(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh có nhiều đóng góp to lớn cho các cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ mảnh đất kiên trung ấy, biết bao người con đã lập nên những chiến công oanh liệt, trở thành huyền thoại sống mãi trong lòng đất nước.
Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7) được tổ chức từ năm nào?
Giải thích
Sau kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946), số thương binh, liệt sĩ tăng, đời sống gia đình chính sách rất khó khăn. Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 20/SL quy định chế độ trợ cấp thương binh, tử sĩ. Tháng 6/1947, theo Chỉ thị của Bác Hồ, hội nghị của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại tại Đại Từ (Thái Nguyên). Tại hội nghị, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 làm ngày “Thương binh toàn quốc”. Trong lễ mít tinh có hơn 2.000 người tham dự, thư Bác Hồ gửi được công bố với câu nói: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, một chiến sĩ đã dùng thân mình lấp lỗ châu mai, ngăn chặn hỏa lực địch, mở đường cho đồng đội tiến công. Người chiến sĩ dũng cảm ấy là ai?
Giải thích
Trong chiến dịch lịch sử “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” chiến đấu và phục vụ chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của quân thù, đã xuất hiện biết bao tấm gương dũng cảm, mưu trí “gan không núng, chí không mòn”. Ngay trong ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Phan Đình Giót đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm, lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (nay là xã Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Khi hy sinh, đồng chí là Tiểu Đội phó Bộ binh, thuộc Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312.
10 nữ TNXP hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc thuộc đơn vị nào?
Giải thích
Ngã ba Đồng Lộc, thuộc xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là một địa danh lịch sử gắn liền với sự hy sinh anh dũng của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là một trọng điểm giao thông chiến lược trên tuyến đường Trường Sơn, thường xuyên bị máy bay Mỹ oanh tạc ác liệt nhằm cắt đứt tuyến đường chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Vào ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 TNXP Hà Tĩnh làm nhiệm vụ san lấp hố bom, sửa đường để đảm bảo giao thông thông suốt. Khi đang làm nhiệm vụ, trận bom thứ 15 trong ngày của địch đã trút xuống, vùi lấp cả 10 cô gái. Sự hy sinh của các cô đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Tên tuổi các cô đã đi vào lịch sử như những đóa hoa bất tử giữa lòng đất mẹ.
Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm thuộc địa bàn xã nào?
Giải thích
Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm được xây dựng năm 1978, nằm trên 1 quả đồi của núi Nầm có tổng diện tích hơn 22.000 mét vuông, thuộc địa bàn xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn cũ (Hà Tĩnh), nay là xã Tứ Mỹ. Đây là nơi yên nghỉ, tưởng niệm của hơn 1.230 liệt sĩ. Phần lớn những ngôi mộ ở đây là bộ đội, chiến sĩ, quân tình nguyện Việt Nam tham gia làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, trong đó ở Lào là nhiều nhất. Tại Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm có 3 ngôi mộ tập thể được đội quy tập phát hiện tại Lào: ngôi mộ thứ nhất 73 liệt sĩ, ngôi mộ thứ hai 30 liệt sĩ, ngôi mộ thứ ba 8 liệt sĩ.
Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương đã lập nên kỳ tích gì đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Giải thích
Năm 1966, xã đội Kỳ Phương thành lập một tổ thanh niên xung phong gồm 13 người (9 nữ và 4 nam). Năm 1967, tổ thanh niên xung phong tách ra 2 tổ, tổ nữ tham gia trực đánh phòng không và tổ nam đánh tàu khu trục hạm. Từ đó, Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương ra đời gồm 9 cô gái tuổi từ 17-19, được biên chế một khẩu trung liên. Với chiến thuật “bắn chẻ đầu”, chỉ trong vòng 27 ngày (từ 26/7 - 21/8/1968), Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương đã bắn rơi 3 máy bay, phối hợp với các lực lượng khác bắn rơi 12 máy bay Mỹ và trở thành đơn vị tiêu biểu của cả nước được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Trải qua những trận chiến ác liệt với giặc Mỹ, trong số các chị em có 1 người hy sinh, một số người bị thương trong lúc làm nhiệm vụ.
Trong lịch sử, Hà Tĩnh từng có nhiều bậc danh nho, hiền tài và đại thần được giao trọng trách giữ chức Tế tửu (Hiệu trưởng) của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Tuổi thọ bình quân năm 2024 của người dân Hà Tĩnh thấp hơn mức bình quân chung của cả trước. Trung bình phụ nữ Hà Tĩnh sống lâu hơn nam giới khoảng hơn 5 năm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời luôn đề cao vai trò của gia đình đối với sự phát triển chung của xã hội. Người khẳng định: “Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Chính phủ sẽ căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp và trên cơ sở đề xuất của địa phương để xây dựng tiêu chí bố trí biên chế cán bộ, công chức xã theo vị trí việc làm và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong cao trào cách mạng 1930–1931, một số tờ báo của các cấp ủy Đảng tại Hà Tĩnh ra đời. Mặc dù được in ấn thủ công, phát hành hạn chế nhưng đã trở thành phương tiện quan trọng trong việc đưa ánh sáng cách mạng đến với Nhân dân, góp phần cổ vũ đấu tranh giành độc lập.
Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Cùng nhìn lại hành trình thi đấu đầy kịch tính của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại V.League 2024/25 để xem liệu đội bóng này thường bị dẫn trước rồi gỡ hòa hay là dẫn trước nhưng lại bị đối thủ gỡ hòa nhiều hơn?
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ông sinh năm 1912 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.