Story

Họa sỹ khuyết tật “thổi hồn” vào những bức tranh tường

Họa sỹ khuyết tật “thổi hồn” vào những bức tranh tường

bqbht_br_anh-1.jpg
Tôi là Nguyễn Văn Mạnh (SN 1985, trú phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh), một họa sỹ tự do chuyên đắp vẽ tranh tường ở Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận. Để trở thành họa sỹ với một người khuyết bàn tay trái như tôi là một hành trình dài, cần sự quyết tâm lớn.
bqbht_br_anh-5.jpg
Năm 1996, khi còn ở quê nhà Nam Đàn (Nghệ An), một tai nạn trong lúc vui chơi đã cướp đi bàn tay trái của tôi. Thời điểm đó, tôi vô cùng lo lắng về tương lai của mình. Tuy nhiên, niềm đam mê nghệ thuật đã trở thành động lực để sau khi tốt nghiệp THPT vào năm 2003, tôi đã quyết định xuống thành phố Vinh để theo học vẽ truyền thần. Thời gian đầu, việc chỉ có một tay gây ra nhiều khó khăn, tôi phải mất một thời gian để làm quen với việc sử dụng các dụng cụ vẽ.
bqbht_br_anh-13.jpg
Sau khi hoàn thành việc học vào năm 2005, tôi bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh tại Nghệ An. Năm 2009, tôi vào TP Hồ Chí Minh làm việc tại một số công ty mỹ thuật. Tuy nhiên, công việc không mấy suôn sẻ nên đến năm 2014, tôi về Hà Tĩnh, hợp tác với người quen để mở nhà hàng. Công việc kinh doanh này không đạt được kỳ vọng nên tôi quyết định quay lại với niềm đam mê thực sự của mình là vẽ tranh.
bqbht_br_anh-14.jpg
Khi mới bắt đầu công việc ở Hà Tĩnh, do không có nhiều mối quan hệ nên công việc không ổn định. Tuy nhiên, cơ hội đến khi tôi được một người quen nhờ thực hiện bức tranh tường đắp phong cảnh đầu tiên tại xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh). Chính tác phẩm này giúp tôi được nhiều người biết đến, từ đó, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến.
bqbht_br_anh-18.jpg
Công việc gần đây của tôi là thực hiện bức tranh tường đắp nổi tại xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên). Đặc thù của tranh tường là không thể tẩy xóa hay chỉnh sửa dễ dàng như trên giấy nên đòi hỏi người họa sỹ phải có sự cẩn trọng và chuẩn xác tuyệt đối.
Vẽ tranh trên những bức tường ngoài trời đòi hỏi người họa sĩ phải có một sự tập trung cao độ, đặc biệt là khi thực hiện những mảng tranh ở vị trí cao. Với riêng tôi, việc thiếu đi một bàn tay càng làm tăng thêm những khó khăn trong quá trình di chuyển và thao tác vẽ. Vì lẽ đó, sự cẩn trọng luôn là ưu tiên hàng đầu, đôi khi, tôi cần đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc.

Vẽ tranh trên những bức tường ngoài trời đòi hỏi người họa sĩ phải có một sự tập trung cao độ, đặc biệt là khi thực hiện những mảng tranh ở vị trí cao. Với riêng tôi, việc thiếu đi một bàn tay càng làm tăng thêm những khó khăn trong quá trình di chuyển và thao tác vẽ. Vì lẽ đó, sự cẩn trọng luôn là ưu tiên hàng đầu, đôi khi, tôi cần đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc.

bqbht_br_anh-10.jpg
Trong quá trình thực hiện, khách hàng có thể chia sẻ ý tưởng hoặc lựa chọn chủ đề, tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm dày dặn, tôi thường chủ động tư vấn và định hình tác phẩm sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Như bức tranh tường đắp nổi này, tôi đã thiết kế nó với chủ đề cảnh vật quê hương, tái hiện những hình ảnh thân thương của làng quê như cây cối, chim chóc...
bqbht_br_a6.jpg
Đắp vẽ tranh tường khác biệt so với vẽ trên giấy thông thường ở quy trình chuẩn bị ban đầu. Trước khi đặt cọ vẽ, bề mặt tường cần được sơn lót trắng từ 1 - 2 lần. Sau đó, người họa sĩ sẽ lên ý tưởng bố cục và phác thảo hình ảnh chính, trước khi tiến hành các bước lên màu chi tiết.
bqbht_br_anh-2.jpg
Từng chi tiết nhỏ nhất của bức tranh tường đều được tôi tỉ mỉ thực hiện, gửi gắm tâm huyết vào từng đường nét. Dù chất liệu chính để tạo nên những mảng đắp nổi sống động này là xi măng, song để tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển và có hồn cho tác phẩm, tôi còn kết hợp khéo léo với các vật liệu và kỹ thuật khác trong quá trình tạo hình.
bqbht_br_anh-15.jpg
Trung bình mỗi năm, tôi hoàn thành khoảng 80 - 90 bức tranh tường. Nếu tác phẩm đơn giản, đắp vẽ trên diện tích nhỏ thì chỉ mất 1 ngày để hoàn thành. Còn nếu bức tranh có nhiều chi tiết đắp nổi, diện tích lớn, tôi thường mất từ 4 - 7 ngày để thi công. Với tôi, đây là khoảng thời gian quý giá để thỏa sức sáng tạo, thăng hoa trong từng nét vẽ.
bqbht_br_anh-3.jpg
Giai đoạn vẽ màu lên bức tranh tường, công đoạn pha chế màu trở nên đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công và vẻ đẹp cuối cùng của tác phẩm. Màu sắc hài hòa, sống động sẽ thổi hồn vào bức tranh, truyền tải trọn vẹn ý tưởng của người họa sỹ.
bqbht_br_anh-6.jpg
Sau khi đã chuẩn bị bảng màu ưng ý, tôi sẽ cẩn thận điểm tô màu cho từng chi tiết của bức tranh tường. Công đoạn này đòi hỏi sự chỉnh chu và tỉ mỉ cao độ, bởi lẽ mọi sai sót đều rất khó để khắc phục.
bqbht_br_anh-9.jpg
Để bức tranh tường được bền vững với thời gian, tôi sử dụng chất liệu màu acrylic chuyên dụng cho vẽ tường ngoại thất. Loại màu này có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt.
bqbht_br_anh-8.jpg
Từng chi tiết dù là nhỏ nhất của bức tranh tường cũng đều được tôi tỉ mỉ tô, vẽ. Việc chăm chút cho những chi tiết không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với nghệ thuật mà còn là cách để tôi kết nối sâu sắc với tác phẩm của mình.
bqbht_br_anh-12.jpg
Dù mất đi đôi bàn tay nhưng việc được sống với niềm đam mê, thỏa sức tạo nên những bức tranh tường sống động, tôi cảm thấy cuộc đời mình vẫn vẹn nguyên ý nghĩa.
bqbht_br_z6507932510356-f4cf0af66124e6b2625d486c164faefa.jpg
Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục sáng tạo nên những tác phẩm tranh tường sống động, đẹp mãi với thời gian. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ yêu thích vẽ tranh tường, góp phần làm đẹp những góc phố, ngôi nhà...

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh