Núi hồng - Sông la

Chuyện O Lan hơn 25 năm “chữa bệnh” cho giày dép

Thái Oanh – Ngọc Loan • 08:49 04/04/2022

Tôi là Trần Thị Lan, sinh năm 1961, là chủ nhân của tiệm sửa dày dép nằm nép mình tại một góc chợ TP Hà Tĩnh. Tôi theo nghề sửa giày dép đến nay đã hơn 25 năm. Khách hàng quen đều gọi tôi với cái tên thân thuộc là "O Lan sửa giày".

Tôi là Trần Thị Lan, sinh năm 1961, là chủ nhân của tiệm sửa dày dép nằm nép mình tại một góc chợ TP Hà Tĩnh. Tôi theo nghề sửa giày dép đến nay đã hơn 25 năm. Khách hàng quen đều gọi tôi với cái tên thân thuộc là "O Lan sửa giày".

Cửa tiệm nhỏ luôn bề bộn đồ nghề, giày dép, theo thời gian đã gắn bó với tôi với biết bao nhiêu buồn vui, chứng kiến đổi thay của đời người dâu bể.

Cửa tiệm nhỏ luôn bề bộn đồ nghề, giày dép, theo thời gian đã gắn bó với tôi với biết bao nhiêu buồn vui, chứng kiến đổi thay của đời người dâu bể.

Đồ nghề của tôi chỉ là một chiếc hộp nhỏ với cái kéo, cái đục, các loại đinh, ốc vít, dao, kéo... Ngần ấy là đủ để tôi “hô biến” đôi giày hỏng của khách trở lại “lành lặn” như xưa.

Đồ nghề của tôi chỉ là một chiếc hộp nhỏ với cái kéo, cái đục, các loại đinh, ốc vít, dao, kéo... Ngần ấy là đủ để tôi “hô biến” đôi giày hỏng của khách trở lại “lành lặn” như xưa.

Nghề sửa giày, dép cũng đòi hỏi lắm tỉ mỉ, cẩn thận và cả lòng đam mê nữa. Khi sửa từng cái đế, cái quai, khâu từng đường kim, mũi chỉ..., tôi phải tập trung cao độ, khéo léo nhất để tránh sai sót.

Nghề sửa giày, dép cũng đòi hỏi lắm tỉ mỉ, cẩn thận và cả lòng đam mê nữa. Khi sửa từng cái đế, cái quai, khâu từng đường kim, mũi chỉ..., tôi phải tập trung cao độ, khéo léo nhất để tránh sai sót.

Chồng tôi - ông Lê Văn Khánh, SN 1958, là người đồng hành cùng tôi tại cửa tiệm nhỏ này mỗi ngày suốt hơn 25 năm nay. Ông là người thành phố Hà Tĩnh nên sau khi cưới nhau, tôi rời quê (huyện Kỳ Anh) ra đây sinh sống, học nghề sửa giày, dép cũ. Cũng là cái “duyên”, cái “nghiệp” nên từ năm 1996 đến nay, vợ chồng tôi vẫn gắn bó với nghề tại chợ TP Hà Tĩnh, chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của nơi này.

Chồng tôi - ông Lê Văn Khánh, SN 1958, là người đồng hành cùng tôi tại cửa tiệm nhỏ này mỗi ngày suốt hơn 25 năm nay. Ông là người thành phố Hà Tĩnh nên sau khi cưới nhau, tôi rời quê (huyện Kỳ Anh) ra đây sinh sống, học nghề sửa giày, dép cũ. Cũng là cái “duyên”, cái “nghiệp” nên từ năm 1996 đến nay, vợ chồng tôi vẫn gắn bó với nghề tại chợ TP Hà Tĩnh, chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của nơi này.

Công việc hằng ngày của vợ chồng tôi bắt đầu từ lúc 6, 7 giờ sáng và kết thúc vào chiều muộn. Đã quá quen với nghề, chỉ cần khách hàng đến gặp là vợ chồng tôi có thể “bắt bệnh” chính xác và hiểu được yêu cầu của khách.

Công việc hằng ngày của vợ chồng tôi bắt đầu từ lúc 6, 7 giờ sáng và kết thúc vào chiều muộn. Đã quá quen với nghề, chỉ cần khách hàng đến gặp là vợ chồng tôi có thể “bắt bệnh” chính xác và hiểu được yêu cầu của khách.

Mỗi đôi giày, đôi dép tôi mất khoảng 10 phút đến 1 tiếng để sửa, tùy vào mức độ hư hỏng của nó; tiền công sửa thường là từ 20 - 70.000 đồng. Có những lỗi nhỏ như khâu lại đường chỉ, thu ngắn quai dép…, tôi có thể miễn phí luôn cho khách quen.

Mỗi đôi giày, đôi dép tôi mất khoảng 10 phút đến 1 tiếng để sửa, tùy vào mức độ hư hỏng của nó; tiền công sửa thường là từ 20 - 70.000 đồng. Có những lỗi nhỏ như khâu lại đường chỉ, thu ngắn quai dép…, tôi có thể miễn phí luôn cho khách quen.

Để lấy lòng khách mình phải hiểu, sửa làm sao cho giày dép chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, rồi tùy theo chất liệu sẽ phải biến tấu đường may, cách dán keo, cách đục lỗ, đóng đế… cho phù hợp. Nghề gì muốn “vững” cũng cần có sự tận tụy, chuyên tâm và phải cố gắng nắm bắt được tâm lý khách hàng.

Để lấy lòng khách mình phải hiểu, sửa làm sao cho giày dép chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, rồi tùy theo chất liệu sẽ phải biến tấu đường may, cách dán keo, cách đục lỗ, đóng đế… cho phù hợp. Nghề gì muốn “vững” cũng cần có sự tận tụy, chuyên tâm và phải cố gắng nắm bắt được tâm lý khách hàng.

Đôi bàn tay của vợ chồng tôi thường xuyên tiếp xúc với keo, kìm, đọc nhiều năm qua nên cũng trở nên thô ráp, sần sùi. Tuy nhiên, chính điều đó cũng giúp chúng tôi rèn nghề để khéo kéo khâu vá, dán đế, lúc lại quyét xi đánh bóng…

Đôi bàn tay của vợ chồng tôi thường xuyên tiếp xúc với keo, kìm, đọc nhiều năm qua nên cũng trở nên thô ráp, sần sùi. Tuy nhiên, chính điều đó cũng giúp chúng tôi rèn nghề để khéo kéo khâu vá, dán đế, lúc lại quyét xi đánh bóng…

Nhu cầu mua sắm làm đẹp của người dân ngày càng cao nên nhiều người không chỉ “tân trang” cho những đôi giày cũ mà còn mang những đôi mới đến cửa hàng để lót đế cho êm chân, độn cao, làm mềm da giày…

Nhu cầu mua sắm làm đẹp của người dân ngày càng cao nên nhiều người không chỉ “tân trang” cho những đôi giày cũ mà còn mang những đôi mới đến cửa hàng để lót đế cho êm chân, độn cao, làm mềm da giày…

Trong quán nhỏ nơi chợ TP Hà Tĩnh ồn ào, sôi động, tôi vẫn cặm cụi, tỉ mẩn từng chút một với những đôi giày sứt quai, bong tróc, mòn vẹt đế… và tự tìm kiếm niềm vui trong công việc. Nhiều khi chỉ là những câu chuyện nhỏ bâng quơ của khách, của bạn bè kinh doanh ở chợ hay là hai vợ chồng ngồi kể cho nhau nghe...

Trong quán nhỏ nơi chợ TP Hà Tĩnh ồn ào, sôi động, tôi vẫn cặm cụi, tỉ mẩn từng chút một với những đôi giày sứt quai, bong tróc, mòn vẹt đế… và tự tìm kiếm niềm vui trong công việc. Nhiều khi chỉ là những câu chuyện nhỏ bâng quơ của khách, của bạn bè kinh doanh ở chợ hay là hai vợ chồng ngồi kể cho nhau nghe...

Nói giàu bằng công việc này thì khó nhưng tôi chưa bao giờ lo hết việc chứ đừng nói thất nghiệp. Thậm chí, bây giờ, đời sống ngày càng cao thì công việc này lại có “đất” hơn xưa.

Nói giàu bằng công việc này thì khó nhưng tôi chưa bao giờ lo hết việc chứ đừng nói thất nghiệp. Thậm chí, bây giờ, đời sống ngày càng cao thì công việc này lại có “đất” hơn xưa.

Đã là làm nghề phục vụ là xác định “làm dâu trăm họ”, không tránh khỏi có khi làm phật ý khách hàng. Nghề này nhìn thì đơn giản nhưng khá vất vả, làm liên tục, có khi vội quá bị kim đâm, kéo cứa vào tay là chuyện bình thường.

Đã là làm nghề phục vụ là xác định “làm dâu trăm họ”, không tránh khỏi có khi làm phật ý khách hàng. Nghề này nhìn thì đơn giản nhưng khá vất vả, làm liên tục, có khi vội quá bị kim đâm, kéo cứa vào tay là chuyện bình thường.

Bao năm qua, tôi đã “chữa bệnh” cho không biết bao nhiêu loại giày dép từ bình dân đến cao cấp. Hạnh phúc nhất là những lúc mình sửa thành công cho khách nhất là đôi dép đã sờn, cũ của những người lao động tự do ngoài kia.

Bao năm qua, tôi đã “chữa bệnh” cho không biết bao nhiêu loại giày dép từ bình dân đến cao cấp. Hạnh phúc nhất là những lúc mình sửa thành công cho khách nhất là đôi dép đã sờn, cũ của những người lao động tự do ngoài kia.

Công việc này cũng vất vả vì không có thời gian nghỉ ngơi, mùa đông còn đỡ, mùa hè thì cực hơn nhiều vì hơi nóng hầm hập của mặt đường phả rát vào mặt. Chúng tôi thường xuyên ăn trưa tại chỗ rồi tất bật sửa chữa để kịp trả hàng cho khách. Bù lại, thu nhập của chúng tôi ổn định để nuôi 2 đứa con ăn học, trưởng thành.

Công việc này cũng vất vả vì không có thời gian nghỉ ngơi, mùa đông còn đỡ, mùa hè thì cực hơn nhiều vì hơi nóng hầm hập của mặt đường phả rát vào mặt. Chúng tôi thường xuyên ăn trưa tại chỗ rồi tất bật sửa chữa để kịp trả hàng cho khách. Bù lại, thu nhập của chúng tôi ổn định để nuôi 2 đứa con ăn học, trưởng thành.

Đặc biệt, vợ chồng tôi còn tận tâm “truyền nghề” cho nhiều người ở trong tỉnh và cả từ trong tỉnh Quảng Bình ra… Họ cũng chỉ muốn có cái nghề mà làm ăn, ổn định cuộc sống thì mình san sẻ. Cha ông ta vẫn nói “ruộng đề huề không bằng nghề cầm tay” đó mà.

Đặc biệt, vợ chồng tôi còn tận tâm “truyền nghề” cho nhiều người ở trong tỉnh và cả từ trong tỉnh Quảng Bình ra… Họ cũng chỉ muốn có cái nghề mà làm ăn, ổn định cuộc sống thì mình san sẻ. Cha ông ta vẫn nói “ruộng đề huề không bằng nghề cầm tay” đó mà.

Nghề nào cũng có cái hay riêng của nó và sự uy tín luôn là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Vì vậy, vợ chồng tôi luôn cẩn thận trong việc sửa chữa và trả giày đúng hẹn cho khách. Thấy đôi giày, đôi dép hư hỏng được sửa lại như mới, khách vừa ý nhận về thì đó là niềm hạnh phúc mỗi ngày của chính mình.

Nghề nào cũng có cái hay riêng của nó và sự uy tín luôn là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Vì vậy, vợ chồng tôi luôn cẩn thận trong việc sửa chữa và trả giày đúng hẹn cho khách. Thấy đôi giày, đôi dép hư hỏng được sửa lại như mới, khách vừa ý nhận về thì đó là niềm hạnh phúc mỗi ngày của chính mình.

Dù vất vả, tay chân lúc nào cũng dính đầy các loại keo, bụi cao su, bụi đất từ những đôi giày, đôi dép, cửa hàng bừa bộn đồ nghề, nhưng vợ chồng tôi cảm thấy rất vui vì mình được “sống trọn” với cái “nghề mọn” này. Hơn thế, khách tới sửa một lần là tin tưởng, có thể đến tiếp lần sau và giới thiệu thêm cho những khách hàng mới...

Dù vất vả, tay chân lúc nào cũng dính đầy các loại keo, bụi cao su, bụi đất từ những đôi giày, đôi dép, cửa hàng bừa bộn đồ nghề, nhưng vợ chồng tôi cảm thấy rất vui vì mình được “sống trọn” với cái “nghề mọn” này. Hơn thế, khách tới sửa một lần là tin tưởng, có thể đến tiếp lần sau và giới thiệu thêm cho những khách hàng mới...

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM