Người Hà Tĩnh muôn phương

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Trong những ngày mùa đông phương Nam nắng mưa khoan nhặt, chúng tôi đã có dịp gặp hai “cánh chim bằng” người Hà Tĩnh, là thủ lĩnh những ngôi trường bách khoa ở 2 đầu đất nước. Đó là GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng
Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Điều kiện thời gian không cho phép chúng tôi được gặp 2 người thầy tài hoa trong một không gian chung, dẫu vậy, cả GS.TS Lê Anh Tuấn (SN 1975, quê Cẩm Xuyên) và PGS.TS Mai Thanh Phong (SN 1972, quê Đức Thọ) đều đem đến cho chúng tôi cảm nhận chung về sự thấm đẫm mạch nguồn văn hóa quê hương trong mỗi bước đường trưởng thành của hai thầy, nhất là truyền thống học hành khoa bảng.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

GS.TS Lê Anh Tuấn chia sẻ: “Bố mẹ là người truyền cảm hứng cho tôi học Toán và luôn nhắc nhở tôi rằng: con đường duy nhất để có thể đóng góp cho xã hội là học hành. Vì vậy, tôi cũng luôn đặt mục tiêu là học để thi đỗ đại học. Những năm ấy người ta thường học gạo và tôi cũng thế”.

Câu chuyện đó dễ khiến người ta nghĩ rằng cậu học sinh Trường THPT Cẩm Xuyên Lê Anh Tuấn chỉ đơn thuần là người học gạo. Nhưng không. Lý tưởng và hoài bão của cậu học trò nghèo đã sớm được bộc lộ khi cậu không ngần ngại đổi sang học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ngay trên đường đi đăng ký nhập học một trường đại học sư phạm ở Hà Nội. Giấc mơ trở thành kỹ sư cơ khí bắt đầu từ đó. Để chạm tay vào giấc mơ, chàng sinh viên nghèo phải trải qua 5 năm đầy nhọc nhằn, vất vả mà cũng đầy vinh quang.

GS.TS Lê Anh Tuấn kể, để có tiền trang trải việc học, từ năm thứ 3, ông đã đi làm gia sư, năm thứ 4 thì vừa đi dạy vừa nhận các việc nặng như khuân vác hàng hóa, vật liệu để kiếm tiền. Điều đặc biệt, trong khó khăn gian khổ, chàng sinh viên nghèo Lê Anh Tuấn vẫn không hề nản chí, cuối năm thứ 4 đại học, ông đã đoạt HCV Olympic Cơ học chất lỏng toàn quốc.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao Quyết định Công nhận Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Bách khoa (nay là ĐH Bách khoa Hà Nội) nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho GS.TS. Lê Anh Tuấn (năm 2012). Ảnh: ĐH Bách khoa Hà Nội.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

“Thuở ấy, các thầy cô định hướng cho tôi ở lại trường làm giảng viên nhưng tôi vẫn âm thầm theo đuổi giấc mơ của mình. Năm thứ 5 đại học, tôi được cấp học bổng của một doanh nghiệp Nhật Bản và chính thức tham gia khóa đào tạo 1 năm trước khi sang nước bạn làm kỹ sư về chế tạo khuôn. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư loại giỏi, tôi định đi Nhật Bản nhưng được các thầy cô thuyết phục ở lại học tiếp thạc sỹ. Sau nhiều cân nhắc, tôi đã quyết định ở lại trường và trở thành giảng viên. Năm 2002, tôi nhận học bổng du học châu Âu và năm 2005 thì tốt nghiệp tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí động lực tại Đại học Kỹ thuật Graz, Cộng hòa Áo. Tôi vẫn luôn nhớ lời dạy của bố mẹ về trách nhiệm đóng góp cho xã hội nên tôi chưa bao giờ ngừng học” - thầy Tuấn tâm sự.

Trên con đường dạy học, giảng viên Lê Anh Tuấn luôn là một người thầy mẫu mực, không bao giờ tự bằng lòng với mình. Thầy được phong là PGS năm 2009 và GS năm 2017. Với vai trò nhà khoa học, GS.TS Lê Anh Tuấn đã thực hiện nhiều đề tài/dự án nghiên cứu cấp quốc gia và nghị định thư với nước ngoài; chủ biên và tham gia biên soạn giáo trình, các chương sách xuất bản ở NXB quốc tế... Sau khi giữ các chức vụ Viện trưởng Viện Cơ khí động lực, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, tháng 4/2021, thầy được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng trường (nay là Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội) nhiệm kỳ 2020-2025.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

PGS.TS Mai Thanh Phong luôn kể về quê hương với niềm tự hào sâu sắc. Ảnh Thanh Hoài.

Trong nhịp sống sôi động của TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thực sự được lắng lại trong văn hóa xứ Nghệ khi gặp gỡ PGS.TS Mai Thanh Phong. Cùng với cách sử dụng nhiều phương ngữ xứ Nghệ, cốc nước chè mà thầy Phong rót mời đoàn như những sợi dây vô hình kéo chúng tôi gần hơn trong những câu chuyện kể. Một không khí êm đềm, hòa nhã kéo dài suốt cả buổi chuyện trò, dẫu rằng có nhiều lúc, thầy nhắc đến khá nhiều bước ngoặt trong cuộc đời.

“Tôi luôn cảm thấy mình may mắn khi có bố mẹ là những người tân tiến, có những người thầy tận tâm, tận tình, lại có chú ruột (PGS.TS Mai Xuân Kỳ) là giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nên tôi sớm có những mục tiêu cụ thể trong việc chọn trường, chọn ngành. Tuy nhiên, từ sau khi bước vào giảng đường đại học cho đến những lựa chọn công việc, tôi đều tự mình quyết định. Có lẽ, trong huyết quản của tôi cũng có chút “gàn” của những ông đồ Nghệ, có chăng nó mang tính thời đại hơn” - thầy Phong cho biết.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

PGS.TS Mai Thanh Phong nhận quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP HCM năm 2018. Ảnh: Trường ĐH Bách khoa TP HCM.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Với học lực rất tốt, cậu học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Đức Thọ) đã dễ dàng đỗ vào Khoa Kỹ thuật hóa học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, chàng trai trẻ đến nhận việc ở Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng với rất nhiều khát khao, hoài bão.

PGS.TS Mai Thanh Phong chia sẻ: “Dù ở đâu, làm việc gì, khi còn là cậu bé chăn bò hay đến lúc trưởng thành là giảng viên, nhà quản lý tôi luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ. Và nếu môi trường công việc nào đó chưa thật sự phù hợp với năng lực và lý tưởng cống hiến của tôi thì tôi sẽ tìm cơ hội khác. Vì vậy, tôi đã quyết tâm “săn” học bổng để sang nước ngoài mở mang kiến thức. Năm 1997, tôi đi du học thạc sĩ tại Viện Công nghệ châu Á (AIT) - Thái Lan. Năm 1999, tốt nghiệp thạc sỹ, tôi trở về và quyết định làm giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Lúc bấy giờ, tôi đam mê nghiên cứu nhưng nếu chỉ dựa vào lương giảng viên thì không đủ nên tôi rủ bạn thành lập doanh nghiệp. Thật may mắn, công việc kinh doanh đã cho tôi nguồn thu nhập ổn định để có thể nuôi lớn đam mê của mình. Năm 2001, tôi đã vững vàng để có thể sang Đức làm tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hóa học tại Trường Đại học Otto-von-Guericke Magdeburg”.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Tại phiên họp Hội đồng lãnh đạo đại học toàn cầu Hamburg (GUC Hamburg 2021), PGS.TS Mai Thanh Phong là đại biểu duy nhất của Việt Nam tham dự. Trong ảnh: Trích tham luận của PGS.TS Mai Thanh Phong tại phiên họp (nguồn Trường ĐH Bách khoa TP HCM).

Năm 2006, khi TS Mai Thanh Phong từ Đức trở về Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giảng dạy thì gia đình người chú đã chuyển vào Nam sinh sống và tháng 5/2007, thầy giáo trẻ cũng chuyển vào công tác tại Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Tại đây, TS Mai Thanh Phong nổi danh là giảng viên giỏi và năng động. Năm 2010, thầy sáng lập và là Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Đây là một trong những bước đi táo bạo, mang đến cho thầy cũng như Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh nhiều giá trị mới. Năm 2014, TS Mai Thanh Phong được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng phụ trách Khoa học Công nghệ và Đối ngoại, năm 2018, thầy trở thành Hiệu trưởng trẻ nhất trong lịch sử Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Trong cuộc gặp gỡ với chúng tôi, cả hai người thầy đều nhắc đến quê hương với tình cảm vô cùng dạt dào, tha thiết. Có lẽ vì thế mà cả hai thầy đều đau đáu hướng về quê nhà, đóng góp những ý kiến xác đáng cho sự phát triển của quê hương.

Quan tâm đến Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, GS.TS Lê Anh Tuấn đặc biệt đề cao nền tảng về nguồn lực con người và chuyển đổi số kết hợp với sự cải cách về thể chế. Ông cho rằng, động lực quan trọng để phát triển

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

GS.TS Lê Anh Tuấn gửi gắm những suy nghĩ về Quy hoạch tỉnh, về xây dựng nguồn nhân lực cho tỉnh. Ảnh Thanh Hoài.

KT-XH chính là nguồn lực con người, một khi chương trình thu hút nhân tài được triển khai và thành công thì giá trị mà nó mang lại cho tỉnh sẽ lâu bền và vững chắc. Theo ông, khi thực hiện thu hút nhân tài, tỉnh cần có chương trình tổng thể bao gồm nhiều nội dung sau thu hút như: đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, tạo dựng môi trường làm việc công bằng; tôn trọng sự đa dạng để phát huy tính năng động, sáng tạo; tôn trọng sự cam kết để phát huy tính kỷ luật và nghiêm túc trong công việc.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

“Tôi rất mừng khi Hà Tĩnh đang triển khai rất mạnh mẽ chương trình thu hút nhân tài, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Hoạt động này đang được triển khai một cách sáng tạo với các cuộc gặp mặt, trao học bổng, hỗ trợ học tập của lãnh đạo tỉnh cho sinh viên, cán bộ khoa học trẻ là người Hà Tĩnh đang học tập, làm việc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hoạt động này vừa thể hiện tinh thần nhân văn, vừa thể hiện quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong thay đổi tư duy, quan điểm để tạo dựng một môi trường làm việc với sự tôn trọng và bình đẳng được đặt lên hàng đầu, làm cơ sở cho việc phát huy sức trẻ, trí tuệ và tính sáng tạo của tuổi trẻ” - GS.TS Lê Anh Tuấn chia sẻ.

GS.TS Lê Anh Tuấn đề cao nhiệm vụ chuyển đổi số, ngoài ý nghĩa tạo đột phá trong cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, ông khẳng định, đây cũng chính là động lực để thu hút nhân tài. Chuyển đổi số là động lực để đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động mẫn cán thay đổi tư duy, điều chỉnh và thay đổi cách làm để nâng cao năng suất lao động. Mặc dù những năm qua chỉ số chuyển đổi số ở Hà Tĩnh tăng vượt bậc nhưng tỉnh vẫn nằm ở nửa dưới của bảng xếp hạng toàn quốc, để tiến lên nửa trên cần tập trung nguồn lực và đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của toàn thể hệ thống chính trị. Có vậy, Hà Tĩnh mới thực sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

PGS.TS Mai Thanh Phong gửi gắm: “Hà Tĩnh vẫn nên chọn công nghiệp làm phương hướng cho sự phát triển. Ảnh Thanh Hoài.

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Ở một phương diện khác, PGS.TS Mai Thanh Phong gửi gắm: “Hà Tĩnh vẫn nên chọn công nghiệp làm phương hướng cho sự phát triển. Hiện nay, nhân tài của Hà Tĩnh trên lĩnh vực này khá dồi dào, tiếc rằng, môi trường chưa rộng mở nên họ chưa có nhiều cống hiến cho quê hương. Những người đang học tập và sinh sống xa quê, nếu môi trường thực sự tốt, họ sẽ không ngại trở về”.

Đặc biệt, với tư cách là thành viên trong hội đồng tư vấn chiến lược phát triển cho Trường Đại học Hà Tĩnh, PGS.TS Mai Thanh Phong đã phân tích sâu về nhân lực, cơ sở vật chất thực hành, nghiên cứu, về nguồn sinh viên ở đây và cho rằng: “Con đường để Trường Đại học Hà Tĩnh có thể đứng vững và phát triển trong giai đoạn hiện nay chính là tạo nên một lối đi riêng. Trên lối đi ấy, phải biết bỏ qua sự cạnh tranh đào tạo những chuyên ngành mà các trường đại học lớn đang làm rất tốt và chấp nhận thực hiện hình thức đào tạo ứng dụng. Đây chính là điều mà cả nước đang cần và thiếu. Nếu Trường Đại học Hà Tĩnh làm tốt mô hình này thì không chỉ thu hút sinh viên trong tỉnh mà còn có thể trở thành trung tâm đào tạo ứng dụng của cả nước, thu hút sinh viên từ nhiều vùng miền đến học”.

Ảnh: PV - CTV

Thiết kế: Xuân Khoa

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề MỪNG XUÂN GIÁP THÌN

Đọc thêm

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.
Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Trải qua 30 năm thành lập (1994-2024) dù ở đâu, làm việc gì, ở cương vị nào, những người con của Hà Tĩnh tại Bình Thuận cũng luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Khép lại một năm thi đấu thành công, đô cử Lê Văn Công giữ vững vị thế thống trị ở hạng cân 49 kg xuyên suốt 7 kỳ ASEAN Para Games liên tiếp từ năm 2007 đến nay. Trong niềm vui đón xuân mới, người đàn ông được mệnh danh là “lực sĩ thép” đặt ra những mục tiêu tiếp tục được khẳng định mình và cống hiến cho quê hương, đất nước.
Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết cổ truyền luôn là dịp lễ trọng đại và thiêng liêng để những người Việt sống, lao động, học tập trên khắp thế giới nói chung và những người con Hà Tĩnh xa quê nói riêng hướng lòng mình về quê cha đất tổ.