(Baohatinh.vn) - Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?
Giải thích
Danh họa Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21/7/1892, tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà (nay là phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh). Ông lấy bút hiệu là Hồng Nam như một sự gợi nhắc đến quê hương ở phía Nam núi Hồng Lĩnh. Nguyễn Phan Chánh được xem là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh từng theo học trường mỹ thuật nào?
Giải thích
Năm 1925, khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương chiêu sinh khoá đầu tiên, Nguyễn Phan Chánh là người duy nhất thuộc dải đất miền Trung đỗ vào khoá 1 (1925 - 1930). Cùng vào học với Nguyễn Phan Chánh năm đó còn có Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Trung, George Khánh… sau này đều là những tên tuổi tài danh trong làng hội họa, điêu khắc Việt Nam. Năm 1928, Nguyễn Phan Chánh bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: “Mẹ bầy cho con đan len”, “Hai vợ chồng người nông dân trục lúa”. Cũng năm này ông bắt đầu học vẽ trên lụa và đã thành công. Khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Phan Chánh tham gia cuộc thi sáng tác mẫu tem do Sở Bưu điện Đông Dương tổ chức. Ông nhận được giải thưởng 90 đồng (tiền Đông Dương) với con tem có tên "Ruộng lúa". Đây là tem thư đầu tiên do một họa sĩ Việt Nam sáng tác và in tại Paris (Pháp), phát hành năm 1928. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930. Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa “Chơi ô ăn quan” cùng một số họa phẩm khác như “Rửa rau cầu ao”, “Em bé cho chim ăn”, “Lên đồng”…
Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh lần đầu tiên được giới thiệu ở Pháp vào năm nào?
Giải thích
Năm 1931, tại triển lãm ở Thủ đô Paris (Pháp), một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được ông Victor Tardieu - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mang ra giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh. Sau cuộc triển lãm ở Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn hóa cứu quốc của tỉnh. Năm 1955, ông trở ra Hà Nội, làm giảng viên Đại học Mỹ thuật và Đại học Kiến trúc trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là đại biểu Đại hội Liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III. Năm 1964, Nguyễn Phan Chánh là đại biểu Quốc hội khoá III nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bức tranh nào của danh họa Nguyễn Phan Chánh lập kỷ lục đấu giá đến nay?
Giải thích
Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, danh họa Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Danh họa cũng tổ chức 4 cuộc triển lãm cá nhân và tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được lấy cảm hứng từ đời sống người dân nông thôn, thấm đẫm hồn quê, chân phương và bình dị. Có một điểm đặc biệt nữa ở trong tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh đó chính là yếu tố thư pháp. Chính yếu tố về thư pháp đã làm cho tranh của ông rất khó làm giả. Danh họa Nguyễn Phan Chánh sở hữu nhiều tác phẩm lập kỷ lục đấu giá, vào top tranh Việt đắt giá nhất mọi thời đại. Trong đó, bức tranh lụa "Những cô thợ may" (Les Couturières) được gõ búa 1,39 triệu USD trên sàn đấu giá Christie’s vào tháng 12/2020 là bức tranh đắt giá nhất tính đến hiện tại. Một tác phẩm khác của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh cũng đạt mốc triệu USD trên sàn đấu giá là bức “Người hát dân ca”, được bán với giá 1,09 triệu USD tại phiên đấu giá của Sotheby’s vào tháng 6/2024. Ngoài ra, tại phiên đấu giá của Christie’s Hong Kong vào tháng 5/2021, bức “Thợ nhuộm” của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã đạt mức giá 563.000 USD. Tác phẩm “Em bé cho chim ăn” của Nguyễn Phan Chánh cũng được bán với giá 853.921 USD tại phiên đấu giá của nhà Christie’s Hong Kong vào tháng 5/2018…
Khu lưu niệm Nguyễn Phan Chánh được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào năm nào?
Giải thích
Danh họa Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22/11/1984, được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất. Với những đóng góp to lớn và mang tính tiên phong trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, năm 1996, Danh họa Nguyễn Phan Chánh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Khu lưu niệm Nguyễn Phan Chánh nằm trên con đường mang tên ông bên dòng sông Cụt ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Khu lưu niệm tọa lạc trên mảnh đất của chính gia đình danh họa - nơi trước đây được gọi bằng cái tên “Đào Mai Trang”. Khu lưu niệm là ngôi nhà ngói ba gian với gian giữa là bàn thờ danh họa Nguyễn Phan Chánh có bức tượng bán thân của ông. Hai phòng bên trưng bày những kỷ vật, hình ảnh về cuộc đời và ảnh chụp những tác phẩm nổi tiếng của cây cọ tài danh. Khu lưu niệm được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào năm 2005.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ông sinh năm 1912 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Vị quý phi này nổi tiếng thông tuệ, lại có dung mạo xinh đẹp. Bà đã soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông. Sau khi mất, linh cữu quý phi được an táng tại vùng cửa biển TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - nơi ông không màng đến công danh phú quý, tập trung nghiên cứu y học.
Tổng Bí thư Trần Phú (quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dự thảo bản Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam.