ sung tên vào danh sách cử tri ở nơi thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã.

Trường hợp đến ngày bầu cử họ vẫn đang thực hiện việc cai nghiện, chữa trị ở cơ sở cai nghiện, nếu thời gian từ khi bắt đầu cai nghiện, chữa trị tại cơ sở đến ngày bầu cử chưa đủ 12 tháng thì những cử tri này được tham gia bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện; nếu thời gian từ khi bắt đầu cai nghiện, chữa trị tại cơ sở đến ngày bầu cử là từ đủ 12 tháng trở lên thì họ được tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở cả ba cấp tại khu vực bỏ phiếu nơi có cơ sở cai nghiện.

Câu 103: Cử tri là người di cư tự do, chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại địa phương thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?

Về nguyên tắc, mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri để thực hiện quyền bầu cử. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?

Cử tri đồng bào Êđê bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ảnh tư liệu

Trên thực tế, ở một số địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Tây Nguyên đang có một số lượng khá lớn người di cư tự do sinh sống thực tế trên địa bàn nhưng chưa thể hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương do nhiều lý do khác nhau (ví dụ như chưa có chỗ ở hợp pháp, chưa hoàn thành thủ tục hành chính hoặc không thực hiện việc đăng ký do không hiểu luật…). Do đó, để bảo đảm quyền bầu cử của cử tri là người di cư tự do, tránh gây phiền hà cho cử tri trong việc thực hiện quyền cơ bản của công dân, thì theo hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử quốc gia từ cuộc bầu cử năm 2016, ủy ban nhân dân cấp xã cần thông tin cho cử tri trên địa bàn biết về cách thức thực hiện quyền bầu cử và việc lập danh sách cử tri để cử tri quyết định nơi mình đăng ký thực hiện quyền bầu cử (có thể là trở về nơi họ đang đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Trường hợp cử tri vẫn có nguyện vọng được thực hiện việc bầu cử tại địa phương nơi họ đang thực tế sinh sống thì địa phương tạo điều kiện để ghi tên những cử tri này vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu tương ứng nơi họ đang thực tế sinh sống và thực hiện quyền bầu cử như đối với cử tri là người tạm trú, có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng (do không có cơ sở để xác định thời gian bắt đầu cư trú tại địa phương).

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức để cử tri là người di cư tự do chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú tham gia bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu của địa phương được xác định trên cơ sở các thôn, bản, cụm dân cư hiện có trên địa bàn.

Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào? Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào? Cử tri chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì có quyền tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast