Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

(Baohatinh.vn) - Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.

Theo các bộ quốc sử, phương sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử lược, Việt sử dư địa chí, Địa chí Thạch Hà… thì danh xưng Thạch Hà được ghi nhận bắt đầu từ năm 1005, dưới thời Lê Trung Tông Hoàng Đế. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ất Tỵ, năm thứ 12 (1005). Mùa Xuân, tháng 3, vua băng ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng Đế, sau nhân đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi… Mùa đông, tháng 10, Đông Thành Vương thua chạy vào đất Cử Long. Vua đuổi bắt, lại chạy sang Chiêm Thành, chưa đến nơi thì bị người châu Thạch Hà giết ở cửa biển Cơ La (Kỳ La)[1]”.

bqbht_br_x2.jpg
Một góc Thạch Hà hôm nay. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Điểm lại lịch sử thì đất Thạch Hà xưa nằm trong bộ Việt Thường, nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc, đời Hán thuộc huyện Hàm Hoan, đời Ngô - Tấn thuộc quận Tỵ Ảnh, đời Đường thuộc châu Phúc Lộc. Đến đời Lý, châu Thạch Hà đổi thành huyện Thạch Hà. Thời thuộc Minh, đổi thành châu Nam Tĩnh. Đời Lê, năm Quang Thuận thứ 10 (1469), khi vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước, tên huyện Thạch Hà lại được khôi phục. Đời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), lập tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà vẫn thuộc phủ Hà Hoa. Đến năm đầu Khải Định (1916), bỏ phủ Hà Thanh, đặt huyện Thạch Hà làm phủ (phủ Thạch Hà). Sau Cách mạng tháng Tám (1945), bỏ phủ lấy lại tên huyện Thạch Hà cho đến nay.

Sách Việt sử địa dư của Phan Đình Phùng, phần Chính biên, Quyển 1 cũng chép: “Thạch Hà, tên châu, nhà Lý đổi làm huyện; nhà Trần đổi làm châu Nhật Nam; thời thuộc Minh đổi làm châu Nam Tĩnh; nhà Lê lại đặt làm huyện Thạch Hà. Nay vẫn tên như thế…”[2].

Khảo cổ học cũng cho biết, xa xưa khi biển tiến rồi biển lùi, dải đất mênh mông này đã trở thành vùng đầm phá, vùng vịnh cạn và có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, đó là có những cồn cát, cồn đất, những hòn núi thấp nổi lên, xung quanh lại nhiều loại thức ăn dễ kiếm như sò, tôm, cá... Bởi vậy, cách đây khoảng 4.800 năm, những nhóm người Việt cổ đã chọn vùng đất Thạch Hà làm nơi cư trú, sinh sống. Chính những lớp người tiền sử ấy đã để lại những dấu vết văn hóa trong các di chỉ khảo cổ ở xã Thạch Lạc, Thạch Đài, Phái Nam (Thạch Lâm), cồn Lôi Mốt (Thạch Vĩnh). Đây đều là những di chỉ thuộc thời Hậu kỳ đá mới, tương ứng với văn hóa Quỳnh Văn - Bàu Tró. Sự phân bố các di chỉ đều khắp trên địa bàn toàn huyện đã nói lên rằng, nhiều nơi trên đất Thạch Hà đã có dấu chân của người tiền sử, sự sống đã sinh sôi trên mảnh đất này kể từ ngày ấy.

x3.jpg
Một trong những di sản minh chứng cho sự xuất hiện của con người ở Hà Tĩnh 4.000 - 5.000 năm trước là Di chỉ khảo cổ Thạch Lạc (Thạch Hà). Được khai quật lần đầu tiên vào năm 1963, Di chỉ Thạch Lạc phát hiện nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống của người Việt cổ.

Hiện diện từ năm 1005, trải qua 1020 năm phát triển, các đơn vị hành chính của huyện Thạch Hà cũng thay đổi theo từng triều đại. Đời Lê năm Quang Thuận thứ 10 (1469), đặt lại huyện, Thạch Hà có 31 xã; đời Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Thạch Hà có 7 tổng, 54 xã, thôn, trang, sở, trại, vạn; năm Tự Đức thứ 6 (1853), huyện Thạch Hà có 7 tổng, 51 xã, thôn, trang, phường, trại, vạn và năm Khải Định thứ 6 (1921), có 85 xã, thôn[3].

