Quốc phòng - An ninh

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Hà Tĩnh hiện có 2.831 cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy (PCCC), trong đó, đặc biệt có 2 khu kinh tế, 5 khu công nghiệp, 18 trung tâm thương mại và chợ, 2 tổng kho xăng dầu, 1 tổng kho khí hóa lỏng, cùng nhiều khách sạn, nhà cao tầng... Do đó, nguy cơ cháy nổ luôn ở mức cao.

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Với Thiếu tá Lê Đình Lộc - Đội trưởng Đội PCCC & Cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trung tâm (Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH), trong nhiều lần tham gia chữa cháy rừng, thì lần chữa cháy ở Nghi Xuân vào cuối tháng 6/2019 là dai dẳng, gian nan nhất. “Cùng với các lực lượng khác, suốt 3 ngày thay nhau quần thảo với giặc lửa, anh em chúng tôi gần như bã cả người. Đã có lúc anh em gần như kiệt sức vì nắng, lửa bỏng rát nhưng chúng tôi vẫn căng mình khống chế và ngăn chặn đám cháy lan xuống khu dân cư. Mỗi đêm, anh em chiến sỹ chỉ ngủ chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, gần như không còn thời gian nghỉ ngơi…” - Đại úy Lê Đình Lộc chia sẻ.

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Cảnh sát PCCC Công an Hà Tĩnh tham gia chữa cháy rừng Nghi Xuân...

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

và tiểu khu 324 xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (6/2019) Ảnh: PV - CTV.

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Cho đến tận giờ, Trung tá Nguyễn Văn Lộc - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH vẫn không thể nào quên được hơn 6 giờ đồng hồ vật lộn với khói lửa để dập tắt đám cháy ở Karaoke Kingdom Club (TP Hà Tĩnh) vào ngày 25/3/2018. “Hơn 5h, chúng tôi đã có mặt với 10 xe chữa cháy chuyên dụng, 2 xe cứu thương và hơn 100 cán bộ, chiến sỹ để chữa cháy. Nhưng do tòa nhà cao tầng với thiết kế khép kín nên việc tiếp cận với tâm lửa hết sức khó khăn. Khí độc thải ra từ đám cháy đã lấy đi nhiều sức lực của các chiến sỹ. Cứ vài chục phút, các chiến sỹ lại thay phiên nhau để quá trình dập lửa được diễn ra liên tục. Trong quá trình chữa cháy, Thượng úy Hoàng Trọng Điệp đã bị đứt lìa ngón tay khi khoan cắt tường ở tầng 4 để tiếp cận đám cháy…” - Trung tá Lộc nhớ lại.

Lính cứu hỏa chữa cháy bên trong vụ cháy Karaoke Kingdom Club (3/2018).

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Trung úy Hoàng Trọng Điệp bị thương trong khi làm nhiệm vụ (video, ảnh tư liệu).

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Có thể nói, trong tất cả các tình huống, những người lính phòng cháy không bao giờ quản ngại khó khăn, xông mình trong hiểm nguy để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân...

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!
Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Đại tá Nguyễn Đình Thừa (giữa) - Phó GĐ Công an Hà Tĩnh kiểm tra công tác PCCC tại chợ Hồng Lĩnh.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 2.813 cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC (trong đó có 186 cơ sở loại I, 716 cơ sở loại II, 1.911 cơ sở loại III). Đặc biệt, có 2 khu kinh tế, 5 khu công nghiệp, 19 cụm CN-TTCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết; 18 trung tâm thương mại và chợ; 2 tổng kho xăng dầu, 1 tổng kho khí hóa lỏng, 8 trạm sang chiết, nạp gas; cùng nhiều khách sạn, làng nghề, nhà cao tầng, kho bảo quản vật liệu nổ công nhiệp… Tình hình cháy nổ tại Hà Tĩnh cũng ngày càng phức tạp.

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!
Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Cảnh sát PCCC Hà Tĩnh tham gia diễn tập phương án PCCC , hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổng kho Xăng dầu Vũng Áng và Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên).

Từ năm 2014 - 2018, trên địa bàn xảy ra 232 vụ cháy, thiệt hại về tài sản ước tính gần 86 tỷ đồng, làm 6 người chết, bị thương 9 người; xảy ra 64 vụ cháy rừng, chết 2 người, thiệt hại 135,68 ha rừng. Riêng từ đầu năm 2019 lại nay, toàn tỉnh xảy ra 43 vụ cháy, gây thiệt hại trên 23 tỷ đồng; 14 vụ, với 450 ha rừng bị cháy…

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Thực trạng này buộc lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH phải ngày càng hoàn thiện, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tính đến nay, lực lượng cảnh sát PCCC đã có quân số trên 130 người (tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010). Cán bộ, chiến sỹ của đơn vị thường xuyên được huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, chiến đấu, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách… Các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; công tác hậu cần phục vụ nhiệm vụ chiến đấu của lực lượng chuyên nghiệp ngày càng được đầu tư, nâng cấp. Hiện tại, Phòng có 22 xe ô tô các loại, 10 máy bơm chữa cháy, 2 xuồng cao su và một số thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có động cơ khác.

Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!
Ai gọi cứu hỏa, chúng tôi đến ngay!

Thượng tá Hoàng Văn Long - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH chia sẻ: “So với yêu cầu nhiệm vụ thì phương tiện, biên chế cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp chưa thể đáp ứng được 100% yêu cầu. Tuy nhiên, PCCC là trách nhiệm của toàn dân, do đó, cần phải huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành và mọi tầng lớp nhân dân. Phải gắn kết phong trào toàn dân tham gia PCCC với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, với phương châm “4 tại chỗ”: Lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần tại chỗ, mà nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở…”.

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.