Núi hồng - Sông la

Chuyện về Đội Cứu hộ - cứu nạn trên biển Thiên Cầm

Phan Trâm • 08:45 29/04/2022

Chúng tôi là những thành viên Đội Cứu hộ - cứu nạn thuộc BQL Khu du lịch Thiên Cầm. Đội chúng tôi gồm: Phạm Văn Quyết (SN 1990) - Đội trưởng, Tôn Đức Tuân (SN 1960), Trần Hữu Thoan (SN 1965), Hà Văn Bính (SN 1958), Tôn Quang Thanh (SN 1961) và Tôn Đức Sinh (SN 1959); tất cả đều ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), có kinh nghiệm làm việc trên sông nước và đều bơi tốt.

Chúng tôi là những thành viên Đội Cứu hộ - cứu nạn thuộc BQL Khu du lịch Thiên Cầm. Đội chúng tôi gồm: Phạm Văn Quyết (SN 1990) - Đội trưởng, Tôn Đức Tuân (SN 1960), Trần Hữu Thoan (SN 1965), Hà Văn Bính (SN 1958), Tôn Quang Thanh (SN 1961) và Tôn Đức Sinh (SN 1959); tất cả đều ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), có kinh nghiệm làm việc trên sông nước và đều bơi tốt.

Trước đây, đội của chúng tôi có tên là Tổ Cứu hộ - cứu nạn. Từ năm 2015, để kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, BQL Khu du lịch Thiên Cầm đã đổi tên Tổ Cứu hộ - cứu nạn thành Đội Cứu hộ - cứu nạn. Qua hơn 10 năm thành lập, đến nay, lực lượng cứu hộ - cứu nạn ở đây đã làm tốt nhiệm vụ được giao là đảm bảo an toàn cho du khách khi tắm biển.

Trước đây, đội của chúng tôi có tên là Tổ Cứu hộ - cứu nạn. Từ năm 2015, để kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, BQL Khu du lịch Thiên Cầm đã đổi tên Tổ Cứu hộ - cứu nạn thành Đội Cứu hộ - cứu nạn. Qua hơn 10 năm thành lập, đến nay, lực lượng cứu hộ - cứu nạn ở đây đã làm tốt nhiệm vụ được giao là đảm bảo an toàn cho du khách khi tắm biển.

Được ví như “cung đàn trời” của dải đất miền Trung, Thiên Cầm là bãi biển đẹp nhất của Hà Tĩnh. Mỗi năm, nơi đây thu hút hàng chục nghìn lượt du khách về tham quan, tắm biển. Để đảm bảo an toàn cho du khách, chúng tôi thường xuyên túc trực trên bờ biển nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, tuyên truyền, nhắc nhở du khách và triển khai công tác cứu hộ - cứu nạn nếu xảy ra tình huống xấu.

Được ví như “cung đàn trời” của dải đất miền Trung, Thiên Cầm là bãi biển đẹp nhất của Hà Tĩnh. Mỗi năm, nơi đây thu hút hàng chục nghìn lượt du khách về tham quan, tắm biển. Để đảm bảo an toàn cho du khách, chúng tôi thường xuyên túc trực trên bờ biển nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, tuyên truyền, nhắc nhở du khách và triển khai công tác cứu hộ - cứu nạn nếu xảy ra tình huống xấu.

Đầu mùa du lịch, chúng tôi làm lễ báo cáo với thần Po Riyah (thần Sóng Biển) để xin cắm cọc ranh giới cứu hộ. Đây là một tín ngưỡng của cư dân miền biển chúng tôi, cầu mong vị thần Sóng Biển chở che, phù hộ cho mọi người khi làm việc trên vùng sông nước này được bình yên, tai qua nạn khỏi. Đây cũng là “cột mốc” giúp du khách phân biệt giữa vùng tắm biển an toàn và vùng nước sâu, nguy hiểm, không được phép ra. Cọc ranh giới cứu hộ cũng là mốc để chúng tôi phát hiện du khách đã “ra khỏi vùng an toàn” nhằm kịp thời cảnh báo họ quay lại gần bờ.

Đầu mùa du lịch, chúng tôi làm lễ báo cáo với thần Po Riyah (thần Sóng Biển) để xin cắm cọc ranh giới cứu hộ. Đây là một tín ngưỡng của cư dân miền biển chúng tôi, cầu mong vị thần Sóng Biển chở che, phù hộ cho mọi người khi làm việc trên vùng sông nước này được bình yên, tai qua nạn khỏi. Đây cũng là “cột mốc” giúp du khách phân biệt giữa vùng tắm biển an toàn và vùng nước sâu, nguy hiểm, không được phép ra. Cọc ranh giới cứu hộ cũng là mốc để chúng tôi phát hiện du khách đã “ra khỏi vùng an toàn” nhằm kịp thời cảnh báo họ quay lại gần bờ.

Làm lễ xong, chọn lúc thủy triều xuống, chúng tôi cắm cọc ranh giới cứu hộ. Với chiều dài bờ biển hơn 1km, đội thường cắm khoảng 45 “cột mốc”. Dù mỗi cọc được cắm sâu từ 1 - 1,5m nhưng do sóng biển xói mòn nên hầu như năm nào, đội cũng phải nhiều lần cắm lại. Nhìn thì đơn giản, nhưng mất 3 ngày, chúng tôi mới hoàn thành công việc trước dịp khai trương mùa du lịch biển.

Làm lễ xong, chọn lúc thủy triều xuống, chúng tôi cắm cọc ranh giới cứu hộ. Với chiều dài bờ biển hơn 1km, đội thường cắm khoảng 45 “cột mốc”. Dù mỗi cọc được cắm sâu từ 1 - 1,5m nhưng do sóng biển xói mòn nên hầu như năm nào, đội cũng phải nhiều lần cắm lại. Nhìn thì đơn giản, nhưng mất 3 ngày, chúng tôi mới hoàn thành công việc trước dịp khai trương mùa du lịch biển.

Đây là anh Phạm Văn Quyết - Đội trưởng Đội cứu hộ - cứu nạn, cũng là cán bộ BQL Khu du lịch Thiên Cầm. Chiếc ống nhòm này là “bảo bối” theo anh suốt nhiều năm qua. Hằng ngày, anh đứng trên chòi quan sát hoạt động tắm biển của du khách để theo dõi và phát đi những cảnh báo ứng cứu kịp thời. Lúc cao điểm, du khách đông, anh phải lên, xuống chòi trên 20 lần/ngày.

Đây là anh Phạm Văn Quyết - Đội trưởng Đội cứu hộ - cứu nạn, cũng là cán bộ BQL Khu du lịch Thiên Cầm. Chiếc ống nhòm này là “bảo bối” theo anh suốt nhiều năm qua. Hằng ngày, anh đứng trên chòi quan sát hoạt động tắm biển của du khách để theo dõi và phát đi những cảnh báo ứng cứu kịp thời. Lúc cao điểm, du khách đông, anh phải lên, xuống chòi trên 20 lần/ngày.

Mùa hè năm 2017, anh Quyết cùng một đồng nghiệp đang đi tuần tra bằng ca nô trên biển thì bắt gặp 2 du khách người Hà Nội tắm xa bờ bị hụt chân vào vũng xoáy. Với kinh nghiệm và phản xạ của mình, anh Quyết và đồng đội lao xuống biển, kịp đưa 2 du khách lên bờ. Cũng năm đó, vào chiều 13/11, anh và một số chủ nhà hàng trên bãi biển đã nhanh tay lao xuống nước cứu nhóm học sinh đuối nước, nhưng do sóng to nên chỉ cứu được 1 trong 3 em bị nạn...

Mùa hè năm 2017, anh Quyết cùng một đồng nghiệp đang đi tuần tra bằng ca nô trên biển thì bắt gặp 2 du khách người Hà Nội tắm xa bờ bị hụt chân vào vũng xoáy. Với kinh nghiệm và phản xạ của mình, anh Quyết và đồng đội lao xuống biển, kịp đưa 2 du khách lên bờ. Cũng năm đó, vào chiều 13/11, anh và một số chủ nhà hàng trên bãi biển đã nhanh tay lao xuống nước cứu nhóm học sinh đuối nước, nhưng do sóng to nên chỉ cứu được 1 trong 3 em bị nạn...

Bãi biển Thiên Cầm khá thoải, có thể tắm ở cách xa bờ hơn 100m mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số du khách chủ quan trong việc chuẩn bị dụng cụ bơi cũng như kỹ năng xử lý dưới nước kém nên vẫn còn xảy ra tai nạn trên biển.

Bãi biển Thiên Cầm khá thoải, có thể tắm ở cách xa bờ hơn 100m mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số du khách chủ quan trong việc chuẩn bị dụng cụ bơi cũng như kỹ năng xử lý dưới nước kém nên vẫn còn xảy ra tai nạn trên biển.

Trong ứng cứu tai nạn trên biển, quan trọng nhất là phải chủ động được phao và áo phao. Vì vậy, dọc bãi biển Thiên Cầm luôn thấy sự hiện diện của hệ thống phao cứu sinh của Đội Cứu hộ - cứu nạn. Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn trên biển được cứu kịp thời nhờ có hệ thống phao và áo phao này.

Trong ứng cứu tai nạn trên biển, quan trọng nhất là phải chủ động được phao và áo phao. Vì vậy, dọc bãi biển Thiên Cầm luôn thấy sự hiện diện của hệ thống phao cứu sinh của Đội Cứu hộ - cứu nạn. Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn trên biển được cứu kịp thời nhờ có hệ thống phao và áo phao này.

Một ngày làm việc của Đội Cứu hộ - cứu nạn bắt đầu từ 5 giờ sáng và thường kết thúc khoảng 21 giờ đêm. 6 thành viên trong đội phân công nhau bám giữ từng vị trí, giữ khoảng cách để đảm bảo du khách tắm biển đều trong tầm kiểm soát.

Một ngày làm việc của Đội Cứu hộ - cứu nạn bắt đầu từ 5 giờ sáng và thường kết thúc khoảng 21 giờ đêm. 6 thành viên trong đội phân công nhau bám giữ từng vị trí, giữ khoảng cách để đảm bảo du khách tắm biển đều trong tầm kiểm soát.

Các thành viên trong đội thường xuyên nhắc nhở du khách đảm bảo an toàn trong lúc tắm biển. Để đảm bảo triển khai công việc, mỗi thành viên trong đội đều được trang bị bộ đàm, cờ báo hiệu, loa phóng thanh, còi, trang phục bảo hộ...

Các thành viên trong đội thường xuyên nhắc nhở du khách đảm bảo an toàn trong lúc tắm biển. Để đảm bảo triển khai công việc, mỗi thành viên trong đội đều được trang bị bộ đàm, cờ báo hiệu, loa phóng thanh, còi, trang phục bảo hộ...

Giữa bãi biển náo nhiệt, bộ đàm là dụng cụ quan trọng giúp các thành viên giữ kết nối, tiếp nhận thông tin về các vị trí tắm biển có nguy cơ mất an toàn cao, từ đó kịp thời phát báo động, nhắc nhở du khách.

Giữa bãi biển náo nhiệt, bộ đàm là dụng cụ quan trọng giúp các thành viên giữ kết nối, tiếp nhận thông tin về các vị trí tắm biển có nguy cơ mất an toàn cao, từ đó kịp thời phát báo động, nhắc nhở du khách.

Đây là bác Tôn Đức Tuân - người nhiều tuổi nhất trong đội. Đã 63 tuổi nhưng với kinh nghiệm của một ngư dân nhiều năm lăn lộn mưu sinh trên biển, bác vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát và sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu hộ. Khi phát hiện du khách tắm biển ở xa, bác Tuân vừa vẫy cờ báo hiệu, vừa dùng loa phóng thanh để thông báo và yêu cầu họ không được bơi quá xa bờ.

Đây là bác Tôn Đức Tuân - người nhiều tuổi nhất trong đội. Đã 63 tuổi nhưng với kinh nghiệm của một ngư dân nhiều năm lăn lộn mưu sinh trên biển, bác vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát và sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu hộ. Khi phát hiện du khách tắm biển ở xa, bác Tuân vừa vẫy cờ báo hiệu, vừa dùng loa phóng thanh để thông báo và yêu cầu họ không được bơi quá xa bờ.

Giữa thanh âm ồn ào ở bãi biển, việc chỉ dùng loa phóng thanh có khi chưa thể phát đi thông tin đến du khách nên bác Tuân phải dùng đến còi báo động. Những tiếng còi dài ngân vang, thu hút sự chú ý của mọi người. Nghe hiệu lệnh tiếng còi, du khách sẽ cẩn thận hơn trong lúc vui đùa trên biển.

Giữa thanh âm ồn ào ở bãi biển, việc chỉ dùng loa phóng thanh có khi chưa thể phát đi thông tin đến du khách nên bác Tuân phải dùng đến còi báo động. Những tiếng còi dài ngân vang, thu hút sự chú ý của mọi người. Nghe hiệu lệnh tiếng còi, du khách sẽ cẩn thận hơn trong lúc vui đùa trên biển.

Trong Đội Cứu hộ - cứu nạn, bác Tôn Quang Thanh cũng là người có thâm niên làm nhiệm vụ cứu hộ - cứu nạn và rất kinh nghiệm. Làm việc trực diện với “cái nắng cái gió”, bác sở hữu làn da nâu sạm mặn mòi vị biển như tất cả các thành viên khác trong đội.

Trong Đội Cứu hộ - cứu nạn, bác Tôn Quang Thanh cũng là người có thâm niên làm nhiệm vụ cứu hộ - cứu nạn và rất kinh nghiệm. Làm việc trực diện với “cái nắng cái gió”, bác sở hữu làn da nâu sạm mặn mòi vị biển như tất cả các thành viên khác trong đội.

Bác Thanh từng nhiều lần bơi ra biển, ứng cứu kịp thời du khách gặp sự cố. Được BQL Khu du lịch Thiên Cầm tập huấn bài bản về các kỹ năng xử lý tình huống khi có người đuối nước nên bác Thanh và các thành viên trong đội đều rất linh hoạt, nhanh nhẹn ứng phó.

Bác Thanh từng nhiều lần bơi ra biển, ứng cứu kịp thời du khách gặp sự cố. Được BQL Khu du lịch Thiên Cầm tập huấn bài bản về các kỹ năng xử lý tình huống khi có người đuối nước nên bác Thanh và các thành viên trong đội đều rất linh hoạt, nhanh nhẹn ứng phó.

Du khách về tắm biển hầu hết đều có ý thức giữ an toàn khi tắm. Tuy nhiên, cũng có lúc, du khách không hiểu về quy tắc an toàn, một số trường hợp say xỉn vẫn “lao” xuống biển để giải nhiệt; có người không mặc áo phao nhưng thích bơi xa; có người còn bơi ra cọc ranh giới cứu hộ và đu mình trên đó để vui đùa.

Du khách về tắm biển hầu hết đều có ý thức giữ an toàn khi tắm. Tuy nhiên, cũng có lúc, du khách không hiểu về quy tắc an toàn, một số trường hợp say xỉn vẫn “lao” xuống biển để giải nhiệt; có người không mặc áo phao nhưng thích bơi xa; có người còn bơi ra cọc ranh giới cứu hộ và đu mình trên đó để vui đùa.

Gặp những trường hợp này, Đội Cứu hộ - cứu nạn phải huy động tổng lực các biện pháp để kêu gọi họ vào bờ. Thậm chí, nhiều lúc phải trực tiếp bơi ra để đưa họ vào bờ và yêu cầu chấp hành nghiêm quy định. Có người say xỉn, khi được nhắc nhở lại còn buông lời chửi bới, không chấp hành...

Gặp những trường hợp này, Đội Cứu hộ - cứu nạn phải huy động tổng lực các biện pháp để kêu gọi họ vào bờ. Thậm chí, nhiều lúc phải trực tiếp bơi ra để đưa họ vào bờ và yêu cầu chấp hành nghiêm quy định. Có người say xỉn, khi được nhắc nhở lại còn buông lời chửi bới, không chấp hành...

Mặc dù luôn luôn chủ động kiểm soát tình hình, song, vào những lúc cao điểm, du khách quá đông thì nguy cơ mất an toàn, xảy ra đuối nước là không lường được hết. Vì vậy, để nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, các thành viên của đội phải thường xuyên đi lại để tuyên truyền cho du khách trước khi xuống tắm.

Mặc dù luôn luôn chủ động kiểm soát tình hình, song, vào những lúc cao điểm, du khách quá đông thì nguy cơ mất an toàn, xảy ra đuối nước là không lường được hết. Vì vậy, để nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, các thành viên của đội phải thường xuyên đi lại để tuyên truyền cho du khách trước khi xuống tắm.

Khi dưới biển không còn người tắm (thường khoảng 21 giờ tối), các thành viên trong đội mới yên tâm rời vị trí để về nhà. Đối với các thành viên Đội Cứu hộ - cứu nạn trên biển Thiên Cầm, việc giữ bình an cho du khách không chỉ là nhiệm vụ mà ngược lại, đó lại là niềm hạnh phúc khi được cống hiến.

Khi dưới biển không còn người tắm (thường khoảng 21 giờ tối), các thành viên trong đội mới yên tâm rời vị trí để về nhà. Đối với các thành viên Đội Cứu hộ - cứu nạn trên biển Thiên Cầm, việc giữ bình an cho du khách không chỉ là nhiệm vụ mà ngược lại, đó lại là niềm hạnh phúc khi được cống hiến.

Ngoài nhiệm vụ cứu hộ - cứu nạn, đội còn tham gia sửa chữa, chỉnh trang Khu du lịch Thiên Cầm. Tranh thủ những giờ vãn khách, các thành viên bắt tay sơn sửa lại hàng rào, thay thế hệ thống đèn chiếu sáng và đèn trang trí, phát quang cây cỏ, dọn dẹp vệ sinh môi trường... Những công việc này góp phần “thay áo mới” để Khu du lịch Thiên Cầm ngày càng sạch, đẹp hơn.

Ngoài nhiệm vụ cứu hộ - cứu nạn, đội còn tham gia sửa chữa, chỉnh trang Khu du lịch Thiên Cầm. Tranh thủ những giờ vãn khách, các thành viên bắt tay sơn sửa lại hàng rào, thay thế hệ thống đèn chiếu sáng và đèn trang trí, phát quang cây cỏ, dọn dẹp vệ sinh môi trường... Những công việc này góp phần “thay áo mới” để Khu du lịch Thiên Cầm ngày càng sạch, đẹp hơn.

Với chúng tôi - những người làm công tác cứu hộ - cứu nạn trên biển Thiên Cầm, dù ngồi trên đài cao, chịu cái nắng cháy da cháy thịt hay tuần tra trên biển đầy nguy hiểm thì vẫn yêu nghề, yêu đời. Bởi, ngoài mưu sinh, chúng tôi còn có một niềm vui chưa bao giờ vơi cạn là bảo vệ sinh mệnh cho những người gặp nạn trên biển.

Với chúng tôi - những người làm công tác cứu hộ - cứu nạn trên biển Thiên Cầm, dù ngồi trên đài cao, chịu cái nắng cháy da cháy thịt hay tuần tra trên biển đầy nguy hiểm thì vẫn yêu nghề, yêu đời. Bởi, ngoài mưu sinh, chúng tôi còn có một niềm vui chưa bao giờ vơi cạn là bảo vệ sinh mệnh cho những người gặp nạn trên biển.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM