Văn hóa - Giải trí

Chuyện nàng út ống tre của phố núi
Chuyện nàng út ống tre của phố núi
Chuyện nàng út ống tre của phố núi

Một chiều của 19 năm nước, chiều 3.3.1999, con hẻm nhỏ ở TX.An Khê (Gia Lai), vùng đất nằm vắt ngang tuyến Quốc lộ 19, xôn xao khi đón thành viên mới của xóm là một cô bé chỉ nặng hơn 1,5 kg dù cô bé đã qua “9 tháng 10 ngày”.

Cô bé nhỏ xíu, đỏ hỏn, mình chỉ to hơn lon bia 330ml một tẹo, hai bàn tay, bàn chân khẳng khiu, chẳng lớn hơn búp bê là mấy. Mẹ gọi cô là Xíu, bé như chính cô. Bù cho thân hình nhỏ quá mức tưởng tượng là một đôi mắt to tròn, một đôi môi đỏ chúm chím xinh xắn.

Lên 2, lên 3, rồi lên 4 tuổi, Xíu vẫn bé như cái kẹo. Xíu trở thành “nàng út ống tre” của những người sống trong con hẻm nhỏ ấy. Đi đâu về, có món gì ngon, mọi người cũng dành cho Xíu một phần. Những bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình, Xíu cũng được ưu ái gọi sang dùng cơm chỉ để cô bé “lớn được chút nào hay chút ấy".

Lên 6 tuổi, mẹ xin cho Xíu vào học lớp Lá ở trường mầm non Sao Mai sau mấy năm lần lữa cho Xíu ở nhà chỉ vì con quá nhỏ. Ngày nhập học, Xíu vừa “chào cô” thì cô giáo ra hướng dẫn Xíu xuống lớp… mầm, bởi “lớp của con ở trên lầu, lớp này dành cho các bạn lớn hơn nhé”. Mẹ phải giải thích, trình giấy tờ, Xíu mới được vào lớp Lá.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi

Ngày vào lớp 1, Xíu 7 tuổi nhưng chỉ cao 90cm, nặng hơn 9 kg. Chiếc cặp với mớ sách, tập quá to và quá sức của Xíu. Ngày khai giảng, ba phải mang cặp vào tận lớp giúp Xíu. Chưa kể, mẹ phải trang bị cho Xíu gối và không ít lần Xíu phải kê cặp để ngồi, chỉ để có thể… lú đầu lên khỏi mép bàn. Và cũng từ đấy, bàn đầu luôn là chỗ ngồi của Xíu, đến tận lớp 12.

“Từ lớp 1, Xíu bắt đầu biết mình nhỏ hơn các bạn thế nào”, Xíu nhớ lại.

Bàn tay khẳng khiu như trẻ lên 4 khiến Xíu khó khăn khi cầm viết chì để tập viết đầy trang giấy học trò.

“Nhưng Xíu không có buồn đâu, Xíu biết là mình nhỏ, nhỏ hơn mấy bạn nhưng Xíu có buồn thì cũng có lớn hơn các bạn đâu nên Xíu thoải mái lắm”, Xíu tâm tình.

Và suốt 12 năm đi học, Xíu luôn có những người bạn dễ thương giúp cô mang cặp và đưa đón đi học.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi

“Nhiều lúc muốn làm cái này, làm cái kia nhưng Xíu nhỏ quá, tay chân nhỏ xíu, người cũng chút xíu, sức thì yếu nên làm không được. Lắm lúc Xíu khóc vì mình quá nhỏ, nhưng khóc rồi lại thôi, Xíu lại vui vì mình cần phải tiếp tục sống”, Xíu tâm sự.

Ngày đầu tiên thấy mình có “chuyện phụ nữ”, cô nữ sinh lớp 8 khi ấy chỉ cao hơn 1m và vừa qua mốc 15kg, khấp khởi mừng với hy vọng “mình dậy thì và hy vọng mình cao hơn 1 chút”. Nhưng mỗi một tuổi, Xíu chỉ cao thêm 1 tẹo, chỉ vài cm và tăng thêm 1 đến 2 kg, có năm không tăng được kilogram nào. 15 tuổi, Xíu chỉ bằng bé gái 5 tuổi. Ngày đi làm chứng minh nhân dân (CMND), một số cán bộ công an phụ trách làm thủ tục thấy Xíu chỉ bảo: “Con về đi, con còn nhỏ xíu mà làm chứng minh nhân dân nỗi gì”. Xíu trình giấy khai sinh và một số giấy tờ khác vẫn không được. Ba Xíu và nhiều người phải chứng mình Xíu đã đủ tuổi thì cô bé mới được cấp CMND.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi

“Ngày bước chân vào lớp 10, nhìn các bạn xúng xính trong tà áo dài, tự dưng nước mắt Xíu cứ chảy. Xíu nghĩ cả trường ai cũng mặc áo trắng, mấy bạn nữ mặc áo dài trắng thật xinh, còn Xíu…”, Trâm bỏ rơi câu nói.

Xin miễn mặc áo dài không được, cô nữ sinh bé tẹo đến trường với bộ áo dài trắng mướt dành cho bé gái… 5 tuổi. Và ba năm cuối cấp của tuổi học trò, Xíu vẫn đến trường đều đặn với những người bạn lớn gấp 2 - 3 lần mình khi Xíu chỉ mới 120cm và cân nặng chưa đầy 20kg.

“Điều Xíu buồn nhất là Xíu phải thi lại mấy môn, Xíu học không nổi dù Xíu cố gắng dữ lắm”, Xíu thú thật.

Tốt nghiệp 12 với mảnh bằng khen học sinh tiên tiến, với Xíu đó là một niềm hạnh phúc không thể tả. Và việc dừng lại trước ngưỡng cửa đại học với Xíu đó là một nỗi buồn mà cô vui vẻ chấp nhận vì “Xíu biết sức mình có hạn, có đậu đại học thì Xíu cũng không học nổi”.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi
Chuyện nàng út ống tre của phố núi
Chuyện nàng út ống tre của phố núi

Chia tay các bạn, người thì vào đại học, người đi học cao đẳng, người đi học nghề, còn Xíu chỉ quanh quẩn ở nhà và nghĩ mình sẽ xin phụ việc nhẹ nhàng để đỡ buồn và có tiền xài. Nhưng với vóc dáng của mình, Xíu vẫn quá nhỏ để có thể làm bất kỳ việc gì.

Một tối buồn, Xíu đập con heo đất mình nuôi cả năm qua. Được 1 triệu đồng. Đó là tiền Xíu “nhín” từ tiền ăn 20.000 đồng mẹ cho mỗi ngày, tiền lì xì… Thấy quảng cáo cơm cháy chiên gà xé khô, Xíu đánh liều khởi nghiệp với món ăn vặt này.

Xíu không thể tự chạy xe máy hoặc xe đạp nên có khách mua hàng là Xíu nhờ ba, anh hai hoặc bạn bè đi giao giúp. Túc tắc bán cơm cháy chiên, rồi bán son môi, giỏ xách, cả quần áo, từ 1 triệu đồng tiền vốn, sau gần 1 năm, Xíu tích lũy được hơn 20 triệu. Ba mẹ Xíu mừng cho con gái út bé bỏng của mình. Ông bà khuyên Xíu cứ để dành thêm và để… dưỡng già. Xíu biết ba mẹ lo cho Xíu nhưng Xíu không cam lòng.

Trước Tết Mậu Tuất vừa rồi, Xíu quyết “đánh lớn”, bung hết tiền mua quần áo trẻ em về bán vì Xíu thấy mặt hàng này hợp với mình, nhất là khi Xíu chỉ mặc vừa quần áo cho bé gái từ 5 đến 7 tuổi. Không có vốn để mở shop, Xíu chỉ có thể bán hàng online bằng cách tổ chức livestream bán hàng qua mạng facebook. “Cùng lắm thì ế hàng, hết vốn thì Xíu lại đi phụ mẹ bán bánh mình rồi lại tích cóp chứ sợ gì”, cô nhỏ cho biết.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi

Cô gái nhỏ xinh xắn có hơn 58.000 người kết bạn và theo dõi facebook. Mỗi lần Xíu livestream bán hàng, hàng ngàn lượt chia sẻ và hàng chục ngàn lượt người truy cập chỉ để xem “con nhỏ dễ thương quá, bé tí mà nói chuyện dễ thương” và “chỉ để nghe giọng xứ nẫu của Xíu”. “Xíu livestream để bán hàng nhưng ai xem cũng comment… hỏi tuổi. Không ít người chửi thẳng trên facebook Xíu là “đồ con nít ranh”, “mới bi lớn mà bày đặt son môi”, “chút xíu mà đi bán hàng”… Thậm chí có người còn bảo “ranh sớm quá ”… Xíu trả lời tuổi không nổi riết Xíu bực luôn”, Xíu cho biết.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi

“19 tuổi rồi mà Xíu nhỏ hơn mấy đứa cháu trong xóm dù nó 6, 7 tuổi. Nhiều người thấy Xíu vẫn hay chỉ trỏ bảo “con lùn già chát” nhưng Xíu tự tin về mình. Xíu có thể tự làm ra tiền, Xíu có thể tự nuôi mình. Xíu cũng quen với việc mình quá nhỏ và Xíu nghĩ là mình đã và vẫn sống ổn”, cô gái 19 tuổi tâm tình.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi

“Xíu đã từng yêu ai chưa?”, tôi hỏi và cô bé trầm mặc: “Đừng kể chuyện này được không ạ? Xíu sợ mọi người cười Xíu”. Nhưng rồi cô bé cũng kể, cô có một mối tình thuở học trò. “Bạn đó thương Xíu vì nhiều thứ nhưng thương nhất là vì Xíu… bé xíu. Ba mẹ bạn ấy cũng chịu, bảo Xíu không phải lo chuyện về sau. Nhưng Xíu biết mình không nên làm khổ người ta và Xíu bắt mình phải kết thúc”, cô tâm tình với đôi mắt chợt đượm buồn. Và rồi rất nhanh, cô lại tíu tít về những dự án của mình.

Chuyện nàng út ống tre của phố núi

“Cách đây mấy năm, một người nào đó đã lấy hình Xíu trên facebook cá nhân rồi viết trên một diễn đàn. Người đó không hề nói chuyện với Xíu nhưng viết rất nhiều thứ và Xíu “được” chửi bằng rất nhiều từ nặng nề. Xíu khóc, Xíu đóng mạng xã hội”, Xíu kể lại một kỷ niệm buồn với mạng xã hội. Mấy năm qua, Xíu trưởng thành hơn, giờ Xíu tự tin dùng lại mạng xã hội và nơi này trở thành kênh để Xíu khởi nghiệp. Dẫu vậy, sức của Xíu có hạn, mỗi lần tổ chức livestream khoảng 4 tiếng là sau đó tay chân đau rụng rời, cổ họng thì khô khốc và đau nên Xíu phải nghỉ dưỡng sức. Khỏe lại một chút, cô gái bé nhỏ lại tiếp tục những với những buổi livestream của mình.“Xíu chẳng dám mơ gì, Xíu cũng không biết ước mơ của mình là gì cả. Lời cầu nguyện nhiều nhất của Xíu suốt mười mấy năm qua là cho Xíu cao hơn, lớn nhanh hơn nhưng Xíu biết có ước thì cũng không được”, cô gái 19 tuổi tâm tình.

Nguồn: Thanhnien.vn

Đọc thêm

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.