(Baohatinh.vn) - Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Nữ luật sư nào quê Hà Tĩnh được bầu là Người phụ nữ của thiên niên kỷ?
Giải thích
Bà tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành là tên người chồng quá cố của bà), sinh ngày 25/9/1931 tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình trí thức. Bà là con gái của ông Phạm Văn Huyến - một trong những bác sỹ thú y đầu tiên của Việt Nam. Bà Ngô Bá Thành nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội khóa VIII; đại biểu Quốc hội khóa VI, VII, VIII, X; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Bà Ngô Bá Thành là một nhân sĩ cách mạng, một trí thức yêu nước, một nhà hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng. Là một trí thức giàu lòng yêu nước, gắn cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, bà Ngô Bá Thành luôn tin tưởng và đi theo con đường đấu tranh giải phóng của dân tộc. Với tinh thần vì Nhân dân, trên bất cứ cương vị công tác nào, bà cũng luôn làm tròn trách nhiệm của người đại biểu nhân dân. Là một trí thức nổi tiếng và có uy tín trên thế giới, bà Ngô Bá Thành đã tham gia nhiều hoạt động khoa học, chính trị, xã hội, được nhiều bạn bè quốc tế biết đến và mến phục. Bà đã có nhiều học hàm, học vị và chức danh quan trọng; được Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) trao tặng “Huân chương Quốc tế Đại sứ thiện chí” (OIA) và Trung tâm Tiểu sử quốc tế (IBC) bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”. Bà mất năm 3/2/2004, thọ 73 tuổi.
Bà đỗ thủ khoa tiến sĩ luật học ở Pháp năm bao nhiêu tuổi?
Giải thích
Năm 18 tuổi, bà Phạm Thị Thanh Vân kết hôn với bác sỹ Ngô Bá Thành và có 2 con. Năm 20 tuổi, bà Thanh Vân cùng chồng và 2 con nhỏ sang Pháp du học. Cuộc sống khó khăn nơi xứ người, ngoài giờ học tú tài ở trường, bà Thanh Vân nhận đánh máy thuê, còn ông Ngô Bá Thành học tiếp chuyên ngành thú y. Những năm học ở Pháp, bà Thanh Vân sinh thêm 2 con. Với khả năng nhanh nhẹn trời phú, trong một cuộc thi đánh máy toàn nước Pháp, bà Thanh Vân đã đoạt chức vô địch với kết quả 220 chữ/phút, trở thành Người phụ nữ Đông Dương đầu tiên vô địch tốc ký tại nước Pháp. Tốt nghiệp tú tài, bà Thanh Vân tiếp tục theo học khoa Luật tại Đại học Paris và đỗ thủ khoa tiến sĩ luật học vào năm 26 tuổi. Sau đó, bà nhận tiếp 2 bằng tiến sĩ luật ở Tây Ban Nha và Mỹ.
Bà từng được mời làm việc cho cơ quan quốc tế nào?
Giải thích
Với năng lực nổi trội, thông thạo 3 hệ thống pháp luật Anh - Pháp - Tây Ban Nha, bà Phạm Thị Thanh Vân được nhiều nơi “trải thảm đỏ” mời tới làm việc. Bà cũng được đích thân ông Dag Hammarskjold - Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc bấy giờ mời làm việc tại Ban Luật quốc tế, song bà đã từ chối. Không lâu sau đó, bà rời Pháp trở về Việt Nam với mong muốn đem kiến thức đã tích lũy được để phụng sự Tổ quốc. Bà Thanh Vân lấy tên chồng để hoạt động cách mạng và cái tên Ngô Bá Thành đã gắn chặt với bà từ đó về sau.
Bà từng là chủ tịch của phong trào phụ nữ nào tại Nam Bộ?
Giải thích
Trở về nước, bà Ngô Bá Thành tham gia sôi nổi trong phong trào đấu tranh đòi hòa bình, đòi quyền sống cho Nhân dân và dân tộc. Ngày 2/8/1970, Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống tập hợp hàng chục đoàn thể ra mắt tại chùa Ấn Quang ở Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), bà Ngô Bá Thành được cử làm Chủ tịch. Mặt trận đấu tranh công khai, rộng lớn, độc đáo này của phụ nữ Sài Gòn nhanh chóng lan rộng khắp Nam bộ, rồi sau đó mở rộng ra thành Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống, trở thành một lực lượng đấu tranh đắc lực, một nỗi ngán ngại cho chính quyền Sài Gòn. Khẩu hiệu đấu tranh dân sinh luôn đi kèm chính trị: đòi Mỹ rút, phế bỏ Thiệu, chấm dứt chiến tranh. Nhiều lần bị bắt, bị địch khủng bố, bà Ngô Bá Thành vẫn vững vàng lãnh đạo chị em đấu tranh ngay cả khi đang ở chốn lao tù. Bất chấp những ngón đòn tra tấn tàn bạo, những mua chuộc, lung lạc, bà Ngô Bá Thành vẫn giữ vững phẩm cách và ý chí, kiên cường đấu tranh cho hòa bình, lẽ phải. Bà Ngô Bá Thành để lại ấn tượng với những người sát cánh cùng bà trong Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống là hình ảnh một người phụ nữ với lý lẽ sắc bén, hành động bất ngờ, quả cảm, luôn mạnh mẽ, tự tin, không e ngại, lo lắng, chùn bước trước một cản ngại nào. Sau khi được trả tự do, bà Ngô Bá Thành lại tiếp tục hoạt động trên mọi phương diện. Năm 1976, thực hiện chủ trương thống nhất các đoàn thể Nhân dân và Mặt trận 2 miền, Hội nghị hợp nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam vào Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. Hội nghị thống nhất hợp nhất tổ chức, lấy tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Trong đó, đồng chí Ngô Bá Thành được tin tưởng bầu là Phó Chủ tịch Hội.
Tuyến đường mang tên bà tại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ được gắn biển vào năm nào?
Giải thích
Tuyến đường mang tên nữ luật sư Ngô Bá Thành tại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ được gắn biển vào năm 2018. Tuyến đường có chiều rộng 6,5m; dài 350m chạy qua địa phận 2 tổ dân phố 5 và 6.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ông sinh năm 1912 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Vị quý phi này nổi tiếng thông tuệ, lại có dung mạo xinh đẹp. Bà đã soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông. Sau khi mất, linh cữu quý phi được an táng tại vùng cửa biển TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - nơi ông không màng đến công danh phú quý, tập trung nghiên cứu y học.
Tổng Bí thư Trần Phú (quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dự thảo bản Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam.