Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

>> Bài 1: Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Ngành du lịch Lộc Hà ngày càng khởi sắc, tạo ra những điểm nhấn, song, chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Để du lịch trở thành mũi phát triển kinh tế chiến lược, là “đòn bẩy” thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển đòi hỏi phải triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp…

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Dù lượng khách du lịch đến Lộc Hà thời gian gần đây có khởi sắc nhưng so với những tiềm năng, lợi thế nơi đây thì vẫn chưa thực sự như kỳ vọng. Lượng khách du lịch đến Lộc Hà năm 2020 đạt khoảng 22 nghìn lượt, năm 2021 khoảng 33 nghìn lượt. Nhìn chung, khách đến Lộc Hà chủ yếu là khách nội tỉnh và nội huyện (chiếm khoảng 60-70%), khách quốc tế chỉ khoảng 1.000-1.500 người/năm; tổng lượt khách lưu trú chỉ 7.000-10.000 người/năm.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Phối cảnh dự án Sân golf quốc tế Thịnh Lộc có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng đang chuẩn bị được xây dựng.

Du lịch chưa phát triển xứng tầm nên chưa thể tạo “đầu kéo” cho lĩnh vực TM-DV trên địa bàn phát triển; chưa tạo được nhiều việc làm thường xuyên, tăng thu nhập cho người dân và đưa lại nguồn thu đột phá cho địa phương. Theo thống kê, giá trị TM-DV, du lịch toàn huyện Lộc Hà năm 2020 mới đạt 1.800 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.385 tỷ đồng (chiếm khoảng 34-35% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế).

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Bãi biển Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà thường xuyên đông nghịt khách.

Anh Đoàn Trọng Quý (TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) đánh giá: “Tôi là người đi du lịch khá thường xuyên và rất thích du lịch biển. Trước đây, nói đến du lịch ở Lộc Hà cũng như bãi tắm Xuân Hải, tôi gần như không có thông tin. Chỉ khi được bạn bè giới thiệu và đến đây trải nghiệm, tôi mới ngỡ ngàng trước một bãi tắm đẹp, nhiều món ăn ngon, có cơ hội tham quan nhiều danh thắng. Tuy nhiên, ở đây vẫn thiếu nơi lưu trú cho khách tầm trung, các tour, tuyến kết nối và trò chơi trải nghiệm… nên chưa thực sự níu giữ du khách”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Những con đường rộng thênh thang đưa du khách về tắm biển, thăm thú làng quê và chiêm ngưỡng non nước Lộc Hà.

Chưa thực sự cuốn hút, lưu giữ khách du lịch nên một số hạ tầng du lịch dù đã được đầu tư bài bản vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Ông Tô Huy Phương - Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng chia sẻ: “Là đơn vị tiên phong trong đầu tư kinh doanh du lịch ở Lộc Hà, năm 2019, doanh nghiệp (DN) đã đưa vào hoạt động hệ thống nhà hàng Cánh Buồm có quy mô 2.000 người cùng lúc với tổng mức đầu tư hơn 34 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lượng khách lưu trú ít, các hội nghị, sự kiện chưa “về” với Lộc Hà nên nhà hàng chỉ khai thác được từ 20-30% công suất. Nếu không có các khu vui chơi, nghỉ dưỡng đồng bộ để thu hút khách du lịch lưu trú thì hoạt động của nhà hàng sẽ không hiệu quả”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Các điểm chek-in lý tưởng dành cho giới trẻ và những người đam mê chụp ảnh nghệ thuật.

Trong khi đó, chị Trần Thị Hồng - chủ nhà hàng 007 ở bãi biển Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) lại tâm sự: “Năm 2019, chúng tôi đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng để xây dựng nhà hàng thuộc diện khang trang, hiện đại nhất ở đây. Tuy nhiên, du lịch Lộc Hà chỉ thực sự nhộn nhịp từ tháng 4 đến tháng 7, có nghĩa là nhà hàng cũng chỉ hoạt động được trong vòng 4 tháng/năm. Thời gian còn lại, không có khách du lịch lưu trú nên nhà hàng gần như đóng cửa hoàn toàn. Vì vậy, chúng tôi muốn mở rộng thêm cũng phải cân nhắc bài toán hiệu quả kinh tế”.

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Lộc Hà chưa thể “cất cánh” là việc thu hút các DN lớn đầu tư phát triển dịch vụ du lịch còn khá hạn chế. Ngoài số ít DN lớn tự bỏ vốn đầu tư thì các DN nhỏ và vừa đều chưa được ưu đãi, hỗ trợ vay vốn để “tiếp sức” cho việc xây dựng hệ thống nhà hàng đạt chuẩn và tạo dựng thêm nhiều khu vui chơi xứng tầm.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Phải thẳng thắn nhìn nhận, đến nay, Lộc Hà vẫn thiếu chính sách khuyến khích liên doanh, liên kết với các công ty lữ hành lớn để hình thành các tour, tuyến, tạo ra các chuỗi tham quan theo không gian mở. Theo ông Nguyễn Tiến Trình - Tổng Giám đốc Công ty CP Lữ hành Thành Sen: “Lộc Hà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch mà nhiều nơi khác có muốn cũng không được. Tuy nhiên, cái thiếu lớn nhất của Lộc Hà là hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tầm trung để phục vụ lưu trú cho khách đại trà và công tác quảng bá hình ảnh du lịch chưa tốt. Chúng tôi là một trong những DN tốp đầu của tỉnh ở lĩnh vực du lịch lữ hành nhưng số lượng du khách và tour, tuyến về Lộc Hà rất hạn chế, mỗi năm chỉ 3-4 đoàn và chỉ có vài trăm khách hạng sang về lưu trú tại Vinpearl Cửa Sót”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Với mong muốn đưa du lịch “cất cánh”, năm nay, huyện Lộc Hà tổ chức khai trương mùa du lịch biển khá quy mô. Với slogan: “Biển Lộc Hà - đến để yêu hơn”, nhiều hoạt động lý thú, bổ ích đã được tổ chức như: thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ, các lễ hội truyền thống, tham quan các tuyến đường, làng nghề, khu dân cư kiểu mẫu... Qua đó, thu hút và giúp du khách cảm nhận được bức tranh toàn cảnh của du lịch Lộc Hà, khám phá và trải nghiệm cuộc sống yên bình chốn thôn quê, hòa mình vào dòng chảy lịch sử, hiểu và thêm yêu vùng quê này.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội trong mùa du lịch biển năm 2022.

Theo ông Nguyễn Việt Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, thời gian tới, huyện Lộc Hà cần tập trung thu hút đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng xây dựng đô thị du lịch biển, phát triển hệ thống hạ tầng theo quy hoạch. Cùng đó là khai thác các lợi thế về du lịch văn hóa, sinh thái, bãi biển, cảnh quan thiên nhiên gắn với phát triển các khu du lịch văn hóa, tâm linh, hình thành các tour du lịch đa dạng. Gắn xây dựng NTM với phát triển du lịch, chỉnh trang hạ tầng đường sá, xây dựng thêm các công trình phúc lợi, điểm vui chơi giải trí, chỉnh trang khu dân cư.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Trong chiến lược phát triển, Lộc Hà lấy du lịch biển làm trung tâm, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm NTM làm phụ trợ.

Trong chiến lược phát triển, Lộc Hà lấy du lịch biển làm trung tâm, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm NTM làm phụ trợ. Để du lịch phát triển xứng tầm, cùng với đổi mới tư duy về quảng bá hình ảnh hiệu quả, Lộc Hà lấy các dự án du lịch lớn đã đầu tư làm trung tâm, tạo sức hút để xây dựng hệ thống khách sạn từ 2-4 sao làm vệ tinh. Ngoài ra, du lịch Lộc Hà tiếp tục khai thác tốt các nền tảng hiện có, tăng cường kết nối với các điểm du lịch khác và các di tích lớn như: Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở Nghi Xuân (theo tuyến đường ven biển), chùa Hương Tích ở Can Lộc (theo quốc lộ 281), đền Lê Khôi ở Thạch Hà (bằng đường thủy)…”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Hàng trăm du khách đam mê câu cá ở khắp mọi nơi về hội tụ tại xã Phù Lưu (Lộc Hà) để tham gia cuộc sống trải nghiệm nơi trang trại ven sông Nghèn và cùng nhau trổ tài “sát cá”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Đối với nhiều người, khi đến Lộc Hà được tham gia kéo lưới, gỡ cá mắc lưới hay đi biển khu vực gần bờ cùng ngư dân bản địa để tự tay kiếm hải sản tươi ngon là những trải nghiệm không tồi.

Trong định hướng chiến lược phát triển du lịch, cùng với sự hỗ trợ của các phòng, ngành, thì mỗi địa phương ở Lộc Hà cũng phải thay đổi tư duy, xây dựng cho mình những chiến lược, cách làm phù hợp với thực tiễn để phát triển du lịch, với quyết tâm biến các lợi thế, thế mạnh thành nguồn thu và động lực phát triển.

Ông Nguyễn Khắc Phong - Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc cho biết: “Ngoài Vinpearl Cửa Sót đã đi vào hoạt động thì sắp tới, trên địa bàn sẽ triển khai các dự án có quy mô như: làng Du lịch cộng đồng thôn Nam Sơn, sân Golf quốc tế Thịnh Lộc, khu du lịch chùa Chân Tiên... Xã luôn trong trạng thái sẵn sàng vào cuộc để thực hiện các ý kiến chỉ đạo của cấp trên và đồng hành với các nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án. Ngoài ra, địa phương cũng sẽ quy hoạch một số vùng trên quốc lộ ven biển, trên các tuyến đường sắp mở ra biển, tạo điều kiện cho các DN vào đầu tư phát triển TM-DV, xây dựng nhà hàng, khách sạn. Qua đó, tạo ra “thế” và “lực” mới trong phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ để nâng cao thu nhập cho người dân”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 2): Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Những loài hải sản tươi ngon được những người ngư dân yêu lao động đánh bắt về phục vụ cuộc sống và khách du lịch.

Theo ông Nguyễn Văn Công - Giám đốc Trung tâm Quảng bá, xúc tiến văn hóa và du lịch Hà Tĩnh, Lộc Hà muốn phát triển du lịch theo quy hoạch, định hướng đã xây dựng thì cần nhận thức rõ các vấn đề còn yếu kém, hạn chế, nhất là về hệ thống nhà hàng ẩm thực, các dịch vụ đi kèm và những khu lưu trú bình dân. Thực tế cho thấy, du lịch Lộc Hà có nguồn khách chính và ổn định, nhất là người trong tỉnh cùng nguồn khách công vụ. Vì vậy, địa phương phải phát triển được chuỗi nhà hàng ven biển, thiết kế theo hướng sinh thái từ cao cấp đến bình dân, đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí đa dạng”.

Ông Nguyễn Việt Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà chia sẻ: “Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa IV, chúng tôi đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với TM-DV, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Theo kế hoạch, huyện phấn đấu đến năm 2025, lĩnh vực du lịch, TM-DV trên địa bàn sẽ đạt trên 3.760 tỷ đồng, chiếm gần 38% tổng giá trị các ngành kinh tế, trong đó, du lịch sẽ đóng vai trò đột phá. Cụ thể hóa mục tiêu này, huyện đã hoạch định chiến lược phát triển du lịch dài hơi, được đặt trong không gian, bối cảnh chung của tỉnh, của ngành và tình hình riêng địa phương; tập trung mời gọi các DN có tiềm lực vào đầu tư các dự án có tầm cỡ, hiện đại, nhất là ở khu vực trung tâm; giao các phòng, ngành, địa phương thực hiện từng phần việc cụ thể theo định hướng chung...”.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast