(Baohatinh.vn) - Pencak Silat mang ý nghĩa “tự vệ và phản công”, từng là môn võ huấn luyện binh lính các vương quốc Đông Nam Á suốt nhiều thế kỷ.
Pencak Silat có nguồn gốc từ quốc gia nào?
Giải thích
Pencak Silat có nguồn gốc từ vùng Tây Sumatra và Tây Java của Indonesia, mang nghĩa là “tự vệ và phản công” trong tiếng nước này. Trong nhiều thế kỷ, Pencak Silat đã được dùng để huấn luyện cho binh lính của các vương quốc Đông Nam Á, với các thế võ khác nhau tùy theo từng vùng và thường mô phỏng những động tác của các con thú. Du nhập vào Việt Nam từ năm 1989, Pencak Silat đã trở thành một trong những thế mạnh của thể thao nước nhà ở các giải đấu lớn trong khu vực cũng như một số sân chơi quốc tế. Các võ sĩ Pencak Silat có thể tấn công bằng chân hoặc tay trong thi đấu đối kháng. Những đòn đánh đặc trưng trong Pencak Silat là đá quét, dùng tay gạt đỡ và tránh đòn hoặc phòng thủ bằng cách ôm đối phương. Những đòn đấm trúng giáp bằng tay, chân lần lượt được cộng 1 và 2 điểm. Quật ngã đối thủ được 3 điểm. Ngoài ra, vận động viên có thể được cộng thêm 1 điểm nếu thực hiện pha phản công tốt. Trọng tài là người quyết định các đòn đánh có trúng đích hợp lệ hay không.
Năm 2025 đánh dấu lần thứ mấy Việt Nam đăng cai Giải Vô địch Pencak Silat châu Á?
Giải thích
Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2011 tại Singapore. Năm 2016, sau 5 năm, Singapore tiếp tục là quốc gia đăng cai giải đấu lần thứ 2. Đến năm 2017, giải đấu lần thứ 3 được tổ chức tại Hàn Quốc, đánh dấu bước mở rộng phạm vi tổ chức ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Tiếp nối thành công, giải lần thứ 4 năm 2018 diễn ra tại Ấn Độ, và năm 2019, giải lần thứ 5 được tổ chức tại thành phố Yanji (Trung Quốc). Sau quãng thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19, giải đấu quay trở lại vào năm 2022 với lần tổ chức thứ 6, tiếp tục được tổ chức tại Ấn Độ. Năm 2023, giải lần thứ 7 diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), và đến năm 2024, giải lần thứ 8 được tổ chức tại thành phố Bukhara, Uzbekistan. Đặc biệt, năm 2025 đánh dấu cột mốc lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9. Giải đấu có quy mô cấp châu lục, do Liên đoàn Pencak Silat thế giới (PERSILAT) phối hợp với Cục Thể dục Thể thao Việt Nam và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức. Sự kiện diễn ra từ ngày 24/7 - 31/7/2025, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Tĩnh (ngõ 5, đường Nguyễn Biểu, phường Thành Sen).
Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Tĩnh có sự tham gia của VĐV đến từ bao nhiêu quốc gia?
Giải thích
Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9 năm 2025 thu hút 250 vận động viên đến từ 10 quốc gia ở châu Á gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Lào, Singapore, Indonesia, Philippines, Uzbekistan và Kazakhstan. Các đội sẽ tranh tài ở 32 nội dung thi đấu tương ứng với 32 bộ huy chương, được chia thành hai nhóm là đối kháng (tanding) và quyền biểu diễn (seni). Ở nhóm đối kháng gồm có 24 nội dung tương ứng với 24 hạng cân, trong đó có 13 hạng cân nam và 11 hạng cân nữ. Ở nội dung quyền biểu diễn có 8 nội dung. Các nội dung thi đấu được tổ chức theo luật thi đấu của Liên đoàn Pencak Silat quốc tế. Vận động viên tham dự phải trong độ tuổi từ 17 đến 45 (sinh từ năm 1980 đến 2008).
Vận động viên nào của Hà Tĩnh đã giành Huy chương Vàng tại Giải Vô địch Thế giới Pencak Silat năm 2024?
Giải thích
Nguyễn Lê Quỳnh Chi, sinh năm 2002, quê phường Sông Trí (Hà Tĩnh), là một trong những vận động viên tiêu biểu của Pencak Silat Việt Nam. Tại Giải Vô địch Thế giới Pencak Silat 2024 diễn ra ở Abu Dhabi (UAE), Quỳnh Chi đã xuất sắc giành HCV ở hạng cân 80kg nữ, nội dung đối kháng. Theo đuổi bộ môn từ năm 2016, Quỳnh Chi hiện sở hữu hơn 30 huy chương các loại ở cấp quốc gia và quốc tế, nổi bật như: HCB Giải Vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat quốc gia 2018; HCB Giải Vô địch trẻ Pencak Silat thế giới 2018; HCV Giải Vô địch Pencak Silat trẻ quốc gia 2022; HCV Giải Vô địch Pencak Silat quốc gia 2023… Cô cũng là vận động viên duy nhất của Hà Tĩnh góp mặt trong đội tuyển quốc gia gồm 31 VĐV thi đấu tại Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9 năm 2025. Là một trong những gương mặt được kỳ vọng giành HCV ở giải đấu lần này, thời gian qua, Quỳnh Chi đã nỗ lực, cố gắng tập luyện kỹ chiến thuật theo giáo án của ban huấn luyện đề ra.
Pencak Silat đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?
Giải thích
Vào ngày 12/12/2019, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố bổ sung 42 thực hành văn hóa trên toàn thế giới vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Quyết định này được đưa ra trong khuôn khổ Kỳ họp thường niên lần thứ 14 của Ủy ban liên Chính phủ của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 9-14/12 tại thủ đô Bogota, Colombia. Trong số các di sản được ghi danh có môn võ truyền thống Pencak Silat của Indonesia.
Trong lịch sử, Hà Tĩnh từng có nhiều bậc danh nho, hiền tài và đại thần được giao trọng trách giữ chức Tế tửu (Hiệu trưởng) của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Tuổi thọ bình quân năm 2024 của người dân Hà Tĩnh thấp hơn mức bình quân chung của cả trước. Trung bình phụ nữ Hà Tĩnh sống lâu hơn nam giới khoảng hơn 5 năm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn đề cao vai trò của gia đình đối với sự phát triển chung của xã hội. Người khẳng định: “Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Chính phủ sẽ căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp và trên cơ sở đề xuất của địa phương để xây dựng tiêu chí bố trí biên chế cán bộ, công chức xã theo vị trí việc làm và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong cao trào cách mạng 1930–1931, một số tờ báo của các cấp ủy Đảng tại Hà Tĩnh ra đời. Mặc dù được in ấn thủ công, phát hành hạn chế nhưng đã trở thành phương tiện quan trọng trong việc đưa ánh sáng cách mạng đến với Nhân dân, góp phần cổ vũ đấu tranh giành độc lập.
Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Cùng nhìn lại hành trình thi đấu đầy kịch tính của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại V.League 2024/25 để xem liệu đội bóng này thường bị dẫn trước rồi gỡ hòa hay là dẫn trước nhưng lại bị đối thủ gỡ hòa nhiều hơn?
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ông sinh năm 1912 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.