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), số đơn vị trực thuộc huyện biến động. Năm 1946, sau khi cắt một số xã về Can Lộc, sáp nhập 79 xã còn lại thành 26 xã. Đến cuối năm 1950 đầu 1951, lại sáp nhập 26 xã thành 17 xã lớn hơn đó là: Nam Bình, Mỹ Châu, Tân Vĩnh, Minh Hòa, Hợp Tiến, Đại Liên, Long Đan, Toàn Lưu, Thạch Trung, Linh Đài, Tân Trào, Thăng Bình, Trung Tiết, Đồng Môn, Đồng Tiến, Tượng Sơn, Liên Anh. Đến cuối năm 1954 lại chia tách từ 17 xã thành 44 xã. Năm 1965 lập thêm xã Thạch Bàn, năm 1968 thành lập thị trấn Nông trường Thạch Ngọc, năm 1983 thành lập xã Nam Hương và đổi thị trấn Nông trường Thạch Ngọc thành xã Ngọc Sơn. Năm 1985 thành lập xã Bắc Sơn và lập thị trấn Cày. Năm 1994 sáp nhập thị trấn Cày với xã Thạch Thượng thành thị trấn Thạch Hà. Đến lúc này, tổng cộng toàn huyện có 48 đơn vị hành chính cấp xã và đây cũng là thời điểm Thạch Hà trở thành huyện lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, cả về dân số và đơn vị hành chính trực thuộc.

Từ năm 1989 đến năm 2007, theo các quyết định của Chính phủ, đã có 11 xã chuyển về thành phố Hà Tĩnh, 6 xã chuyển về huyện Lộc Hà. Năm 2024, huyện Lộc Hà giải thể, chuyển 10 xã và 1 thị trấn về Thạch Hà; cùng với đó, huyện Thạch Hà cũng chuyển 11 xã về thành phố Hà Tĩnh. Như vậy, tính đến tháng 10/2024, huyện Thạch Hà có 2 thị trấn và 20 xã.

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.

x6.jpg
Người dân Thạch Hà tổ chức lễ rước kiệu, linh vị và đồ tế khí từ các đền vọng về đền thờ chính tại Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (ảnh tư liệu).

Về văn hóa, Thạch Hà là vùng đất có nhiều di tích, danh thắng, di sản văn hóa phi vật thể, trong đó tiêu biểu như di chỉ Khảo cổ học Thạch Lạc, danh thắng Quỳnh Viên, núi Nam Giới, đền Chiêu Trưng Lê Khôi, đền Cả Ích Hậu, chùa Chân Tiên… Giáo phường Chi Bông (thị trấn Thạch Hà) được coi là một trong những cái nôi phát triển của ca trù Hà Tĩnh. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã và đang hiện diện, được thực hành ở hầu hết các địa phương trong huyện. Hò Thạch Khê nổi tiếng một thời, từng được đi biểu diễn phục vụ văn nghệ quần chúng toàn quốc, trở thành lá cờ đầu về văn hóa toàn tỉnh trong những năm trước tái lập tỉnh (1991).

Về Hán học, người khai khoa tiến sĩ đầu tiên cho Hà Tĩnh nói chung, Thạch Hà nói riêng là Hoàng giáp Nguyễn Hộc, người xã Cổ Kênh (nay là xã Thạch Kênh), đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm 1442. Trong gần 900 năm nền giáo dục khoa cử Nho học nước nhà, Thạch Hà có 24 người đỗ đại khoa, trong đó có những danh nhân tiêu biểu như Nguyễn Suyền (Thạch Trị), Nguyễn Hoành Từ (Tân Lâm Hương), Nguyễn Hoằng Nghĩa (Thạch Thắng), Bùi Thố (Thạch Khê)… Và đặc biệt là Đại học sĩ Trương Quốc Dụng (Thạch Khê), người được ghi nhận là nhà sử học, nhà văn, nhà chiêm tinh học và là nhà quân sự tài ba dưới triều Nguyễn. Thạch Hà cũng là địa phương có nhiều cự tộc nổi tiếng như dòng họ Phan Huy, dòng họ Trương Quốc, dòng họ Trần Hậu…

x8.jpg
Đền thờ Trương Quốc Dụng ở xã Thạch Khê hiện nay.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện cuộc cải cách bộ máy hành chính với việc nhập các xã và bỏ cấp huyện. Đây là một chủ trương đột phá, lần đầu tiên (bỏ cấp huyện) trong lịch sử bộ máy hành chính hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

Rồi đây, tên huyện Thạch Hà sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nhất thiết phải giữ lại cái tên “Thạch Hà”, dù đó là một xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh, bởi đây là cái tên đã gắn bó thân thiết, một danh xưng có lịch sử 1020 năm trên vùng đất Hà Tĩnh thân yêu.

--------------------

[1]. Đại Việt sử ký toàn thư, Bản in Nội các quan bản, Nxb Khoa học xã hội, 2004, tr.237-238.

[2]. Phan Đình Phùng, Việt sử địa dư, Nxb Nghệ An, 2008, tr.42.

[3]. Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà, Địa chí Thạch Hà, Nxb Chính trị Quốc gia, 2015, tr.17-18.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.