“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Đóng vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, thời gian qua, bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là “quý nhân” đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo. Rất nhiều người ở Hà Tĩnh đã được Quỹ BHYT thanh toán, chia sẻ rất lớn khi không may gặp tai nạn rủi ro hay bệnh hiểm nghèo.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Cho đến hôm nay, người dân thôn 7 – xã Cổ Đạm (Nghi Xuân) vẫn không tin rằng chị Lê Thị Tâm (SN 1982) có thể khỏe mạnh, trở về với gia đình. Trong nghẹn ngào xúc động, chị Tâm luôn nhắc đến tấm thẻ BHYT với tất cả sự biết ơn, trân trọng.

Sau nhiều năm đi lao động ở Ai Cập, chị Tâm trở về quê hương với niềm tin phơi phới về sức khỏe và vốn liếng tích cóp được. Chị cùng chồng xây nhà và sinh con. Tuy nhiên, năm 2017, chị bắt đầu ngã bệnh. Căn bệnh mà chị mắc phải, oái oăm thay lại là căn bệnh vô cùng hiểm nghèo - thiếu vi chất trong máu.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Sau một thời gian điều trị ở tuyến dưới không hiệu quả, năm 2018, bệnh của chị Tâm trở nặng phải cấp cứu ở Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Bà Nguyễn Thị Vân - mẹ ruột chị Tâm cho biết: “Khi con tôi nhập viện, bác sỹ yêu cầu mổ cấp cứu ngay và cho người nhà biết, chỉ còn 2% cơ hội sống sót. Lúc bấy giờ tôi phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay cả lãi nóng để có tiền điều trị cho con. May sao, trước đó con tôi đã tham gia BHYT hộ gia đình nên đã được thanh toán hơn 300 triệu đồng viện phí. Với gia đình tôi, đó là số tiền lớn và BHYT giống như “quý nhân” đã trợ giúp lúc chúng tôi gian khó nhất”.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Hiện nay, chị Tâm đã được xét hưởng chế độ BHYT hộ nghèo nên đã được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh. Bây giờ mỗi tháng chị đều phải ra Hà Nội khám và lấy thuốc, mỗi lần mất hơn 10 triệu đồng. “Trong hoàn cảnh nợ nần chồng chất như hiện tại, sự hỗ trợ của BHYT đúng là sự cứu cánh của gia đình tôi, nếu không thì tôi cũng không còn chỗ để vay mượn mà trang trải thuốc thang nữa” - chị Tâm chia sẻ.

Được chi trả hơn 400 triệu đồng tiền viện phí năm 2018, đến nay, các thành viên gia đình ông Nguyễn Văn Biên (thôn Việt Yên - xã Nam Hương - Thạch Hà) vẫn còn rưng rưng khi nhắc đến BHYT. Ông Nguyễn Văn Biên (SN 1936), là cán bộ ngành giao thông nghỉ hưu, ông từng được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì nên được BHYT chi trả 100% tiền viện phí.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Hiện nay, ông Nguyễn Văn Biên (bên trái) vẫn phải thường xuyên khám, sử dụng thuốc và đều được BHYT chi trả.

Ông Biên chia sẻ: “Mặc dù có lương hưu và có con cái hỗ trợ nhưng căn bệnh nhồi máu cơ tim của tôi, nếu không được BHYT chi trả thì cũng khiến cả gia đình khốn đốn. Đó thực sự là một “quý nhân” của cuộc đời, giúp tôi không phải lâm vào cảnh nợ nần lúc xế chiều và cũng không phải làm phiền con cháu quá nhiều”.

BHYT đang ngày càng chứng tỏ được vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Từ đầu năm đến nay, trên toàn tỉnh đã có hơn 300 bệnh nhân nặng được BHYT chi trả với số tiền lớn, trong đó người cao nhất lên đến hơn 900 triệu đồng. Số liệu thống kê từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh cũng cho thấy, hầu hết những người được chi trả đều bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo và có gia cảnh khá khó khăn.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Với những lợi ích thiết thực từ BHYT, thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT cũng được cơ quan BHXH tỉnh và chính quyền các cấp vào cuộc khá đồng bộ. Chính vì thế, dù là một địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ người dân có thẻ BHYT của Hà Tĩnh khá cao.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Bà Trương Thị Tuyết – Trưởng phòng Khai thác và thu nợ, BHXH tỉnh cho biết: “Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của BHXH tỉnh. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, BHXH tỉnh đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân tích cực tham gia BHYT. Tính đến hết tháng 10/2019, toàn tỉnh có 1,106 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 87% dân số”.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Tuyên truyền BHYT học sinh cũng là một trong những giải pháp nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT trong cộng đồng (ảnh 1, 2). Những tấm thẻ BHYT là "quý nhân" trợ giúp học sinh nghèo trong những trường hợp bị bệnh hiểm nghèo (ảnh 3). Em Phạm Gia Khánh (áo đỏ) ở Hồng Lộc (Lộc Hà) là người được hưởng gần 1 tỷ đồng tiền hỗ trợ của BHYT năm 2018 (ảnh 4).

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, BHXH tỉnh đã thực hiện ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với 26 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 7 cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương, 18 cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương, 1 cơ sở y tế cơ quan. Thông qua bệnh viện đa khoa tuyến huyện, cơ quan BHXH đã ký hợp đồng với 258 trạm y tế tuyến xã để khám, chữa bệnh BHYT cho người dân.

Ông Lê Vinh (thôn 5, xã Bình Lộc, Lộc Hà) cho biết: “Tôi bị tai biến 19 năm nay và được hưởng chế độ BHYT suốt những năm tháng đó. Mặc dù chi phí không quá cao nhưng cũng đã hỗ trợ gia đình tôi rất lớn. Đặc biệt, 2 năm tôi còn mắc thêm bệnh tắc động mạch vành – một bệnh cần rất nhiều tiền. Tôi đã phải mổ để đặt sten 3 lần và may mắn là BHYT đã chi trả giúp gia đình tôi trên 200 triệu đồng tiền viện phí. Gia cảnh nghèo khó nên chúng tôi vô cùng cám ơn chính sách BHYT của Nhà nước”.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Ông Lê Vinh có 19 năm hưởng chính sách BHYT

Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được Quỹ BHYT chi trả khi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Vì thế, dù mức đóng không cao nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo, phải chi phí lớn, người tham gia BHYT sẽ được khám, chữa bệnh chu đáo, không phân biệt giàu, nghèo. Đặc biệt, người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến được Quỹ BHYT chi trả 80%, 95% hoặc 100% chi phí tùy thuộc vào nhóm đối tượng.

“Quý nhân” của người mắc bệnh hiểm nghèo

Ông Võ Viết Quang - Trưởng phòng Giám định BHYT, BHXH tỉnh cho biết: “Từ đầu năm 2019, ngành cũng đã chủ động phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí khám, chữa bệnh BHYT năm 2019 cho các cơ sở khám, chữa bệnh theo đúng quy định tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch về tài chính, tạo điều kiện để các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT chủ động hơn về nguồn kinh phí khám, chữa bệnh BHYT được sử dụng trong năm tài chính, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng quỹ BHYT. Từ đầu năm đến nay, đã có 1,393 triệu lượt bệnh nhân được khám chữa bệnh BHYT, trong đó có 1,206 triệu lượt bệnh nhân ngoại trú và 187 ngàn lượt bệnh nhân nội trú”.

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast