Núi hồng - Sông la

Vợ cùng chồng 50 năm thủy chung dệt chiếu

Văn Chung • 09:38 22/04/2022

Tôi là Nguyễn Năng Kỷ (SN 1951). Tôi học nghề dệt chiếu cói Nam Sơn từ cha mẹ năm 20 tuổi, đến nay, đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề. Nghề dệt chiếu cói Nam Sơn trước đây thuộc xã Đại Lộc cũ, nay thuộc tổ dân phố 4, thị trấn Nghèn. Nghề này xuất hiện từ hàng trăm năm nay đã nuôi lớn bao thế hệ.

Tôi là Nguyễn Năng Kỷ (SN 1951). Tôi học nghề dệt chiếu cói Nam Sơn từ cha mẹ năm 20 tuổi, đến nay, đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề. Nghề dệt chiếu cói Nam Sơn trước đây thuộc xã Đại Lộc cũ, nay thuộc tổ dân phố 4, thị trấn Nghèn. Nghề này xuất hiện từ hàng trăm năm nay đã nuôi lớn bao thế hệ.

Vợ tôi, bà Trương Thị Nguyệt, sinh năm 1954. Vợ chồng tôi bén duyên nhau cũng từ nghề dệt chiếu cói, đến nay đã 50 năm. Tuy đã lớn tuổi nhưng vợ chồng tôi quyết tâm không bỏ nghề. Một phần để kiếm thêm thu nhập, phần vì muốn giữ nghề đã nuôi sống gia đình và dân làng bao đời nay.

Vợ tôi, bà Trương Thị Nguyệt, sinh năm 1954. Vợ chồng tôi bén duyên nhau cũng từ nghề dệt chiếu cói, đến nay đã 50 năm. Tuy đã lớn tuổi nhưng vợ chồng tôi quyết tâm không bỏ nghề. Một phần để kiếm thêm thu nhập, phần vì muốn giữ nghề đã nuôi sống gia đình và dân làng bao đời nay.

Nghề dệt chiếu cói xem qua tưởng đơn giản nhưng nó cũng đòi hỏi người dệt những kỹ năng nhất định và sự sáng tạo phong phú. Một tấm chiếu trước khi đến tay khách hàng sẽ phải trải qua 5 bước chính, gồm: chuẩn bị cói, dây đay, vào khung, dệt và bước cuối là hoàn thiện sản phẩm. Vất vả nhất là công đoạn phơi cói vì phải lựa thời gian và thời điểm thích hợp để sợi cói từ màu xanh chuyển qua màu trắng sáng và mềm dẻo; đặc biệt, trời phải đủ nắng để cói để lâu mà không bị ẩm mốc.

Nghề dệt chiếu cói xem qua tưởng đơn giản nhưng nó cũng đòi hỏi người dệt những kỹ năng nhất định và sự sáng tạo phong phú. Một tấm chiếu trước khi đến tay khách hàng sẽ phải trải qua 5 bước chính, gồm: chuẩn bị cói, dây đay, vào khung, dệt và bước cuối là hoàn thiện sản phẩm. Vất vả nhất là công đoạn phơi cói vì phải lựa thời gian và thời điểm thích hợp để sợi cói từ màu xanh chuyển qua màu trắng sáng và mềm dẻo; đặc biệt, trời phải đủ nắng để cói để lâu mà không bị ẩm mốc.

Đôi mắt chăm chú, đôi tay thoăn thoắt, chỉ trong chốc lát, vợ tôi đã “sơ chế” xong phần dây đay. “Kỳ công trong từng công đoạn, tỉ mẩn trong từng chi tiết” là những gì mà tôi vẫn thường nói với vợ về cái nghề đã gắn bó với mình suốt gần cả cuộc đời.

Đôi mắt chăm chú, đôi tay thoăn thoắt, chỉ trong chốc lát, vợ tôi đã “sơ chế” xong phần dây đay. “Kỳ công trong từng công đoạn, tỉ mẩn trong từng chi tiết” là những gì mà tôi vẫn thường nói với vợ về cái nghề đã gắn bó với mình suốt gần cả cuộc đời.

Sau khi kéo xong, vợ tôi luồn từng sợi đay vào một chiếc móc sắt được cố định ở trần nhà, rồi bện vào nhau để tạo thành từng sợi dài. Dẫu đôi tay của bà ấy đã già đi theo năm tháng, nhưng kỹ thuật lên đay vẫn như thuở còn trẻ. Bà vẫn nhanh nhẹn ở mỗi công đoạn, đều tay bên những tấm chiếu.

Sau khi kéo xong, vợ tôi luồn từng sợi đay vào một chiếc móc sắt được cố định ở trần nhà, rồi bện vào nhau để tạo thành từng sợi dài. Dẫu đôi tay của bà ấy đã già đi theo năm tháng, nhưng kỹ thuật lên đay vẫn như thuở còn trẻ. Bà vẫn nhanh nhẹn ở mỗi công đoạn, đều tay bên những tấm chiếu.

Hiện tại, vợ chồng tôi là một trong số ít những hộ gia đình ở thị trấn Nghèn còn giữ nghề dệt chiếu cói.

Hiện tại, vợ chồng tôi là một trong số ít những hộ gia đình ở thị trấn Nghèn còn giữ nghề dệt chiếu cói.

Xong phần kéo sợi đay, vợ tôi chuyển sang phân loại cói. Người thợ phải chọn những cây không non quá cũng không quá già để khi dệt lên chiếu có được độ mềm mại.

Xong phần kéo sợi đay, vợ tôi chuyển sang phân loại cói. Người thợ phải chọn những cây không non quá cũng không quá già để khi dệt lên chiếu có được độ mềm mại.

Để có được những sợi cói đẹp, ưng í, vợ chồng tôi thường vào khu vực Cẩm Xuyên để gom. Bởi, cói ở đây vừa xanh mướt, có chiều dài vừa phải. Tuy nhiên, do số lượng có hạn nên có nhiều thời điểm chúng tôi không có cói để dệt.

Để có được những sợi cói đẹp, ưng í, vợ chồng tôi thường vào khu vực Cẩm Xuyên để gom. Bởi, cói ở đây vừa xanh mướt, có chiều dài vừa phải. Tuy nhiên, do số lượng có hạn nên có nhiều thời điểm chúng tôi không có cói để dệt.

Sau khi chuẩn bị xong phần dây đay và lên khuôn, tôi kiểm tra lại từng sợi một cách cẩn thận. Nếu phát hiện dây nào bị chùng hoặc đứt, tôi sẽ phải kéo lại cho căng hoặc thay thế dây mới.

Sau khi chuẩn bị xong phần dây đay và lên khuôn, tôi kiểm tra lại từng sợi một cách cẩn thận. Nếu phát hiện dây nào bị chùng hoặc đứt, tôi sẽ phải kéo lại cho căng hoặc thay thế dây mới.

Những dây đay được tôi căng chặt như dây đàn. Việc này sẽ giúp sản phẩm làm ra đẹp mắt và tăng độ bền cho sản phẩm. Chiếu ở đây có rất nhiều loại, như chiếu trắng, chiếu sọc, chiếu hoa với đủ màu sắc và họa tiết. Trước đây, vợ chồng tôi thường dệt chiếu hoa, chiếu sọc, còn bây giờ chủ yếu dệt chiếu trắng, đỡ công đoạn hơn.

Những dây đay được tôi căng chặt như dây đàn. Việc này sẽ giúp sản phẩm làm ra đẹp mắt và tăng độ bền cho sản phẩm. Chiếu ở đây có rất nhiều loại, như chiếu trắng, chiếu sọc, chiếu hoa với đủ màu sắc và họa tiết. Trước đây, vợ chồng tôi thường dệt chiếu hoa, chiếu sọc, còn bây giờ chủ yếu dệt chiếu trắng, đỡ công đoạn hơn.

Trong tất cả các bước thì bước chuẩn bị khuôn dệt là cầu kỳ nhất. Học nghề từ cha mẹ năm 20 tuổi, nên giờ đây tôi nhắm mắt cũng có thể vào khuôn đều, không sai một chi tiết nào. Cũng nhờ kinh nghiệm được tích lũy mà sản phẩm của vợ chồng tôi luôn được bà con trong và ngoài địa phương tin tưởng sử dụng.

Trong tất cả các bước thì bước chuẩn bị khuôn dệt là cầu kỳ nhất. Học nghề từ cha mẹ năm 20 tuổi, nên giờ đây tôi nhắm mắt cũng có thể vào khuôn đều, không sai một chi tiết nào. Cũng nhờ kinh nghiệm được tích lũy mà sản phẩm của vợ chồng tôi luôn được bà con trong và ngoài địa phương tin tưởng sử dụng.

Làng nghề chiếu cói Nam Sơn được UBND tỉnh công nhận là “nghề truyền thống” vào năm 2014. Đây là niềm tự hào của bà con chúng tôi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, rất ít người “mặn mà” với nghề, chỉ còn một số các bà, các mẹ còn gắn bó. Hiện tại, địa phương chỉ còn 12 hộ giữ nghề và vợ chồng tôi là một trong những tay nghề gạo cội của làng.

Làng nghề chiếu cói Nam Sơn được UBND tỉnh công nhận là “nghề truyền thống” vào năm 2014. Đây là niềm tự hào của bà con chúng tôi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, rất ít người “mặn mà” với nghề, chỉ còn một số các bà, các mẹ còn gắn bó. Hiện tại, địa phương chỉ còn 12 hộ giữ nghề và vợ chồng tôi là một trong những tay nghề gạo cội của làng.

Có lẽ, chiếu cói Nam Sơn đã qua rồi cái thời hoàng kim. Nhớ lại khoảng 10 năm về trước, khi đó nhà nhà, người người còn thi nhau dệt chiếu, đến nỗi, chúng tôi phải nhập thêm cói từ Thanh Hóa về mới có đủ nguyên liệu. Có những thời điểm làm ban ngày không kịp bà con phải chong đèn dệt cả đêm.

Có lẽ, chiếu cói Nam Sơn đã qua rồi cái thời hoàng kim. Nhớ lại khoảng 10 năm về trước, khi đó nhà nhà, người người còn thi nhau dệt chiếu, đến nỗi, chúng tôi phải nhập thêm cói từ Thanh Hóa về mới có đủ nguyên liệu. Có những thời điểm làm ban ngày không kịp bà con phải chong đèn dệt cả đêm.

Sau khi chuẩn bị xong phần khung, tôi chuyển sang dệt chiếu cùng vợ.

Sau khi chuẩn bị xong phần khung, tôi chuyển sang dệt chiếu cùng vợ.

Để làm ra một tấm chiếu cói hoàn chỉnh thường mất từ 2 - 3 giờ đồng hồ. Thời gian trôi qua, nghề dệt chiếu cói cũng lận đận, lời lãi ít dần, hầu hết những người từng gắn bó “máu thịt” với nghề đã từ bỏ.

Để làm ra một tấm chiếu cói hoàn chỉnh thường mất từ 2 - 3 giờ đồng hồ. Thời gian trôi qua, nghề dệt chiếu cói cũng lận đận, lời lãi ít dần, hầu hết những người từng gắn bó “máu thịt” với nghề đã từ bỏ.

Riêng vợ chồng tôi, từ bé đã được gia đình truyền cho lòng kiêu hãnh của một người con làng nghề, đã tự hứa sẽ gắn bó và gìn giữ công việc này. Vợ chồng tôi duy trì dệt chiếu quanh năm, nhưng cao điểm nhất là từ tháng 5 đến tháng 9.

Riêng vợ chồng tôi, từ bé đã được gia đình truyền cho lòng kiêu hãnh của một người con làng nghề, đã tự hứa sẽ gắn bó và gìn giữ công việc này. Vợ chồng tôi duy trì dệt chiếu quanh năm, nhưng cao điểm nhất là từ tháng 5 đến tháng 9.

Tuy nhiên, những tháng còn lại, nhu cầu ít hơn, trung bình mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ dệt khoảng 2 - 4 tấm chiếu. Mỗi tấm chiếu có giá từ 100 - 200 nghìn đồng, tùy vào kích thước.

Tuy nhiên, những tháng còn lại, nhu cầu ít hơn, trung bình mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ dệt khoảng 2 - 4 tấm chiếu. Mỗi tấm chiếu có giá từ 100 - 200 nghìn đồng, tùy vào kích thước.

Tuy nghề dệt chiếu không mang lại thu nhập cao, nhưng có ưu điểm là tận dụng được thời gian nông nhàn. Tôi vẫn thường hay bảo với vợ, thôi thì cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề, để không phụ công việc đã nuôi sống cả gia đình mình suốt gần cả cuộc đời.

Tuy nghề dệt chiếu không mang lại thu nhập cao, nhưng có ưu điểm là tận dụng được thời gian nông nhàn. Tôi vẫn thường hay bảo với vợ, thôi thì cố gắng đến khi nào mắt còn tỏ, tay còn chưa run để giữ lấy nghề, để không phụ công việc đã nuôi sống cả gia đình mình suốt gần cả cuộc đời.

Sau gần 6 giờ đồng hồ làm việc đều tay, vợ chồng tôi đã hoàn thành được hai tấm chiếu 1,6m. Trong lúc tôi dọn dẹp đồ nghề thì vợ tôi tranh thủ chuốt lại lần cuối để sản phẩm được đẹp hơn.

Sau gần 6 giờ đồng hồ làm việc đều tay, vợ chồng tôi đã hoàn thành được hai tấm chiếu 1,6m. Trong lúc tôi dọn dẹp đồ nghề thì vợ tôi tranh thủ chuốt lại lần cuối để sản phẩm được đẹp hơn.

Nhịp sống mới đã khiến nghề dệt chiếu cói Nam Sơn dần bị mai một. Dù vậy, bao đời nay, gia đình tôi vẫn sử dụng chiếu cói hàng ngày.

Nhịp sống mới đã khiến nghề dệt chiếu cói Nam Sơn dần bị mai một. Dù vậy, bao đời nay, gia đình tôi vẫn sử dụng chiếu cói hàng ngày.

Tỗi vẫn luôn đau đáu, hy vọng các cấp sớm có hướng đi mới cho nghề dệt chiếu cói Nam Sơn, để khi thế hệ chúng tôi không còn theo nghề được nữa, thì vẫn có những lớp trẻ có thể nối nghiệp, gìn giữ và phát triển.

Tỗi vẫn luôn đau đáu, hy vọng các cấp sớm có hướng đi mới cho nghề dệt chiếu cói Nam Sơn, để khi thế hệ chúng tôi không còn theo nghề được nữa, thì vẫn có những lớp trẻ có thể nối nghiệp, gìn giữ và phát triển.

Tôi cũng rất vui khi nghe ông Bùi Việt Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn nói rằng, địa phương đang có kế hoạch tập hợp các hộ còn giữ nghề lại thành một hợp tác xã, chủ động tìm nguồn nguyên liệu và đầu ra ổn định để có thể bảo tồn và phát triển nghề mà cha ông đã để lại.

Tôi cũng rất vui khi nghe ông Bùi Việt Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn nói rằng, địa phương đang có kế hoạch tập hợp các hộ còn giữ nghề lại thành một hợp tác xã, chủ động tìm nguồn nguyên liệu và đầu ra ổn định để có thể bảo tồn và phát triển nghề mà cha ông đã để lại.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM