Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây” đăng trên Báo Nhân dân. Đây là dấu mốc để ngày 28/6/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 380/TTg lấy ngày 28/11 là ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp Việt Nam. 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Hình thành sau Cách mạng tháng Tám, trên cơ sở tiếp quản các Đồn Thủy lâm (thời Pháp), ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn nhân dân bảo vệ rừng, khai thác rừng phục vụ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đến năm 1955, sau cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nhu cầu tái thiết đất nước đòi hỏi nguồn lâm sản lớn, Công trường tà vẹt Ngã Đôi Hương Sơn được thành lập và sau đó ít năm thì Lâm trường khai thác Chúc A Hương Khê ra đời.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Huy Tùng

Cuối năm 1957, Ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh được thành lập, đến năm 1960, ngoài 2 lâm trường khai thác trực thuộc Trung ương, thời kỳ này tỉnh còn thành lập thêm 4 lâm trường khai thác gỗ: Trại Trụ (Hương Khê), Chen Chén (Cẩm Xuyên), Kỳ Thượng (Kỳ Anh), Vũ Quang (Hương Khê) trực thuộc Ty Lâm nghiệp.

Năm 1996, 3 sở: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy lợi được nhập lại thành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Từ đó đến nay, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã ổn định, thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu quả. Theo đó, Chi cục Lâm nghiệp (cũ) sáp nhập vào Chi cục Kiểm lâm, trực thuộc Sở NN&PTNT.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Các hạt kiểm lâm trên địa bàn tỉnh ký cam kết thi đua đầu năm. Ảnh: Trọng Tuệ

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Về cơ bản, ngành Lâm nghiệp đã xây dựng hệ thống các quy hoạch, đề án lâm nghiệp để quản lý, điều hành, chỉ đạo tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng; thu hút được nhiều chương trình, dự án để đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Song song với đó, nhiều chính sách của tỉnh được ban hành để khuyến khích phát triển sản xuất... Đặc biệt, năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết Chuyên đề 04-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp. Đây là lần đầu tiên lĩnh vực lâm nghiệp được cụ thể hóa bằng nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Với những chủ trương, chính sách của tỉnh, nỗ lực của ngành Lâm nghiệp, công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng phát huy hiệu quả.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Các lực lượng tổ chức phối hợp tuần tra rừng giáp ranh.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Hà Tĩnh hiện có 360.043 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng tự nhiên 217.694 ha, rừng trồng 110.537 ha, đất chưa có rừng 31.812 ha, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên). Trung bình hàng năm trồng từ 6.000 - 7.000 ha, nâng độ che phủ đạt 52,22% vào cuối năm 2018. Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những tỉnh diện tích rừng có tính đa dạng sinh học cao, nhiều động thực vật quý hiếm, có vị trí quan trọng về KT-XH và bảo vệ môi trường.

Đến nay, 90% diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao đến từng chủ quản lý; đặc biệt, đã có hơn 71.000 ha đất rừng giao ổn định, lâu dài cho hơn 25.000 hộ gia đình, mở ra cơ hội cho phát triển kinh tế trang trại, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, đồng thời gắn trách nhiệm của người dân với công tác bảo vệ rừng, PCCC rừng trên địa bàn.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Ngàn Phố (Hương Sơn) tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Trọng Tuệ

Trong những năm qua, thực hiện tái cơ cấu, sản xuất lâm nghiệp đã chuyển dịch từ quảng canh sang thâm canh, đang từng bước chuyển từ SXKD gỗ nhỏ sang gỗ lớn để nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng.

Từ năm 2011 đến nay, thực hiện chủ trương của Nhà nước đóng cửa khai thác rừng tự nhiên, ngành đã chỉ đạo các đơn vị chủ rừng và hộ gia đình lập hồ sơ xin cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). Đến nay, Hà Tĩnh đã có 19.700 ha rừng tự nhiên và 358 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Người dân Sơn Lĩnh (Hương Sơn) chăm sóc rừng theo tiêu chuẩn FSC

Hà Tĩnh đã kêu gọi, thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến tinh sâu nhằm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm lâm nghiệp. Đến nay, Nhà máy sản xuất ván MDF, HDF tại huyện Vũ Quang (của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt) với công suất 159.000 m3 sản phẩm/năm đã đi vào hoạt động; đang xúc tiến xây dựng mới nhà máy thứ 2 tại Khu kinh tế Vũng Áng với công suất 180.000 m3 sản phẩm/năm, tạo chuỗi liên kết trồng rừng, bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Nhà máy sản xuất ván MDF, HDF tại huyện Vũ Quang (của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt) với công suất 159.000 m3 sản phẩm/năm đã đi vào hoạt động. Ảnh: Thanh Hoài

Sau 60 năm xây dựng và phát triển, lâm nghiệp Hà Tĩnh đã chuyển hướng từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội; chuyển mục tiêu kinh tế từ khai thác lợi dụng rừng tự nhiên là chính, sang mục tiêu bảo vệ phòng hộ, môi trường sinh thái kết hợp với kinh tế, mang lại giá trị to lớn về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, ổn định sản xuất. Ngành Lâm nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hơn 70.000 hộ dân sống gần rừng.

Khai thác hiệu quả lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trao bằng khen UBND tỉnh cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

Kế thừa và phát huy các thành quả đạt được, ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, tuân thủ pháp luật, đảm bảo lợi ích KT-XH gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo QPAN, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ảnh: PV

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast