(Baohatinh.vn) - Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Danh nhân nào quê Hà Tĩnh được phong Thám hoa hai nước?
Giải thích
Thám hoa Phan Kính tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, sinh năm 1715 tại làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng Phan Kính sớm có chí học tập. Ban đầu ông học với cha, sau học với cậu, nổi tiếng thần đồng, 6 tuổi đã học thuộc và viết lại được quyền “Thiên gia thi”, 8 tuổi đỗ đầu kỳ sát hạch xã Lai Thạch. Ông làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Phan Kính là bậc danh thần văn võ song toàn, chính trị, ngoại giao đều có công trạng xuất sắc.
Ông đỗ Thám hoa năm bao nhiêu tuổi?
Giải thích
Năm Quý Hợi (1743), Phan Kính ra Thăng Long tham dự kỳ thi Hội và được chọn vào thi Đình. Quyển thi của Phan Kính được Vua dùng bút son ngự phê “Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh” (tức đỗ đầu khoa thi với danh vị Thám hoa - học vị cao nhất của khoa thi năm Quý Hợi do khoa thi này triều đình không lấy Trạng nguyên, Bảng nhãn). Từ năm 1744 - 1761, ông đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như được bổ nhiệm đi kinh lý Nghệ An với chức vụ Tuyên úy phó sứ; giữ chức Hiệp đồng trấn Sơn Tây; sau đó lại được chúa Trịnh Doanh cử lên làm Đốc đồng Tuyên Quang…
Ông được vị vua nào của nhà Thanh phong là Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa?
Giải thích
Phan Kính là người có công lớn trong việc tạo nên mối bang giao giữa nhà Thanh và nước ta. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, trong thời gian từ năm 1759 - 1760, Phan Kính được triều đình cử đi sứ phương Bắc để ký kết văn kiện chính thức về biên giới. Với kiến thức sâu rộng, uyên bác, khéo léo trong ngoại giao, có nhiều công lao giúp nhà Thanh và Đại Việt phân định và ổn định biên giới, Phan Kính được Vua Càn Long mến phục tài trí. Vua Thanh đã gia phong cho ông danh vị “Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa”, ban tặng ông một chiếc áo cẩm bào và bức trướng ghi dòng chữ: “Thiên triều đặc tứ, Bắc Đẩu dĩ Nam, nhất nhân nhi dĩ” (Thiên triều đặc cách, phía Nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi).
Vào thời Cảnh Hưng, ông đã sáng tạo nên kỹ thuật đúc vật liệu gì?
Giải thích
Đình nguyên Thám hoa Phan Kính là người am hiểu nhiều lĩnh vực về văn hóa, quân sự và kỹ nghệ. Khi nghiên cứu các loại tiền đúc Việt Nam cho thấy, đồng tiền Cảnh Hưng do Phan Kính đúc ở Sơn Tây có kích thước mỏng, màu sáng, ít hoen ố của đồng, gọn nhẹ, mỹ thuật hơn các đồng tiền đúc khác. Bởi đồng tiền được đúc bằng hợp kim, đồng đỏ pha với thiếc. Còn các đồng tiền đúc của các triều đại khác thì chỉ đơn thuần là đồng, hoặc kẽm nên chất lượng và màu sắc kém hơn hẳn. Việc đúc tiền bằng hỗn hợp kim loại đó là sự đổi mới về chất của quy trình công nghệ, sáng tạo trong khoa học kỹ thuật của danh sỹ Phan Kính. Ông là người vừa tinh thông về công nghệ đúc tiền qua công thức chế tác kim loại, vừa là người biết tư duy kinh tế tiền tệ, sử dụng đồng tiền để phát triển sản xuất và thúc đẩy nền kinh tế. Theo sách Danh nhân Phan Kính - NXB Khoa học xã hội (Hà Nội, tháng 10/1999), từ năm Kỷ Tỵ đến năm Tân Mùi (1749 - 1751), dưới sự chỉ đạo của Phan Kính, đã có 10 vạn quan tiền được đúc để phục vụ chi tiêu cho 18 đạo quân của quốc gia và lưu thông toàn quốc.
Đền thờ ông tại xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm nào?
Giải thích
Năm 1761, Phan Kính lâm bệnh nặng và qua đời tại quân doanh Hưng Hóa. Sau khi ông mất, để ghi nhớ công lao nội trị và ngoại giao của Thám hoa Phan Kính, Vua Lê Hiển Tông phong sắc cho ông là “Thành hoàng hiệu Anh Nghị Đại Vương” và lập đền thờ ở xã Lai Thạch, có ngựa đá, voi đá, sư tử đá, theo thể thức của một vương tướng. Trải qua bao biến thiên và ảnh hưởng chiến tranh, đền xuống cấp trở thành phế tích. Về sau, con cháu trong dòng họ đã xây dựng lại đền thờ ông tại xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc. Đền thờ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992. Tên danh nhân Phan Kính được đặt cho con các con đường ở TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh, TP Vinh và lấy làm tên của một trường tiểu học tại quê hương ông ở xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc. Hằng năm, vào ngày mất của ông, Nhân dân xã Kim Song Trường và các địa phương lân cận cùng bà con dòng tộc họ Phan tổ chức lễ giỗ để tỏ lòng tri ân, ghi nhớ công lao của to lớn suốt cuộc đời vì nước, vì dân của danh nhân Phan Kính.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ông sinh năm 1912 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Vị quý phi này nổi tiếng thông tuệ, lại có dung mạo xinh đẹp. Bà đã soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông. Sau khi mất, linh cữu quý phi được an táng tại vùng cửa biển TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - nơi ông không màng đến công danh phú quý, tập trung nghiên cứu y học.
Tổng Bí thư Trần Phú (quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dự thảo bản Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam.