Lịch sử Đảng bộ thị xã Kỳ Anh (2015 - 2025) được biên soạn nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ thị xã; chào mừng đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, soát xét kỹ lưỡng công tác hậu cần để đảm bảo các hoạt động festival diễn ra chu đáo, có tính lan tỏa cao.
Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài có những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Trong đó có nhiều vị đảm nhiệm chức quan Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Các tham luận được trình bày tại hội thảo đã gợi mở nhiều vấn đề nhằm đề cao vai trò, phát huy giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng của vùng đất Hà Tĩnh.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Tiểu phẩm “Tìm lại lời ru” của đội thi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh là mô hình tuyên truyền, vận động hiệu quả của lực lượng nhằm giúp đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê xóa bỏ các hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Trong số 11 vị đại quan đứng đầu kinh thành Thăng Long thời nhà Lê (thế kỷ XV-XVIII), Hà Tĩnh vinh dự có 3 người. Những đóng góp của họ đã được sử sách ghi nhận; là tấm gương tiêu biểu của lịch sử đất nước, tinh hoa của quê hương núi Hồng, sông La.
Tiểu phẩm “Hãy bảo vệ nguồn lợi thủy sản quê hương” của đội thi huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được chuyển thể từ mô hình dân vận khéo “Phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển”.
Tiểu phẩm “Phúc họa mong manh” của đội thi Công an tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ loại tội phạm công nghệ cao, lừa đảo trên không gian mạng nhằm giúp người dân nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn để nâng cao ý thức phòng ngừa, tỉnh táo trước các tình huống nảy sinh khi đối diện với cạm bẫy trên không gian mạng.
Tiểu phẩm “Dòng điện thắp sáng trong lòng dân” của đội huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) là tình huống dân vận khéo về công tác tuyên truyền đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3.
Tiểu phẩm “Con đường chung ý nguyện” của đội thi huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) dựa trên sự việc có thật về công tác dân vận khéo để thực hiện thành công việc di dời các khu lăng mộ, nhà thờ, họ tộc… nhằm giải phóng mặt bằng hiệu quả trên địa bàn huyện thời gian qua.
Tiểu phẩm “Hương rừng” của đội thi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) dựa trên câu chuyện có thật, phản ánh chân thực công tác vận động người dân xây dựng điểm du lịch cộng động ở thôn Phú Lâm, xã Phú Gia.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Suốt 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và người dân Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên trở thành xã có nhiều điểm sáng trong thực hiện các phong trào ở địa phương.
Suốt chặng đường lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn đoàn kết, sáng tạo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Ở tuổi 96, cụ bà Nguyễn Thị Huynh (hay còn gọi là cụ Tứ, ở thôn Nam Quang, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) khiến nhiều người không khỏi thích thú vì sở thích tập gym, nâng tạ, chạy bộ...
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Để lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác diễn ra thành công, các cấp ngành và địa phương Hà Tĩnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị.
Lãnh đạo Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) nhấn mạnh, hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) cần làm nổi bật các giá trị cốt lõi của nhân vật gắn với di tích.
Phạm Thị Hồng Nhung (Hương Khê, Hà Tĩnh) - cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh gây ấn tượng với Hội đồng tuyển sinh học bổng du học của Chính phủ Ireland bởi bảng thành tích học tập, hoạt động ngoại khoá ấn tượng.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Những cuộc gặp mặt, kết nối sinh viên, thanh niên, doanh nhân quê Hà Tĩnh ở 3 miền đất nước không chỉ nối vòng tay thấm đượm nghĩa tình quê hương mà còn lan tỏa giá trị văn hóa, con người mảnh đất núi Hồng, sông La.
Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.
Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).