Núi hồng - Sông la

Thấy bánh chưng là thấy Tết về!

Cẩm Hòa • 05:17 28/01/2022

Tôi là Nguyễn Thị Hà (51 tuổi, trú ở TDP Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ) đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề gói bánh chưng truyền thống. Gia đình tôi là một trong 25 hộ làm dịch vụ gói bánh chưng ngày tết và giữ thương hiệu bánh chưng làng Khóng đến tận bây giờ.

Tôi là Nguyễn Thị Hà (51 tuổi, trú ở TDP Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ) đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề gói bánh chưng truyền thống. Gia đình tôi là một trong 25 hộ làm dịch vụ gói bánh chưng ngày tết và giữ thương hiệu bánh chưng làng Khóng đến tận bây giờ.

Còn đây là em gái tôi - Nguyễn Thị Hảo (48 tuổi, trú ở TDP Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ). Từ thời niên thiếu, chúng tôi đã được cha mẹ truyền nghề gói bánh chưng. Nghề gói bánh chưng giúp gia đình hai chị em tôi có thêm thu nhập. Gắn bó với nghề cả cuộc đời, tôi không nhớ mình đã làm được bao nhiêu chiếc bánh.

Còn đây là em gái tôi - Nguyễn Thị Hảo (48 tuổi, trú ở TDP Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ). Từ thời niên thiếu, chúng tôi đã được cha mẹ truyền nghề gói bánh chưng. Nghề gói bánh chưng giúp gia đình hai chị em tôi có thêm thu nhập. Gắn bó với nghề cả cuộc đời, tôi không nhớ mình đã làm được bao nhiêu chiếc bánh.

Chúng tôi được thừa hưởng sự khéo léo của mẹ, từ khi lớn lên đã biết gói bánh chưng cổ truyền. Mẹ dạy chúng tôi phải gói bánh làm sao cho vuông vức, rồi canh lửa như thế nào để chiếc bánh được rền và ngon. Cứ như thế, từ năm 1991 đến nay, mọi người biết đến chị em tôi với tên gọi “bánh chưng Hà Hân”, “bánh chưng Hảo Trạch”.

Chúng tôi được thừa hưởng sự khéo léo của mẹ, từ khi lớn lên đã biết gói bánh chưng cổ truyền. Mẹ dạy chúng tôi phải gói bánh làm sao cho vuông vức, rồi canh lửa như thế nào để chiếc bánh được rền và ngon. Cứ như thế, từ năm 1991 đến nay, mọi người biết đến chị em tôi với tên gọi “bánh chưng Hà Hân”, “bánh chưng Hảo Trạch”.

Để làm một chiếc bánh chưng ngon, người làm phải tính toán lượng gạo, đậu, thịt cho cân đối. Đơn hàng dù nhiều hay ít vẫn phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, quy trình của từng chiếc bánh phải được thực hiện đầy đủ, đặc biệt là ở khâu chọn và chuẩn bị nguyên liệu.

Để làm một chiếc bánh chưng ngon, người làm phải tính toán lượng gạo, đậu, thịt cho cân đối. Đơn hàng dù nhiều hay ít vẫn phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, quy trình của từng chiếc bánh phải được thực hiện đầy đủ, đặc biệt là ở khâu chọn và chuẩn bị nguyên liệu.

Lá dong để gói bánh cũng được lựa chọn kỹ càng từ xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) đưa về. Lá được rửa sạch qua nhiều nước, rồi để cho khô ráo. Những chiếc lá xanh đẹp thì gói bên ngoài để có hình thức bắt mắt hơn. Yêu cầu nhất thiết là, khi ra sản phẩm, chiếc bánh có hình, có cạnh.

Lá dong để gói bánh cũng được lựa chọn kỹ càng từ xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) đưa về. Lá được rửa sạch qua nhiều nước, rồi để cho khô ráo. Những chiếc lá xanh đẹp thì gói bên ngoài để có hình thức bắt mắt hơn. Yêu cầu nhất thiết là, khi ra sản phẩm, chiếc bánh có hình, có cạnh.

Đỗ xanh là một trong ba nguyên liệu chính để làm bánh chưng. Bánh chưng làng Khóng chỉ chọn loại đều hạt, được vỡ làm đôi, ngâm khoảng 2 giờ, đãi sạch vỏ để nhân có được màu vàng óng.

Đỗ xanh là một trong ba nguyên liệu chính để làm bánh chưng. Bánh chưng làng Khóng chỉ chọn loại đều hạt, được vỡ làm đôi, ngâm khoảng 2 giờ, đãi sạch vỏ để nhân có được màu vàng óng.

Thịt lợn ba chỉ cũng lấy tại địa phương, chỉ chọn loại tươi ngon. Thịt được rửa sạch dưới vòi nước lạnh, trần se đều rồi thái thành miếng. Thịt xen lẫn mỡ, nạc để bánh tươi ngon và dễ ăn.

Thịt lợn ba chỉ cũng lấy tại địa phương, chỉ chọn loại tươi ngon. Thịt được rửa sạch dưới vòi nước lạnh, trần se đều rồi thái thành miếng. Thịt xen lẫn mỡ, nạc để bánh tươi ngon và dễ ăn.

Nguyên liệu, quy trình chặt chẽ là vậy, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Điểm độc đáo nhất của bánh chưng làng chúng tôi là kỹ thuật gói bánh hoàn toàn bằng tay, thay vì dùng khuôn như nhiều nơi khác.

Nguyên liệu, quy trình chặt chẽ là vậy, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Điểm độc đáo nhất của bánh chưng làng chúng tôi là kỹ thuật gói bánh hoàn toàn bằng tay, thay vì dùng khuôn như nhiều nơi khác.

Việc dùng tay gói bánh sẽ giúp chiếc bánh “chặt” hơn, để sau khi luộc sẽ được “rền bánh”, hạt gạo chín đều cả nhân. Chiếc bánh chưng không bị rời, nhão thì vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Gói bánh chưng tưởng dễ, nhà nhà làm được, người người làm được nhưng cũng rất cần sự khéo léo.

Việc dùng tay gói bánh sẽ giúp chiếc bánh “chặt” hơn, để sau khi luộc sẽ được “rền bánh”, hạt gạo chín đều cả nhân. Chiếc bánh chưng không bị rời, nhão thì vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Gói bánh chưng tưởng dễ, nhà nhà làm được, người người làm được nhưng cũng rất cần sự khéo léo.

Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, sợi mỏng. Muốn lạt mềm, dẻo dai đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay và lành nghề. Mỗi chiếc bánh cần 4 chiếc lạt, hai chiếc đầu tiên chúng tôi sẽ buộc song song nhau để giữ cho bánh chặt, không bị bung lá.

Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, sợi mỏng. Muốn lạt mềm, dẻo dai đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay và lành nghề. Mỗi chiếc bánh cần 4 chiếc lạt, hai chiếc đầu tiên chúng tôi sẽ buộc song song nhau để giữ cho bánh chặt, không bị bung lá.

Ngay cả chuyện luộc bánh cũng cần công phu. Bánh gói xong xếp vào nồi, thứ tự lớp lang sao cho chặt, rồi xếp củi đun sao cho lửa đều; canh giờ châm nước sao cho bánh trên mặt và bánh dưới đáy nồi chín đều như nhau thì phải cần đến kinh nghiệm.

Ngay cả chuyện luộc bánh cũng cần công phu. Bánh gói xong xếp vào nồi, thứ tự lớp lang sao cho chặt, rồi xếp củi đun sao cho lửa đều; canh giờ châm nước sao cho bánh trên mặt và bánh dưới đáy nồi chín đều như nhau thì phải cần đến kinh nghiệm.

Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, thơm thơm mùi hạt tiêu... Tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo.

Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, thơm thơm mùi hạt tiêu... Tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo.

Mỗi ngày cận tết, chúng tôi làm hàng nghìn chiếc bánh chưng cung cấp ra thị trường. Để gói được số lượng bánh lớn thế phải huy động thêm nhân công là những người trong làng tới gói cùng.

Mỗi ngày cận tết, chúng tôi làm hàng nghìn chiếc bánh chưng cung cấp ra thị trường. Để gói được số lượng bánh lớn thế phải huy động thêm nhân công là những người trong làng tới gói cùng.

Tôi gói bánh chưng bán quanh năm, nhưng cứ đến dịp tết thì bận hơn ngày thường. Mệt nhưng vui. Đó là động lực giúp chị em tôi thêm cố gắng để làm ra những chiếc bánh thơm ngon, mang đặc trưng riêng của người Việt Nam.

Tôi gói bánh chưng bán quanh năm, nhưng cứ đến dịp tết thì bận hơn ngày thường. Mệt nhưng vui. Đó là động lực giúp chị em tôi thêm cố gắng để làm ra những chiếc bánh thơm ngon, mang đặc trưng riêng của người Việt Nam.

Vui không hẳn bởi bán được nhiều bánh, tăng thu nhập, mà vui còn bởi không khí tết đầm ấm quây quần. Mỗi chiếc bánh được gửi đi như một lời chúc năm mới bình an mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người, mọi nhà.

Vui không hẳn bởi bán được nhiều bánh, tăng thu nhập, mà vui còn bởi không khí tết đầm ấm quây quần. Mỗi chiếc bánh được gửi đi như một lời chúc năm mới bình an mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người, mọi nhà.

Gói bánh chưng đã là công việc hằng ngày của gia đình chúng tôi và cả làng Khóng nhưng cứ đến dịp tết chị em tôi lại cảm thấy bồi hồi nhớ lại cái tết xưa. Ông bà, bố mẹ gói bánh, trẻ con trong nhà cúc lúc làm theo. Sau đó, cả nhà cùng quây quần bên bếp lửa đợi nấu bánh chưng tới sáng.

Gói bánh chưng đã là công việc hằng ngày của gia đình chúng tôi và cả làng Khóng nhưng cứ đến dịp tết chị em tôi lại cảm thấy bồi hồi nhớ lại cái tết xưa. Ông bà, bố mẹ gói bánh, trẻ con trong nhà cúc lúc làm theo. Sau đó, cả nhà cùng quây quần bên bếp lửa đợi nấu bánh chưng tới sáng.

Tết xưa hay tết nay, dù mâm cỗ có nhiều biến đổi thêm bớt, món ăn hiện đại nhưng không thể thiếu được bánh chưng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên. Đó là nét văn hoá mà mỗi người Việt khi thấy bánh chưng là đã thấy tết về.

Tết xưa hay tết nay, dù mâm cỗ có nhiều biến đổi thêm bớt, món ăn hiện đại nhưng không thể thiếu được bánh chưng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên. Đó là nét văn hoá mà mỗi người Việt khi thấy bánh chưng là đã thấy tết về.

Nhịp sống hiện đại, công việc bận rộn hơn nên nhiều gia đình không có thời gian để gói bánh chưng nữa. Chúng tôi là những người làm nghề càng trân quý hơn công việc của mình khi giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống.

Nhịp sống hiện đại, công việc bận rộn hơn nên nhiều gia đình không có thời gian để gói bánh chưng nữa. Chúng tôi là những người làm nghề càng trân quý hơn công việc của mình khi giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống.

Đằng sau mỗi chiếc bánh chưng còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, triết lý sâu sắc. Đó là cầu nối giữa các thế hệ, là hương vị của tết đoàn viên, là tình cảm gia đình, đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt.

Đằng sau mỗi chiếc bánh chưng còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, triết lý sâu sắc. Đó là cầu nối giữa các thế hệ, là hương vị của tết đoàn viên, là tình cảm gia đình, đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM