Chính trị

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Từ khi vua Minh Mệnh tách 2 phủ Hà Hoa và Đức Thọ, lập thành tỉnh Hà Tĩnh (1831) đến nay đã tròn 190 năm. Suốt chiều dài hình thành và phát triển, Hà Tĩnh đã không ngừng bồi đắp những giá trị truyền thống tốt đẹp, miệt mài sáng tạo những thành quả mới để vùng đất núi Hồng - sông La khẳng định vị thế trên bản đồ đất nước.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, lấy phủ Hà Hoa và Đức Thọ lập thành tỉnh Hà Tĩnh. Lần đầu tiên trong lịch sử, địa danh Hà Tĩnh xuất hiện, trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương. Năm 1853, vua Tự Đức đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An - Tĩnh; năm 1875, vua Tự Đức đổi đạo Hà Tĩnh lập lại tỉnh Hà Tĩnh gồm các phủ, huyện như trước. Năm 1976, sáp nhập 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh, đến năm 1991, chia tách thành 2 tỉnh. Qua bao biến cố của lịch sử, dù ở giai đoạn nào, Hà Tĩnh cũng là vùng quê nổi tiếng với bề dày văn hóa và truyền thống cách mạng.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Hà Tĩnh sở hữu kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đặc biệt có nhiều di sản văn hóa đã được công nhận di sản văn hóa đại diện của nhân loại và châu Á - Thái Bình Dương. Hà Tĩnh nổi danh là đất anh hùng, đất thi nhân, vùng đất có nhiều văn nghệ sỹ tài hoa; miền quê của dân ca ví, giặm, ca trù, sắc bùa, hò chèo cạn và nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc. Người Hà Tĩnh xưa nay không chỉ bền gan, kiên cường trước thiên nhiên khắc nghiệt, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù mà còn thủy chung, nhân nghĩa, bao dung. Vùng đất nổi tiếng hiếu học và học giỏi này đã sản sinh và nuôi dưỡng biết bao con người hào kiệt, tô đậm thêm bản sắc Hà Tĩnh và làm rạng danh đất Việt. Đó là danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du; Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ khí phách hiên ngang, vừa giỏi thơ văn, vừa có tài kinh bang tế thế; các nhà sử học tinh thông như: Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích; nhiều chí sỹ yêu nước, sẵn sàng xả thân vì dân tộc như: Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng; các nhà giáo dục lớn như: Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch; những nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng trong thế kỷ XX như: Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đình Tứ, Hà Huy Giáp, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn…

Nhìn lại lịch sử, từ ngày có Đảng lãnh đạo, bất kỳ giai đoạn nào, Hà Tĩnh cũng là địa phương đi đầu trong các phong trào cách mạng, là nơi cung cấp sức người, sức của cho các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong giai đoạn chuẩn bị thành lập Đảng, tháng 12/1929, chi bộ đầu tiên của Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Trường Tiểu học Pháp Việt (TX Hà Tĩnh) do đồng chí Lê Bá Cảnh làm Bí thư. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và cuối tháng 3/1930, Đảng bộ Hà Tĩnh đã được thành lập, đồng chí Nguyễn Trung Thiên (tên thật là Trần Hữu Thiều) được bầu làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Hà Tĩnh đã cùng Nhân dân cả nước dấy lên các cao trào cách mạng, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, mở đầu cho giai đoạn cách mạng mới. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 nổ ra, Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh của cả nước giành chính quyền sớm nhất chỉ trong vòng 5 ngày. Hà Tĩnh tự hào là vùng quê sinh ra và nuôi dưỡng 2 cố Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập; người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng. Đây là những chiến sỹ cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, tấm gương sáng ngời về tinh thần anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, đã lãnh đạo, tập hợp sức mạnh toàn dân đấu tranh, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Tĩnh tiếp tục góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và bảo vệ biên giới. Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất trong cả nước không cho giặc Pháp đứng chân trọn một ngày, đóng góp nhân tài, vật lực cho kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Cùng với cả nước đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất nước nhà, Nhân dân Hà Tĩnh vừa sản xuất, vừa chiến đấu, bảo đảm an toàn hậu phương, giữ vững mạch máu giao thông thông suốt, chi viện cho chiến trường miền Nam. Từ trận đầu thắng Mỹ (26/3/1965) ở núi Nài đến những chiến công vang dội trên mặt trận giao thông vận tải, những đợt tuyển quân lớn với hàng vạn con em lên đường ra trận đã góp phần vào chiến công chung của dân tộc. Những tên đất, tên làng, tên đường như: Ngã ba Đồng Lộc, phà Bến Thủy, phà Địa Lợi, phà Linh Cảm, Làng K130, Đèo Ngang, Khe Giao, sông Phủ - núi Nài… gắn với những tên tuổi anh hùng như: La Thị Tám, Vương Đình Nhỏ, Uông Xuân Lý, Nguyễn Tri Ân, Võ Triều Chung, Nguyễn Tiến Tuẩn, Dương Chí Uyển, 10 cô gái núi Nài, 10 nữ anh hùng thanh niên xung phong Đồng Lộc… đã khắc sâu vào lịch sử hào hùng của dân tộc.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Kỳ họp thứ IX, thứ X, Quốc hội khóa VIII đã ban hành nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính của 13 tỉnh, thành phố, chia tách 8 tỉnh thành 16 tỉnh, trong đó có tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 16/8/1991, BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh ra Nghị quyết số 26-NQ/TU chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau 30 năm tái lập tỉnh, 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ Hà Tĩnh đã lãnh đạo toàn dân giành được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực, từng bước đưa Hà Tĩnh thoát khỏi tỉnh nghèo, vươn lên phát triển bền vững.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ dân thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hương Đô, huyện Hương Khê (tháng 5/2021). Ảnh: Thu Hà

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Kinh tế có bước phát triển vượt bậc. Từ một tỉnh thu ngân sách, GRDP bình quân đầu người đạt rất thấp đã vươn lên trở thành tỉnh có quy mô kinh tế thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ. Tốc độ tăng trưởng GRDP duy trì ở mức cao qua các thời kỳ (giai đoạn 1991-2020, đạt 10,33%/năm); quy mô kinh tế tăng gấp 95 lần; GRDP bình quân đầu người tăng gấp 86 lần; thu ngân sách tăng gấp 722 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 300 lần so với năm đầu tái lập. Đặc biệt, sự hình thành và phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng đã tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng KT-XH toàn tỉnh, đồng thời đặt nền tảng cho sự ra đời của TX Kỳ Anh.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng thăm dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh. Ảnh: Nam Giang

Công tác thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế đạt những kết quả vượt bậc. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (theo giá hiện hành) giai đoạn 2011-2019 đạt 409 nghìn tỷ đồng, gấp 10 lần so với giai đoạn 2001-2010, bằng 236 lần so với giai đoạn 1991-2000. Đặc biệt, thu hút đầu tư các dự án lớn đạt kết quả nổi bật.

Video: Thông xe cầu Cửa Hội nối Nghệ An - Hà Tĩnh ngày 14/3/2021.

Đến nay, toàn tỉnh có 1.452 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 437.171 tỷ đồng, tương đương 18,964 tỷ USD, trong đó có 1.375 dự án đầu tư trong nước và 77 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đứng thứ 9 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2015, dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh có tổng vốn đầu tư 12,8 tỷ USD đã hoàn thành giai đoạn I và đi vào hoạt động, đóng góp trên 30% GRDP của tỉnh, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động. Dự án Nhà máy Nhiệt điện 2 của Tập đoàn Mitsubishi Nhật Bản, các dự án cảng nước sâu đang được các nhà đầu tư xúc tiến đầu tư và nhiều dự án phụ trợ khác đã đưa Khu kinh tế Vũng Áng trở thành một trong 6 khu công nghiệp trọng điểm của cả nước. Hiện nay, nhà đầu tư chiến lược đang kết nối, khảo sát, xúc tiến đầu tư một số dự án lớn như: tổ hợp công nghiệp sản xuất ô tô, bệnh viện Vinmec; các dự án hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, du lịch dịch vụ; các khu du lịch biển (Tập đoàn FLC, TH, VSIP, Vingroup, Công ty Vịnh Nha Trang, Simens, Tân Cơ và LNG Centra Hoa Kỳ...).

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại. Công nghiệp có bước đột phá và phát triển vượt bậc, quy mô tăng 350 lần; thương mại, dịch vụ và du lịch không ngừng được mở rộng. Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tạo được dấu ấn rõ nét, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 171/182 xã đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 94%), 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu; 8/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tạo được dấu ấn rõ nét, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Giáo dục - đào tạo đạt kết quả tích cực. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 giảm còn 3%. Văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao có nhiều chuyển biến tích cực; công tác y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Khoa học - công nghệ, thông tin truyền thông tham gia tích cực vào thực tiễn sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển KT-XH. Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện nhất quán, đồng bộ các giải pháp khắc phục, xử lý những vấn đề phức tạp, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền động viên, trao quà cho em Đinh Thị Minh Trang ở thôn Đại Lợi, xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ) đạt điểm cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, gặp hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thu Hà

Sau 30 năm tái lập tỉnh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được tỉnh chú trọng toàn diện trên các lĩnh vực: giáo dục chính trị, tư tưởng; công tác cán bộ, phát triển đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; công tác vận động Nhân dân. Hoạt động của MTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội được tập trung lãnh đạo và từng bước đổi mới. Hệ thống chính quyền các cấp được củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Dân chủ được phát huy rộng rãi; nội bộ đoàn kết, thống nhất; sức mạnh khối đoàn kết toàn dân được tăng cường; kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang được siết chặt đã tạo sức mạnh tổng hợp để Hà Tĩnh vượt qua mọi khó khăn, vươn lên phát triển bền vững.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Kế thừa thành quả 190 năm, trên bước đường đổi mới, Đảng bộ Hà Tĩnh luôn xác định rõ nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện là then chốt; phát triển KT-XH là trung tâm; phát triển văn hóa là mục tiêu, động lực; đảm bảo QP-AN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và tích cực thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Toàn cảnh thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Hà Tĩnh đang từng bước thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: “Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, QP-AN đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, tỉnh tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm, 5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược. Trên cơ sở quy hoạch sẽ được Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới, tỉnh chú trọng việc kết nối vùng; cụ thể hóa và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với triển khai Đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh; ưu tiên các lĩnh vực công nghiệp sau thép, công nghiệp chế biến, chế tạo. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông chiến lược, hình thành các trục phát triển; đầu tư hạ tầng số, kết cấu hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KHKT, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân. Huy động tối đa nguồn lực để xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế đa chức năng, trung tâm công nghiệp động lực và logistics gắn với phát triển kinh tế biển, ven biển. Chú trọng phát triển, chỉnh trang và nâng cao chất lượng đô thị. Phát huy tiềm năng, lợi thế, từng bước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung thu hút, mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào địa bàn để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ngay trên quê hương. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực để phát triển KT-XH; quan tâm chính sách an sinh xã hội; đảm đảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; chủ động ứng phó với mọi tình huống, luôn đặt lợi ích Nhân dân, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, sức khỏe của Nhân dân lên trên hết, trước hết.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Ngành công nghiệp Hà Tĩnh đã có sự phát triển đột phá về quy mô, năng lực sản xuất, đưa giá trị sản xuất toàn ngành lên hơn 80.000 tỷ đồng, trở thành “hạt nhân” kinh tế của tỉnh.

Trong công tác xây dựng Đảng, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trước yêu cầu mới; thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện tốt Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trọng danh dự, sáng tạo, đột phá trong suy nghĩ, cách làm, tạo sản phẩm cụ thể, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân.

Truyền thống 190 năm nhân lên niềm tự hào, tạo động lực to lớn để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng dự lễ khánh thành và gắn biển công trình nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão, lũ tại thôn Vĩnh Long, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh. Ảnh: Vũ Viễn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại, tiếp dân với phương châm gần dân, sát dân, trọng dân, lắng nghe Nhân dân, hiểu Nhân dân và giải quyết kịp thời các kiến nghị hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, sự chung sức của Nhân dân và con em Hà Tĩnh trong, ngoài nước tham gia xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh; phát triển KT-XH nhưng phải luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trên chặng đường mới, chúng ta phải luôn trân trọng, gìn giữ, kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa mà các thế hệ đi trước đã bồi đắp, tiếp tục xây dựng, phát triển nâng tầm giá trị văn hóa, phẩm chất tốt đẹp của con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới. Thường xuyên giữ gìn và phát huy cốt cách của con người Hà Tĩnh về lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bản lĩnh, hiếu học, vị tha, cần cù, chịu khó, cởi mở, hiếu khách, đoàn kết, tương thân, tương ái và hình thành những chuẩn mực đạo đức trong thời đại mới như: tính tổ chức, tính kỷ luật, cầu thị, khát khao đổi mới, có bản lĩnh chính trị vững vàng; xây dựng lối sống mình vì mọi người…

Đón sự kiện trọng đại - tỉnh nhà tròn 190 tuổi, trong niềm xúc động, tự hào, mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Tĩnh đặt trọn niềm tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng; ý thức cao hơn về trách nhiệm của mình; mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phát động các cao trào thi đua mới, đoàn kết, quyết tâm cao nhất thực hiện thành công mục tiêu Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

Video: Ca khúc “Người Hà Tĩnh có thương”. Sáng tác: Lan Dung - Hà An. Biểu diễn: Ca sỹ Tùng Dương.

Ảnh: pv - ctv

Thiết Kế: Thành nam

ủy viên bch trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy HÀ TĨNH

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.