Trang chủ

Vụ đông ở Hà Tĩnh - khi nông dân sản xuất theo “thông lệ”... trông chờ!

Phải nói rằng, điều kiện sản xuất vụ đông ở Hà Tĩnh là rất khắc nghiệt. Nếu không gặp vài ba trận bão lũ thì mưa cũng dầm dề làm tiêu điều những cánh đồng rau, ngô vụ đông. Hỗ trợ sản xuất trở thành “thông lệ” trước mỗi vụ xuống giống...

Vụ đông ở Hà Tĩnh - khi nông dân sản xuất theo “thông lệ”... trông chờ!

Trận lũ hồi đầu tháng 9 vừa qua “mở màn” cho mùa sản xuất khó khăn nhất - vụ đông ở Hà Tĩnh. Hàng nghìn ha lúa hè thu, rau và cả những vùng đất vừa được cày bừa kỹ chuẩn bị xuống giống đều bị nước lũ nhấn chìm.

Vụ đông ở Hà Tĩnh - khi nông dân sản xuất theo “thông lệ”... trông chờ!

Đó cũng là lý do vụ đông ở Hà Tĩnh luôn phải “trễ hẹn” với lịch thời vụ của ngành chuyên môn. Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Thời vụ xuống giống của những cây trồng chủ lực vụ đông thường tập trung vào tháng 9, tháng 10. Song, đây cũng là cao điểm của lũ lụt, mưa lớn. Nhiều năm, bà con nông dân phải làm đi làm lại nhiều lần nên tâm lý chờ qua tiết Sương giáng (cuối tháng 10 - PV) bớt mưa mới tập trung sản xuất”.

Thế nhưng, suốt thời gian này, các vùng sản xuất đã bỏ lỡ không ít thời tiết nắng ráo thuận lợi. Kể cả những cánh đồng ngô tập trung cũng “án binh bất động”. Và đến thời điểm này, khi thời vụ của trà đông muộn không còn nhiều, toàn tỉnh chỉ mới sản xuất được gần 2.500 ha ngô lấy hạt (65% kế hoạch); hơn 1.000 ha ngô sinh khối (57% kế hoạch); hơn 3.400 ha rau các loại (trên 76% kế hoạch).

Vụ đông ở Hà Tĩnh - khi nông dân sản xuất theo “thông lệ”... trông chờ!

Đầu vụ đông 2019, mưa lũ liên tục khiến nhiều diện tích rau màu hư hại (ảnh chụp ngày 16/10/2019).

Chờ thời tiết thuận lợi, chờ người khác xuống giống trước, ở một địa phương còn có tâm lý chờ... hỗ trợ! Chẳng hạn như ở Hương Khê, trong đợt lũ tháng 9 vừa qua, địa phương này đã đề nghị được hỗ trợ giống ngô đông, nhưng không được “chuẩn y” vì thời điểm xảy ra mưa lũ, hầu như các diện tích đều chưa xuống giống.

Có người cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân khiến tiến độ sản xuất vụ đông năm nay bị chậm. Đến nay, ở Hương Khê cũng chỉ mới sản xuất được 420 ha ngô/1.600 ha kế hoạch. Nếu chỉ vì giá cả, đầu ra khó khăn mà dừng sản xuất thì thức ăn của 45.000 con trâu, bò biết trông đợi vào đâu?

Vụ đông ở Hà Tĩnh - khi nông dân sản xuất theo “thông lệ”... trông chờ!

Khoảng 2 năm gần đây, những câu chuyện về “vỡ kèo” liên kết sản xuất cây vụ đông liên tục gây ồn ào. Liên kết trồng ớt cay ở Cẩm Vịnh, Cẩm Hà; trồng khoai tây trên cát ở Cẩm Hòa, Cẩm Dương, thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên); mô hình trồng ớt cay ở Đức Thọ... là những “điển hình” cho những cái kết không có hậu trong việc liên kết.

Vụ đông ở Hà Tĩnh - khi nông dân sản xuất theo “thông lệ”... trông chờ!

Người dân Cẩm Xuyên làm đất để xuống giống khoai tây trên đất cát (tháng 11/2018).

Phân tích nguyên nhân thất bại thì do điều kiện đất đai, khí hậu không phù hợp với đối tượng cây trồng mới, trình độ kỹ thuật của người sản xuất chưa đáp ứng nhưng lại muốn “thử tìm vận may”.

Ông Nguyễn Doãn (thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, Lộc Hà) cho hay: “Thấy giống khoai lang vàng dễ bán nên bà con đưa về trồng trong vụ đông. Khổ nỗi, do đất đai, khí hậu thế nào mà mấy năm đều không cho củ. Cả xã có 100 ha đất trồng khoai nhưng năm nay chẳng sản xuất bao nhiêu, bây giờ bà con không buồn làm nữa, để không đất, chờ đến mùa lạc xuân”.

Vụ đông ở Hà Tĩnh - khi nông dân sản xuất theo “thông lệ”... trông chờ!

Sau một thời gian triển khai, mô hình sản xuất ớt cay ở xã Cẩm Vịnh thực chất chỉ là sự liên kết nửa vời, thiếu tính bền vững, dẫn đến việc ớt đến kỳ thu hoạch nhưng doanh nghiệp “một đi không trở lại”. (ảnh chụp ngày 17/4/2018).

Mô hình trồng ớt cay ở Cẩm Vịnh cũng bị doanh nghiệp “lật kèo” vì kiểu liên kết nửa vời. Vội vàng “bắt tay” với Công ty TNHH Anh Thôi (xã Xuân Quang, Thọ Xuân, Thanh Hóa) chỉ qua lời giới thiệu, đến thời điểm ớt chín thối không tiêu thụ được mới vỡ lẽ... hợp đồng chưa ký kết. Hậu quả, chính quyền tất tả kêu gọi cuộc giải cứu ớt “bất đắc dĩ”, còn người nông dân ngậm ngùi vì giá rẻ như cho...

ảnh: nguyễn oanh & tư liệu

thiết kế: huy tùng

(Còn nữa)

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.