(Baohatinh.vn) - Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Danh nhân nào tuổi Ất Tỵ được dựng tượng ở Hà Tĩnh?
Giải thích
Danh nhân Đào Tấn tên đầy đủ là Đào Đăng Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang, Mai Tăng, Mộng Mai. Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ) trong một gia đình dòng dõi quý tộc ở làng Vinh Thạnh, phủ Tuy Phước, nay thuộc thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Ông làm quan đến chức Tổng đốc, Thượng Thư thời nào?
Giải thích
Tài năng của Đào Tấn bộc lộ ngay từ tuổi thiếu niên. Năm 12 tuổi, ông đã làm được nhiều bài thơ hay; 22 tuổi đỗ cử nhân. 3 năm sau tên tuổi của ông đã vang tới triều đình nhà Nguyễn. Vua Tự Đức đã mời ông về kinh sung chức Hiệu thư (quan phụ trách văn học). Đào Tấn từng làm Tri phủ Quảng Trạch; Phủ doãn Thừa Thiên; hai lần làm Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) vào năm 1889 và 1898; bốn lần làm Thượng thư. Đào Tấn nổi tiếng là vị quan thanh liêm, công bằng, chính trực, luôn giữ khí phách thanh cao, giúp Vua an dân, giữ nước. Ông được Vua Tự Đức ban tặng các danh hiệu “thanh, thận, cần” (trong sạch, thận trọng, chuyên cần) và “bất úy cường ngự” (không sợ uy Vua). Dù không trực tiếp tham gia kháng chiến nhưng Đào Tấn là vị quan có tinh thần ái quốc và trực tiếp giúp đỡ những người kháng chiến. Ông đã từng có quan hệ với phong trào chống Pháp của Phan Ðình Phùng; có cảm tình sâu sắc với cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Mai Xuân Thưởng; nhiều lần giúp đỡ Phan Bội Châu trong quá trình hoạt động yêu nước của cụ Phan... Năm 1904, ông xin cáo quan, lui về quê nhà ở ẩn.
Ông có công lớn trong việc khôi phục công trình nào ở Hà Tĩnh?
Giải thích
Chùa Hương Tích được xây dựng vào khoảng thời Trần (thế kỷ XIII), là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam. Chùa nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển, giữa lưng chừng đỉnh Hương Tích - một trong những ngọn núi đẹp, hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh. Nơi đây được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam” - ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu (xứ Nghệ) và là một trong 21 thắng cảnh của nước Nam xưa. Chùa nằm sâu trong những bóng cây cao khuất, mây mù bao phủ; đường lên chùa dài gần 4.000m, được bao bọc bởi rừng cây xanh mát quanh năm. Năm Ất Dậu (1885), chùa bị hoả hoạn cháy trụi. Đến năm Tân Sửu (1901), Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đứng ra kêu gọi Nhân dân xây dựng lại chùa. Hiện nay các công trình kiến trúc chính (đền, am, chùa) vẫn giữ được gần nguyên vẹn dáng vẻ ban đầu ở thế kỷ XX.
Tên tuổi của ông gắn liền với loại hình nghệ thuật nào?
Giải thích
Trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, Đào Tấn là hiện tượng đặc biệt - một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhưng đồng thời cũng là một nghệ sĩ lớn của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nói đến Đào Tấn là nói đến sự cống hiến lớn lao đối với môn nghệ thuật tuồng. Sân khấu tuồng tại Việt Nam phát triển từ rất sớm và đến đầu thế kỷ thứ XVIII đã xuất hiện nhiều vở diễn nổi tiếng còn truyền lại cho hậu thế. Nhưng môn nghệ thuật tuồng vẫn còn hạn chế do cách tổ chức chưa được chuyên nghiệp. Đến thời Đào Tấn, bằng lao động sáng tạo, lòng say mê, tâm huyết và tài năng của mình, ông đã đóng góp cho môn nghệ thuật tuồng Việt Nam đạt được những bước tiến rực rỡ. Ông được các thế hệ đời sau suy tôn là “Hậu tổ” của nghệ thuật Tuồng Việt Nam. Đào Tấn là người đầu tiên thành lập các đội tuồng chuyên nghiệp được hưởng lương và cấp bậc. Ông cũng là người đầu tiên mở Học bộ đình - trường đào tạo diễn viên chính quy ở Vinh (Nghệ An) và ở Bình Định. Đào Tấn đã để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ với hơn 1.000 bài thơ, từ, gần 100 vở tuồng và tập sách lý luận sân khấu mang tên “Hý trường tùy bút” cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật khác. Trong hơn 100 vở tuồng của ông, có rất nhiều vở nổi tiếng, đến nay vẫn còn được biểu diễn như: “Cổ thành”, “Hộ sinh đàn”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, “Diễn võ đình”... Đào Tấn vừa là người bảo vệ truyền thống, vừa là người phát huy và cách tân tuồng truyền thống. Ông đưa tuồng từ dân gian vào cung đình, rồi từ cung đình tỏa ra dân gian. Cũng vì vậy, mà dân gian gọi đây là “Tuồng cụ Đào”.
Bức tượng danh nhân này được đặt tại Hà Tĩnh vào năm nào?
Giải thích
Đào Tấn mất năm 1907. Với những đóng góp lớn cho nghệ thuật tuồng dân tộc, Đào Tấn đã được Nhà nước tôn vinh là Danh nhân Văn hóa quốc gia. Khu mộ của ông trên núi Huỳnh Mai (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cũng được công nhận là Di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc phối hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam đã khởi xướng giải thưởng mang tên danh nhân văn hóa Đào Tấn. Đây là giải thưởng uy tín nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân có tác phẩm sân khấu, văn học, hội họa, âm nhạc xuất sắc, đóng góp tích cực cho tiến trình giao lưu, hội nhập văn hóa đất nước trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống. Tên của ông đã được đặt cho nhiều con đường tại các tỉnh, thành trên khắp cả nước. Tại TP Hà Tĩnh và nhiều địa phương ở vùng đất Hồng La cũng có nhiều con đường mang tên vị danh nhân này. Vào tháng 3/2025, tượng danh nhân Đào Tấn chính thức được đặt tại công viên Tuy Phước ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Bức tượng cao 2,1m, nặng 300 kg, được làm bằng đá xanh Thanh Hóa do nhà điêu khắc Nguyễn Hồng Ngọc (người con quê Hà Tĩnh) - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam thực hiện và trao tặng quê hương Can Lộc. Việc tổ chức đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ học tập và noi gương các danh nhân văn hoá của quê hương, đất nước. Đây cũng là hoạt động bồi đắp, gắn kết nghĩa tình giữa 2 huyện Tuy Phước - Can Lộc.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ông sinh năm 1912 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Vị quý phi này nổi tiếng thông tuệ, lại có dung mạo xinh đẹp. Bà đã soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông. Sau khi mất, linh cữu quý phi được an táng tại vùng cửa biển TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - nơi ông không màng đến công danh phú quý, tập trung nghiên cứu y học.
Tổng Bí thư Trần Phú (quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dự thảo bản Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam.