Chính trị

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân
Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Giữ lời hứa với cử tri khi là đại biểu dân cử, các vị đại biểu đại diện cho tiếng nói Nhân dân đã thực sự hòa mình vào cuộc sống để lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của bà con; phản ánh kịp thời đến các cấp có thẩm quyền; qua đó giúp tháo gỡ nhiều “nút thắt”, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với các chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân
Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Nhiều năm qua, cử tri Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm và kiến nghị về thực trạng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Theo đó, quá trình thực hiện dự án đã phát sinh nhiều vấn đề làm ảnh hưởng toàn diện đến cuộc sống của Nhân dân. Vì vậy, cử tri tỉnh nhà đề xuất cần đưa ra quyết định dứt điểm về việc dừng khai thác dự án này để tỉnh điều chỉnh quy hoạch chung, tập trung phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ, khai thác và phát huy tiềm năng, tạo bước đột phá trong phục hồi và phát triển KT-XH, sớm khắc phục các ảnh hưởng do dự án gây ra, nhất là về môi trường, sinh kế, hạ tầng dân sinh.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh đã nhiều lần đưa vấn đề dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê ra nghị trường Quốc hội và các diễn đàn khác. Riêng tại các kỳ họp trong nhiệm kỳ 2021-2026, đoàn đã có 6 lần phản ánh, kiến nghị, chất vấn nội dung này.

Mới đây nhất (ngày 24/10/2023), tại phiên thảo luận tổ, Kỳ họp thứ 6, đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm có phương án dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Qua đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu và sẽ sớm có ý kiến chính thức về vấn đề này.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Tại phiên thảo luận tổ thuộc khuôn khổ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm có phương án dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Ý kiến của cử tri huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê... đề xuất công nhận hươu sao là gia súc cũng đã được Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm, đưa ra nghị trường. Đặc biệt, tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Chăn nuôi vào ngày 7/11/2018, đoàn đã đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng cũng như nguyện vọng của cử tri để đưa loài vật được thuần dưỡng cách đây khoảng 300 năm này ra khỏi danh mục động vật rừng.

Kiến nghị chính đáng được chấp thuận đã góp phần giúp phát triển đàn hươu 50 nghìn con thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hà Tĩnh, đồng thời hàng nghìn hộ chăn nuôi loài vật này ở các tỉnh khác được cải thiện sinh kế, tăng thu nhập.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang.

Vào năm 2019, nhiều cử tri lo lắng việc thiếu vốn, không thể triển khai xây dựng hệ thống kênh dẫn phục vụ tưới tiêu của Dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang (giai đoạn 2) khiến đại công trình có tổng mức đầu tư 1.486 tỷ đồng thiếu đồng bộ, có thể không tưới được cho 30.926 ha đất nông nghiệp như mục tiêu đặt ra.

Trong bối cảnh tỉnh thiếu nguồn lực, công trình dang dở, cử tri trông đợi, Đoàn ĐBQH tỉnh đã đưa vấn đề này ra diễn đàn Quốc hội và sau đó đã được Chính phủ bố trí bổ sung 836 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung của Trung ương để hỗ trợ hoàn thiện dự án.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Cử tri kiến nghị đến các đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh nhiều vấn đề bức thiết từ cơ sở.

Tại mỗi kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia từ 27-35 lượt ý kiến góp ý, thảo luận, chất vấn trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, an sinh xã hội; trong đó có nhiều vấn đề lớn mà cử tri tỉnh nhà chờ đợi, cả nước quan tâm như: quy hoạch và phát triển cây ăn quả có múi, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, các chính sách về “tam nông”, giải quyết việc làm sau đại dịch COVID-19... Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay cũng đã có 581 ý kiến cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương được đoàn tổng hợp, báo cáo.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia cho biết: “Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần trách nhiệm cao, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh luôn tham gia đầy đủ, nghiêm túc các kỳ họp, phiên họp và tham gia có hiệu quả các nội dung, chương trình nghị sự, góp phần quan trọng vào thành công chung của các kỳ họp. Các ý kiến phản ánh, chất vấn, trao đổi của thành viên đoàn đều sát thực tiễn, mang tính xây dựng cao, gắn xây dựng chính sách, pháp luật chung của đất nước với việc giải quyết, tháo gỡ những vấn đề quan trọng trong tỉnh. Ngoài ra, để xử lý các nguyện vọng, đề xuất của cử tri Hà Tĩnh, bên lề mỗi kỳ họp, đoàn đã có các cuộc làm việc với các bộ, ngành, lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ để tháo gỡ”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Cũng như 28 hộ dân có đất xâm cư ở thôn Toàn Thắng, xã Thạch Trị (Thạch Hà), ông Lê Khắc Kính ở thôn Đông Văn, xã Thạch Văn (Thạch Hà) hết sức phấn khởi khi cầm trong tay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất xâm cư của mình.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Vợ chồng ông Lê Khắc Kính ở thôn Đông Văn (xã Thạch Văn) hạnh phúc khi cầm trong tay giấy chứng nhận QSDĐ cho thửa đất xâm cư ở thôn Toàn Thắng, xã Thạch Trị (huyện Thạch Hà).

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Ông Kính chia sẻ: “Hơn 1.700 m2 đất xâm cư của gia đình từ trước đến nay chưa được cấp bìa, không đảm bảo tính pháp lý và những khó khăn này của gia đình đã được Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh lắng nghe. Được các vị đại biểu thấu hiểu, giải quyết, chúng tôi vui lắm. Không chỉ được chính thức sở hữu mảnh đất của mình, gia đình còn có quyền thế chấp ngân hàng để vay vốn cho con đi xuất khẩu lao động”.

Trường hợp của ông Kính là minh chứng cho thấy tiếng lòng cử tri đã thực sự chạm đến nỗi trăn trở của các vị ĐBQH, đại biểu HĐND tỉnh. Ngay sau các cuộc tiếp xúc, các đại biểu dân cử đã tìm hiểu, nghiên cứu quy định của Trung ương, của tỉnh để tìm cách giải quyết, tháo gỡ.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Cán bộ địa chính xã Thạch Trị phối hợp chặt chẽ với cán bộ thôn Đông Văn (xã Thạch Văn) rà soát kỹ các trường hợp cấp đất xâm cư.

Cũng về vấn đề đất đai, Nghị quyết số 162/NQ-HĐND ngày 20/8/2019 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, việc chỉnh lý biến động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho người dân 34 xã sau sáp nhập đã được cả hệ thống chính trị tập trung triển khai.

Cùng với đó, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 175/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 “Về thực hiện cập nhật, chỉnh lý bản đồ và hồ sơ địa chính trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo”.

Những nghị quyết này đã được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả và đến thời điểm này đã có hơn 40 nghìn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện việc đăng ký biến động.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Đến thời điểm này đã có hơn 41 nghìn giấy chứng nhận QSDĐ thực hiện việc đăng ký biến động theo Nghị quyết 175.

Cùng với những vấn đề mang tầm vĩ mô, Đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh cũng đã để lại nhiều dấu ấn qua việc cập nhật, nghiên cứu, đề xuất giải quyết nhiều vấn đề, vụ việc ở tỉnh để bảo đảm quyền lợi cho cử tri như: làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chậm giải quyết chế độ vợ liệt sỹ cho bà Dương Thị Hồng Lan (TP Hà Tĩnh); cấp đất ở cho bà Trần Thị Liệu (vợ liệt sỹ ở huyện Nghi Xuân); xem xét quá trình xử lý sai phạm liên quan đến dự án Du lịch sinh thái khách sạn Phong Lan ở Nghi Xuân; chế độ phụ cấp cho cán bộ thôn, xóm...

Để làm tốt công tác dân nguyện, các vị đại biểu dân cử Quốc hội và HĐND tỉnh đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Hà trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào sáng 27/9.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Ông Phạm Xuân Phú - Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cho biết: “Tất cả các tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri cơ bản đều được các vị đại biểu dân cử tiếp thu, thông tin, giải trình đầy đủ ngay tại hội nghị. Những nội dung có nhiều ý kiến, mang tính bức xúc thì được tổng hợp, phân loại gửi các cấp, ngành xem xét, giải quyết hoặc đưa ra chất vấn tại các kỳ họp và có sự đôn đốc, giám sát quá trình các cấp, ngành giải quyết... Qua đó không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi cho Nhân dân, đáp ứng nguyện vọng của cử tri mà còn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử, ổn định tình hình chính trị, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn...”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Nhiều tháng qua, tại các phiên tiếp dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận một số công dân ở huyện Kỳ Anh đến kiến nghị về việc chậm bồi thường GPMB công trình hồ chứa nước Rào Trổ. Đây là một trong những tồn đọng về bồi thường, GPMB và hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng Thường trực HĐND tỉnh đã trực tiếp kiểm tra, đánh giá tình hình, làm rõ nguyên nhân và chỉ đạo các sở, ngành xây dựng phương án để trình xin ý kiến HĐND tỉnh. Ngày 22/9/2023, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 128/NQ-HĐND “Về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB dự án Xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng” (Nghị quyết 128) để đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải trực tiếp giải đáp, làm rõ những băn khoăn của công dân liên quan tới công trình hồ chứa nước Rào Trổ.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị người dân liên hệ qua đường dây nóng nếu phát sinh các vấn đề vướng mắc trong quá trình bồi thường.

Tạo cơ chế và nguồn vốn để giải quyết dứt điểm tồn đọng, Nghị quyết 128 đã thông qua việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại 4 thôn của xã Kỳ Tây và bao gồm cả kinh phí bồi thường 12 ha ngập thêm tại đập dâng Lạc Tiến; hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm và ổn định đời sống sản xuất cho các thôn còn lại của xã Kỳ Tây và bổ sung tại 5 xã: Kỳ Thượng, Kỳ Lạc, Kỳ Sơn, Lâm Hợp, Kỳ Tân.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

166 hộ dân ở xã Lâm Hợp (huyện Kỳ Anh) liên quan đến Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng được chi trả 10,8 tỷ đồng vào sáng 21/11.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh chia sẻ: “Ngay khi Nghị quyết 128 có hiệu lực và được Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành làm tốt công tác kiểm đếm, xây dựng phương án áp giá và tổ chức bồi thường cho người dân thỏa đáng, công khai, minh bạch, đúng quy định. Theo đó, 1.256 hộ ảnh hưởng ở các xã: Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Lâm Hợp, Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, Kỳ Tân được nhận tiền bồi thường với tổng kinh phí hơn 268 tỷ đồng; huyện phấn đấu hoàn thành toàn bộ việc chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB theo Nghị quyết 128 trước ngày 30/6/2024. Qua đó, tạo điều kiện cho người dân ổn định đời sống, sản xuất”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Định kỳ hằng tháng, ngoài việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh còn tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân tỉnh.

Để giải quyết tốt các vấn đề bức thiết, gặp gỡ trực tiếp để xử lý kịp thời các kiến nghị của Nhân dân, định kỳ hằng tháng, ngoài việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh còn tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân tỉnh và phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh tổ chức cho đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp công dân theo luật định. Thường trực HĐND tỉnh cũng đã xây dựng và ban hành quy chế tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Thông qua hoạt động tiếp công dân, Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Thông qua đó, từ năm 2016 đến nay, Đoàn ĐBQH tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh đã tiếp hơn 900 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khoảng 550 vụ việc. Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp nhận 867 đơn, phân loại chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đạt 95%; Thường trực HĐND tỉnh tiếp nhận và xử lý khoảng 1.500 đơn thư và đã chuyển tới UBND các cấp, ngành hữu quan trả lời, giải quyết đạt 90%.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng - Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tiếp nhận nội dung trình bày của bà Nguyễn Thị Huy (xã Hà Linh, Hương Khê) về việc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình.

Đoàn ĐBQH tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh cũng giám sát chặt chẽ việc giải quyết một số nội dung kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo kéo dài của công dân như: giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Trường Phú về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ dự án đầu tư vùng nuôi tôm của công ty này tại TX Kỳ Anh; xử lý việc khai thác đá tại núi Nam Giới của huyện Thạch Hà; giải quyết tồn đọng việc giao, cấp đất cho công dân giai đoạn 1992-1994 tại khu vực đầu cầu Bến Thủy của huyện Nghi Xuân; công tác đền bù hải sản tẩm ướp sau sự cố môi trường biển tại Lộc Hà...

Hoạt động tiếp công dân của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã có sự cải tiến, đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả. Các đại biểu dân cử đã dành nhiều thời gian trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với công dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời hướng dẫn, giải thích, trả lời, giải quyết đúng chính sách, pháp luật; đồng thời chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết dứt điểm các vụ việc, hạn chế những phát sinh phức tạp mới.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 4): Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc - đại biểu HĐND tỉnh giải thích cho ông Nguyễn Hoành Bá (xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà) về chế độ trợ cấp một lần cho người tham gia dân công hỏa tuyến.

Bà Nguyễn Thị Nhuần - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh đánh giá: “Nhìn thẳng, nhìn thật vào vấn đề, không né tránh, không đùn đẩy trách nhiệm là tinh thần xuyên suốt của các đại biểu và cơ quan dân cử Hà Tĩnh trong hoạt động tiếp dân, xử lý đơn, thư của công dân. Thông qua việc thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội, HĐND tỉnh xem xét, kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp thu để hoàn thiện chính sách, pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cử tri, Nhân dân. Qua đó, góp phần khẳng định vị trí, vai trò, uy tín của HĐND tỉnh, tạo được sự gần gũi, yêu mến và tin tưởng của cử tri và Nhân dân”.

BÀI, ẢNH, VIDEO: NHÓM P.V

THIẾT KẾ: THANH

>> Bài 1: Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

>> Bài 2: Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

>> Bài 3: Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

>> Bài cuối: Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử góp phần làm bền chặt thêm “ý Đảng, lòng dân”

Chủ đề Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Chủ đề Tiếp xúc cử tri

Chủ đề GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ 2

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.