An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững
An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững
An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Cùng với các chủ trương, chính sách đồng hành cùng người dân vượt qua thiên tai, hoạn nạn, Hà Tĩnh luôn quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, chú trọng triển khai nhiều chương trình, giải pháp giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững. An sinh xã hội ngày càng được chăm lo song song với phát triển KT-XH là nền tảng để Hà Tĩnh vươn mình phát triển nhanh và bền vững.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Gần 1 năm thực hiện chính sách “hỗ trợ thu nhập cho thành viên hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, không có lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp hằng tháng khác”, cuộc sống của những hoàn cảnh thuộc diện hưởng chính sách này ở huyện Lộc Hà đã bớt phần bế tắc.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Ông Nguyễn Văn Tin (SN 1953, tổ dân phố Phú Đông, thị trấn Lộc Hà) chăm sóc người vợ bị bệnh suy tim hơn 18 năm nay.

Trong ngôi nhà nhỏ oi nồng trưa tháng 8, ông Nguyễn Văn Tin (SN 1953, tổ dân phố Phú Đông, thị trấn Lộc Hà) đang chăm sóc người vợ bị bệnh suy tim. “Bà nhà tôi bị bệnh 18 năm nay, đã được hưởng chính sách bảo trợ của Nhà nước. Còn tôi, gần 1 năm nay được tỉnh hỗ trợ 250 nghìn đồng/tháng, cộng lại cũng lo được phần thuốc thang, cuộc sống đỡ vất vả hơn” - ông Tin trải lòng.

Gia đình ông Tin là một trong 218 hộ ở huyện Lộc Hà được hưởng chính sách hỗ trợ thu nhập cho thành viên hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị quyết 72/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025 (gọi tắt là Nghị quyết 72). Chị Phạm Thị Hiền - chuyên viên Phòng LĐ-TB&XH huyện Lộc Hà cho biết: Chính sách này được triển khai đã giúp các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thêm nguồn hỗ trợ đều đặn hằng tháng. Cùng với đó, các hoàn cảnh cũng được các cấp, ngành và cộng đồng biết đến nhiều hơn, quan tâm và động viên cả về vật chất lẫn tinh thần”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Tin thuộc diện khó khăn nên cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Lộc Hà thường xuyên đến thăm hỏi, động viên.

Nghị quyết 72 ban hành trên cơ sở tổng hợp các chính sách về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời bổ sung một số nội dung mới, mở rộng đối tượng được hỗ trợ. Với sự đồng bộ trong chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện, các nguồn lực hỗ trợ đã tác động sâu rộng, toàn diện đến các lĩnh vực đời sống.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Theo tổng hợp của Sở LĐ-TB&XH sau hơn 1 năm triển khai, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 72 đạt hơn 797 tỷ đồng với gần 756.000 lượt người được thụ hưởng với các nhóm chính sách: trợ giúp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội; hỗ trợ tham gia BHYT, BHXH tự nguyện, hỗ trợ thu nhập cho thành viên hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Cán bộ BHXH thị xã Hồng Lĩnh và đại lý thu tư vấn chính sách hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện cho người dân.

Trong đó, giai đoạn 2020-2025 đánh dấu sự quan tâm đặc biệt của Hà Tĩnh trong các quyết sách ưu tiên hỗ trợ mở rộng diện bao phủ BHYT, BHXH hướng tới chiến lược an sinh xã hội bền vững. Thực hiện Nghị quyết 72, đến nay, toàn tỉnh có 517.159 người cao tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ mua BHYT tổng kinh phí bình quân hơn 83 tỷ đồng/năm; 55.875 người lao động tự do được hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng/năm.

Từ những chính sách nhân văn của tỉnh, nhiều địa phương chủ động trích ngân sách để tăng thêm mức hỗ trợ, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền đến tận người dân. Nhờ đó, đến cuối tháng 7/2023, toàn tỉnh có 152.744 người tham gia BHXH và 1.194.591 người tham gia BHYT; độ bao phủ BHYT đạt 92,8%.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thường xuyên phối hợp với các tổ chức, nhà hảo tâm và cá nhân tặng quà, hỗ trợ suất ăn cho bệnh nhân nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn điều trị tại bệnh viện.

Tiếp tục mở rộng diện “phủ sóng” về chính sách an sinh xã hội, tại Kỳ họp lần thứ 14 tổ chức vào tháng 7/2023, HĐND tỉnh khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết 108/2023/NQ-HĐND về hỗ trợ đối với người thuộc hộ nghèo và một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế giai đoạn 2023-2028.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Chị Nguyễn Thị Như Trang - Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: “Mỗi năm, bệnh viện tuyến đầu của tỉnh đón hàng nghìn lượt bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đến điều trị. Hằng ngày chứng kiến những khó khăn, bế tắc của người nghèo khi rơi vào cảnh ốm đau, chúng tôi cảm nhận sâu sắc về tính nhân văn các chính sách của Nhà nước để giúp họ chiến đấu với bệnh tật. Khi có thêm nguồn hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 108/2023/NQ-HĐND, bệnh nhân và người nhà sẽ yên tâm hơn, đồng thời bệnh viện cũng có điều kiện thuận lợi để giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Cán bộ Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tâm thần đang được quản lý, chăm sóc tại trung tâm.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Cũng tại kỳ họp giữa năm 2023, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 106/2023/NQ-HĐND, sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị quyết 72, trong đó, bổ sung thêm đối tượng được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Ngoài quản lý, chăm sóc người khuyết tật thần kinh, tâm thần khuyết tật nặng có hành vi nguy hiểm cho bản thân, gia đình, cộng đồng như trước đây, trung tâm sẽ tiếp nhận thêm những người bệnh tâm thần nặng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguyện vọng vào chăm sóc, nuôi dưỡng.

Ông Dương Hải Triều, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội cho biết: “Để thực hiện chính sách nhân văn này, chúng tôi đã có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, bố trí nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp mới. Bên cạnh đó, trung tâm đang khảo sát những bệnh nhân đang được quản lý, chăm sóc theo diện tự nguyện nhưng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo để phổ biến chính sách và hỗ trợ các gia đình chuyển sang đối tượng được bảo trợ chăm sóc lâu dài”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh được đầu tư khang trang, hiện đại.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh ngày được nâng cao nhờ vào các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh, theo Giám đốc Trần Viết Tới, từ năm 2021, cơ sở vật chất được đầu tư, đặc biệt, khu nhà ở với trang thiết bị hiện đại (do Vietcombank tài trợ) với tổng trị giá 12 tỷ đồng được đưa vào hoạt động. Cùng với đó, theo quy định của Nghị quyết 72, đối tượng tiếp nhận là người có công có sự mở rộng, đến nay, trung tâm đang quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng 129 người. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng được cải thiện khi mức trợ giúp hằng tháng được nâng lên (1.720.000 đồng/người/tháng), cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 (1.440.000 đồng/người/tháng), đồng thời, việc xã hội hóa nguồn lực giúp đỡ các đối tượng ngày càng thuận lợi.

Cũng theo ông Tới, dự án xây dựng khu chăm sóc người cao tuổi và đối tượng xã hội do Quỹ Thiện tâm của Tập đoàn Vingroup tài trợ có tổng kinh phí 70 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 3,1 ha tại khu đất bên cạnh trung tâm, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2024 sẽ tiếp tục tạo thuận lợi để mở rộng diện các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững
An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, xem đây là yếu tố cốt lõi để thực hiện an sinh xã hội bền vững, những năm qua, nhiều chương trình, dự án đã được chỉ đạo thực hiện đồng bộ, tạo tác động đa chiều để người nghèo từng bước vươn lên. Trọng tâm là chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đang được thực hiện hiệu quả với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, MTTQ các cấp, tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng. Trong đó, tập trung vào các nội dung: trang bị kiến thức, hỗ trợ sinh kế, cho vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ làm nhà, xây dựng công trình sinh hoạt thiết yếu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân ở vùng khó khăn.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Bà Trần Thị Ninh (SN 1963, ở thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà) được hỗ trợ kinh phí làm nhà ở, hỗ trợ sinh kế nên cuộc sống đỡ vất vả.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Cùng lãnh đạo xã Thạch Văn đi thăm các gia đình được hỗ trợ giảm nghèo tại vùng bãi ngang của huyện Thạch Hà, chúng tôi có dịp gặp gỡ, chia sẻ cùng bà Trần Thị Ninh (SN 1963, thôn Trung Văn) về niềm hạnh phúc của người phụ nữ đơn thân đã bước qua những năm tháng khó khăn, buồn tủi nhờ tiếp cận các chương trình hỗ trợ giảm nghèo đa chiều. Dấu mốc đáng nhớ là năm 2021 bà được hỗ trợ 29 triệu đồng để mua bò giống, thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản, từng bước ổn định sinh kế. Năm 2022, bà tiếp tục được tiếp cận chính sách hỗ trợ làm nhà ở với số tiền 70 triệu đồng, cộng với sự giúp đỡ của hội LHPN, bà con làng xóm, bà đã có ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp.

“Ngày tôi được Nhà nước hỗ trợ khởi công ngôi nhà mới, biết hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, bà con trong xóm đã nhanh chóng huy động hỗ trợ thêm 30 triệu đồng và tôi đã có được ngôi nhà mơ ước này. Được sống trong căn nhà mới, lại phát triển được sinh kế để đảm bảo cuộc sống, tôi thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên; sức khỏe cũng tốt lên nhiều” - bà Ninh chia sẻ.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Bà Trần Thị Hoa - Bí thư Đảng ủy xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà động viên hội viên phụ nữ hỗ trợ tháo dỡ nhà, làm nhà ở cho hội viên gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Theo bà Trần Thị Hoa - Bí thư Đảng ủy xã Thạch Văn, chương trình giảm nghèo bền vững đã trở thành bà đỡ quan trọng của những hộ nghèo, cận nghèo ở địa bàn thuần nông, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Cùng sự lồng ghép với các chương trình, dự án và nguồn lực xã hội hóa, từ năm 2020-2023, có hơn 305 hộ được đầu tư mô hình sinh kế, 15 hộ được hỗ trợ nhà ở và hàng trăm lượt hộ được hỗ trợ về thông tin, tập huấn trang bị kiến thức, đào tạo nghề… Đến nay, toàn xã chỉ còn 86 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ hơn 4,23%), trong đó có 50 hộ ốm đau, già cả không có khả năng lao động; tỷ lệ hộ cận nghèo chỉ còn 4,01%.

Quá trình thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cũng đã được kết nối với các chương trình mục tiêu quốc gia khác như: xây dựng NTM; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và phong trào Vì người nghèo của MTTQ các cấp, từ đó giúp các địa phương huy động nguồn lực cộng hưởng từ nhiều chương trình, dự án, phong trào, cuộc vận động, tạo trợ lực lớn cho người dân trên hành trình thoát nghèo bền vững.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thạch Hà trao gà và thức ăn hỗ trợ 12 mô hình sinh kế trên địa bàn huyện.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

(1) Bà Nguyễn Thị Liên ở thôn Mỹ Hà, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) triển khai mô hình nuôi ong lấy mật từ nguồn hỗ trợ của chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. (2) Gia đình bà Hoàng Thị Thu ở thôn Hưng Thành, xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên) được hỗ trợ 8 triệu đồng để mua bò sinh sản từ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh triển khai 61 mô hình giảm nghèo đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (mỗi mô hình có 10-15 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có người khuyết tật không có sinh kế ổn định tham gia) với tổng kinh phí hơn 43,7 tỷ đồng; thực hiện 50 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí gần 19,4 tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi năm, MTTQ tỉnh trích từ Quỹ “Vì người nghèo” triển khai 100 mô hình về con giống sinh sản với tổng số tiền 1 tỷ đồng; các tổ chức chính trị xã hội hỗ trợ hàng trăm mô hình sinh kế nhỏ cho hội viên, đoàn viên.

Nhận được sự hỗ trợ đồng bộ từ đồng vốn, sinh kế đến tập huấn, trang bị kỹ năng, nhiều hộ nghèo, cận nghèo khơi dậy khát vọng bứt phá, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, không chỉ vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn trở thành hạt nhân trong phát triển kinh tế tại địa phương.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Chị Trần Thị Lụa (người mặc áo màu cam) ở thôn Hồ Sen, xã Sơn Tây (Hương Sơn), từ một hộ cận nghèo vươn lên làm chủ mô hình có sản phẩm OCOP 3 sao.

Câu chuyện về chị Trần Thị Lụa ở thôn Hồ Sen, xã Sơn Tây (Hương Sơn), từ hộ cận nghèo vươn lên làm chủ mô hình có sản phẩm OCOP 3 sao là một hành trình như thế. “Tôi từ Huế về làm dâu Hà Tĩnh từ năm 2017. Những năm đầu, chồng làm công nhân, tôi lo chăm con nhỏ nên gia đình hết sức khó khăn. Năm 2019, được sự vận động, hỗ trợ của Hội LHPN xã Sơn Tây, tôi tiếp cận nguồn vốn vay hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội và vay thêm Quỹ Phát triển phụ nữ để phát triển nghề chiết xuất tinh dầu tràm, sả truyền thống. Từ quy mô nhỏ, sau khi tham gia các lớp tập huấn về kiến thức khởi nghiệp và được hỗ trợ, khích lệ, tôi tự tin xây dựng sản phẩm OCOP. Năm 2021, sản phẩm tinh dầu tràm, sả mang thương hiệu Bảo Tuân đạt OCOP 3 sao được nhận giải khuyến khích trong Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp của Hội LHPN huyện Hương Sơn. Hiện nay, cơ sở đang duy trì sản xuất mỗi năm 450 lít tinh dầu các loại, cung cấp cho thị trường trong cả nước, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng” - chị Lụa chia sẻ.

Giảm nghèo bền vững ở Hà Tĩnh thời gian qua cũng gắn với phát triển giáo dục nghề nghiệp, định hướng, hỗ trợ việc làm cho người lao động. Với việc tập trung phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng nhiều giải pháp về phân luồng, hướng nghiệp, quy mô đào tạo nghề được mở rộng, việc kết nối, liên kết với doanh nghiệp để tạo việc làm cho người học nghề ngày càng rõ nét.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thạch Hà trao chứng chỉ nghề kỹ thuật chế biến món ăn và dịch vụ nhà hàng cho học viên.

Đặc biệt, ngày 15/7/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 70/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm với các điểm ưu đãi như: hỗ trợ từ 50-70% học phí cho học sinh tốt nghiệp THPT tham gia chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng; hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho các đối tượng không thuộc diện hưởng chính sách của Nhà nước; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động miễn phí. Qua đó đã có hơn 15.000 lao động, học sinh, sinh viên được giới thiệu việc làm và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp; gần 5.000 học sinh tốt nghiệp THCS, học trung cấp nghề được hưởng chính sách miễn 100% học phí; hằng năm có hàng trăm học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký tham gia các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp mà tỉnh có nhu cầu.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn miễn phí do huyện Đức Thọ tổ chức vào cuối năm 2022, chị Lê Thị Thành Huế ở thôn Trại Rắn, xã Hòa Lạc (Đức Thọ) ngày càng nâng cao tay nghề, kỹ năng.

Những chính sách hỗ trợ của tỉnh đã tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động mở rộng các lớp đào tạo đa ngành, đa nghề, giúp người lao động trên địa bàn được trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, từ đó có việc làm ổn định, tạo ra thu nhập cho gia đình. Chị Lê Thị Thành Huế ở thôn Trại Rắn, xã Hòa Lạc (Đức Thọ) cùng với 8 chị em trong Tổ hợp tác Dịch vụ nấu ăn Huế Mạnh tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn miễn phí do Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đức Thọ tổ chức vào cuối năm 2022.

Lớp học đã giúp các thành viên của tổ hợp tác nâng cao tay nghề, kỹ năng, từ đó hoạt động hiệu quả hơn. “Hiện nay, với các đơn hàng khá đều đặn, thành viên trong tổ hợp tác có mức thu nhập bình quân từ 4-5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, chị em cũng chăm lo tốt hơn cho cuộc sống gia đình và phục vụ làng xóm các bữa tiệc mỗi khi có dịp lễ, tết”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 3): Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc tặng quà cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn Hà Tĩnh tại chương trình Cặp lá yêu thương.

Trao đổi về kết quả đạt được trong những năm qua, ông Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết, nhờ có những cách làm sáng tạo, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ban hành cơ chế, chính sách, đến việc tổ chức thực hiện nên công tác giảm nghèo trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 3,79% (khu vực Bắc Trung Bộ là 4,99%), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 4,04% (khu vực Bắc Trung Bộ là 5,05%). Thời gian tới, bên cạnh phát huy những kết quả đạt được, cần tiếp tục ưu tiên nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thành công đề án thí điểm xây dựng tỉnh NTM vào năm 2025 như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: THÀNH NAM - NGỌC NGỌC NHI

>> Bài 1: Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

>> Bài 2: Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

>> Bài cuối: Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast