Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

>> Bài 2: Để du lịch Lộc Hà “cất cánh”

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Lộc Hà tuy là huyện mới nhưng được kết tinh từ những vùng đất giàu trầm tích văn hóa với nhiều danh thắng nổi tiếng và bờ biển đẹp. Tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư, Lộc Hà tạo nên nhiều điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, từng bước phát triển ngành du lịch.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa
Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Dịp đầu hè năm nay, anh Nguyễn Thanh Phương (phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh) tổ chức cho gia đình và các bạn học cũ ở tận Lai Châu về biển Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) vui chơi. 2 ngày ở đây, họ lựa chọn Nhà khách Việt - Lào nằm ngay trên bãi biển làm nơi lưu trú và tổ chức đi vãn cảnh chùa Chân Tiên, chơi Công viên nước Vinpearl Cửa Sót (xã Thịnh Lộc), rồi thỏa sức hòa mình trong làn nước biển Xuân Hải trong xanh.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

“Biển Lộc Hà - Đến để yêu hơn” là chủ đề cũng là mục tiêu và mong muốn trong mùa du lịch biển năm 2022.

Anh Nguyễn Thanh Phương chia sẻ: “Tôi đã nhiều lần đến đây và lần này quyết định trở lại vì được tắm mát ở bãi biển đẹp và có cơ hội thưởng thức tiếp những món ăn ngon. Ngoài các món hải sản tươi ngon như: cua hấp, ghẹ luộc, tôm chao, mực luộc, hàu nướng, cá đục nướng, cá nục nướng, cá trích nướng, gỏi cá các loại, nộm sứa... thì tôi cùng người thân, bạn bè còn rất “khoái khẩu” các sản phẩm OCOP như: mực khô Ngọc Diệp, mực một nắng Bích Lan, các loại rau quả chấm nước mắm Đồng Châu, ruốc kem Lương Tuyết…”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Cơ sở chế biến Bích Lan nâng tầm mực Lộc Hà thành sản phẩm OCOP mực một nắng.

Lộc Hà có 12 km đường bờ biển chạy từ khu vực giáp ranh giữa xã Cương Gián (Nghi Xuân) đến các xã vùng bãi ngang của huyện Thạch Hà. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lộc Hà bãi tắm Xuân Hải với chiều dài gần 1 km, bãi thoải rộng khoảng 200m, cát trắng mịn, làn nước trong xanh. Ngay sát bãi biển là hệ thống đê kè kiên cố, những cánh rừng chắn cát hoang sơ, những khu dân cư trù phú, những cánh đồng tươi xanh và cảnh quan thơ mộng của dãy núi Bằng Sơn.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Du khách tấp nập về biển Lộc Hà trong những ngày đầu nắng nóng.

Du khách đến với biển Lộc Hà khá thuận tiện vì chỉ cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 14 km. Để đưa du lịch biển trở thành điểm nhấn của ngành “công nghiệp không khói”, những năm gần đây, chính quyền và người dân Lộc Hà đã có nhiều cố gắng trong thu hút khách du lịch. Anh Trần Hữu Hòa - chủ nhà hàng Hòa Duân (tổ dân phố Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà) cho biết: “Thời gian qua, nhà hàng chúng tôi đã chú trọng liên hệ các đầu mối hải sản lớn nhằm đảm bảo nguyên liệu đầu vào luôn tươi ngon, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề chế biến và phong cách phục vụ, chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm, quan tâm giữ gìn môi trường, có ý thức bảo vệ ANTT… Nhờ vậy, khách hàng đến đây ngày một đông, tình hình kinh doanh khá tốt, quy mô nhà hàng không ngừng mở rộng. Qua đó, vừa giúp chúng tôi tăng lợi nhuận, vừa góp phần thu hút du khách đến với biển Lộc Hà và thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển”.

Những năm gần đây, Lộc Hà đã “trải thảm đỏ” mời gọi nhiều doanh nghiệp vào đầu tư để mang đến diện mạo mới cho du lịch biển. Ông Tô Huy Phương - Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng chia sẻ: “Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của du lịch biển Lộc Hà, chúng tôi đã tiên phong trong đầu tư kinh doanh với dự án Tổ hợp du lịch khách sạn, nhà hàng và vui chơi giải trí biển trên diện tích 33.400 m2, có quy mô: khu khách sạn 9 tầng, 25 nhà Bungalow, nhà hàng ẩm thực, khu vui chơi thể thao… với tổng mức đầu tư 480 tỷ đồng. Hiện nay, dự án đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng giai đoạn 1, sắp tới có thể khai thác 15 nhà Bungalow và nhiều hạng mục quan trọng khác”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót (xã Thịnh Lộc - Lộc Hà) với hệ thống resort cao cấp và công viên nước hiện đại. Ảnh Đình Nhất

Ngoài dự án Tổ hợp du lịch khách sạn, nhà hàng và vui chơi giải trí của Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng, 5 năm qua, Lộc Hà thu hút gần 100 dự án với số vốn trên 2.000 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông, đê kè, kênh mương phục vụ đa mục tiêu, trong đó có phát triển du lịch. Một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư xây dựng nhiều dự án du lịch tầm cỡ, trong đó phải kể đến Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót do Tập đoàn Vingroup đầu tư với tổng mức 300 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện còn có 3 dự án khác đang trong giai đoạn “khởi động” xây dựng là Làng Du lịch cộng đồng thôn Nam Sơn (tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng); Tổ hợp Khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Lộc Hà (240 tỷ đồng) và Sân Golf quốc tế Thịnh Lộc (1.000 tỷ đồng).

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Không chỉ sở hữu bãi biển đẹp, Lộc Hà còn là vùng đất giàu trầm tích văn hóa với những di tích, danh thắng nổi tiếng, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình. Chị Lê Thị Thuận (quê xã Thạch Châu, hiện sinh sống tại TP Hồ Chí Minh) cho biết: Mỗi năm, tôi thường về quê dịp lễ hội chùa Chân Tiên (xã Thịnh Lộc) để thư thái ngắm nước hồ tiên, thả mình trong không gian trầm mặc hoặc leo lên đỉnh núi Tiên An, chiêm ngưỡng nơi giao thoa giữa rừng với biển. Đây còn là dịp để tôi vãn cảnh các khu đền, chùa lân cận như: đền Sát Hải Đại Vương, đền Tứ Vị Thánh Nương, đền Bản Cảnh...”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Du khách tham gia lễ hội chùa Chân Tiên (xã Thịnh Lộc)

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Trống giong, cờ mở trong ngày hội đền Sát Hải Đại vương (xã Thịnh Lộc)

Cách chùa Chân Tiên khoảng 4 km là chùa Kim Dung - di tích lịch sử cấp tỉnh (được công nhận năm 2013) cũng tọa lạc sừng sững trên đỉnh núi Bằng Sơn, thuộc thị trấn Lộc Hà. Mỗi năm, nơi đây có khoảng 4.000-4.500 lượt du khách về chiêm bái, cầu nguyện, vãn cảnh, nhất là vào ngày lễ chùa (14-15/3 âm lịch). Ông Nguyễn Duy Bính - nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà tự hào giới thiệu: “Chùa Kim Dung với cảnh sắc nên thơ là điểm du lịch tâm linh thu hút khá đông thiện nam, tín nữ hành hương về đây. Ngoài ra, khu vực núi Bằng Sơn còn có nhiều điểm đến đẹp hoang sơ và kỳ thú như: hang Dơi, đá Ông, đá Bà, đá Trâu, đá Nghé, hồ lớn và 2 con suối nước chảy rả rích quanh năm...”.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Rước bằng di tích lịch sử văn hóa đền Vĩnh Tuy (xã Phù Lưu).

Lộc Hà hiện còn hơn 200 đền chùa, miếu mạo, nhà thờ họ lắng đầy trầm tích văn hóa (có 65 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia), trong đó có nhiều di tích lớn, có cấu trúc đẹp, giàu ý nghĩa như: chùa Xuân Đài (thị trấn Lộc Hà); chùa Phổ Độ (Hộ Độ); đền thờ Vua Mai Hắc Đế, chùa Triều Sơn (Mai Phụ); nhà thờ họ Phan Huy (Thạch Châu); đình Đỉnh Lự (Tân Lộc); đền Vĩnh Tuy (Phù Lưu); Đền Cả, nhà thờ Nguyễn Văn Giai (Ích Hậu)… Từ 2015 đến nay, toàn huyện đã huy động được hơn 200 tỷ đồng (chủ yếu bằng nguồn xã hội hóa) để trùng tu, nâng cấp, xây dựng các di tích; riêng 2 năm gần đây, huy động được 76 tỷ đồng trùng tu 30 di tích.

Cùng với hệ thống di tích phong phú, mỗi năm, Lộc Hà có hàng chục lễ hội đặc sắc, thu hút hàng chục nghìn lượt du khách và Nhân dân tham gia. Có thể kể đến lễ hội: Đền Cả vào ngày mùng 6 tháng Giêng, lễ giỗ Vua Mai vào ngày 13 tháng Giêng, lễ hội chùa Chân Tiên vào ngày 2-3/3, lễ hội chùa Kim Dung vào ngày 14-15/3, lễ hội đền Lê Khôi (đền thờ chính thuộc xã Thạch Hải, Thạch Hà) các ngày đầu tháng 5 âm lịch…

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Lộc Hà còn có nhiều vùng quê yên bình, trù phú, giàu đẹp. Về đây, những người yêu thích cuộc sống thôn dã, bình dị có thể ghé thăm các khu dân cư kiểu mẫu Vĩnh Phong (Hộ Độ), Đông Thắng (Mai Phụ), Thanh Tân (Thạch Châu), Phú Mỹ (Thạch Mỹ), Thanh Mỹ (Phù Lưu), Quan Nam (Hồng Lộc), Tân Thượng (Tân Lộc), Yên Định (Thịnh Lộc)…

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Những ngôi làng bình yên, tuyến đường sạch đẹp, vườn rau xanh mướt ở Lộc Hà

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Bức tranh NTM của thôn ven biển Yên Điềm, xã Thịnh Lộc.

Trong hành trình tham quan các tour, tuyến du lịch thôn quê, du khách có thể ghé thăm ngôi nhà trí tuệ của thôn Đông Thắng để hòa cùng các màn nhảy dân vũ, đánh cờ vây, chơi cờ gánh; chiêm ngưỡng 2 gốc đa hơn 300 năm tuổi ở nhà thờ Vua Mai (Mai Phụ); vào Bảo tàng Hoa Cương (Bình An) để xem những cuốn sách hay, những hiện vật cổ từng gắn bó với nền văn minh lúa nước; đi “phượt” ở đập Khe Hao (Tân Lộc) để được tắm khe, câu cá, ngắm núi, ngắm hồ; lên đồi chè Hồng Lộc để được trải nghiệm cuộc sống nơi núi đồi hoang sơ và thưởng thức chè xanh mang đậm hồn quê.

Ngoài ra, du khách cũng có thể đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm tại các làng nghề truyền thống như: làng chổi đót Hà Ân (Thạch Mỹ), làng bún Đại Lự (Hồng Lộc), làng muối Châu Hạ (Thạch Châu), làng nướng cá (Cụm công nghiệp Thạch Kim)… Qua đó, có thể hiểu hơn về con người, phong tục, tập quán và những nét văn hóa đặc trưng của Lộc Hà.

Lộc Hà đánh thức tiềm năng ngành “công nghiệp không khói” (bài 1): Vùng quê thơ mộng và giàu trầm tích văn hóa

Xã Hộ Độ, cửa ngõ vào Lộc Hà từ TP Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Việt Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà chia sẻ: “Dù còn nhiều khó khăn, nhưng cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ngành, Lộc Hà không ngừng nỗ lực biến các tiềm năng, lợi thế thành động lực để phát triển du lịch. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể, đồng bộ, thích ứng với điều kiện mới để du lịch Lộc Hà phát triển nhanh hơn, bền vững hơn”.

(Còn nữa)

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast