Núi hồng - Sông La

Tôi đã vượt qua nỗi đau da cam

Loan - Phương • 05:15 10/08/2021

Dù mang trong mình chất độc da cam, là thương binh hạng 1/4 với tỷ lệ thương tật đến 85% nhưng tôi - Dương Văn Quyết (SN 1954, ở thôn Hợp Phúc, xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt qua nỗi đau, tích cực lao động sản xuất và tham gia các phong trào xã hội.

Dù mang trong mình chất độc da cam, là thương binh hạng 1/4 với tỷ lệ thương tật đến 85% nhưng tôi - Dương Văn Quyết (SN 1954, ở thôn Hợp Phúc, xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt qua nỗi đau, tích cực lao động sản xuất và tham gia các phong trào xã hội.

Cũng như bao lớp thanh niên, năm 1972, tôi lên đường nhập ngũ, vào chiến trường Đông Nam Bộ chiến đấu. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1978, tôi nghỉ phép về quê lấy vợ, được 1 tháng thì quay trở lại chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Tháng 10/1978, trong một trận đánh, tôi bị một viên đạn của quân địch trúng vào đầu. Thật may mắn khi đó có máy bay tiếp tế lương thực nên tôi được đưa đi cứu chữa.

Cũng như bao lớp thanh niên, năm 1972, tôi lên đường nhập ngũ, vào chiến trường Đông Nam Bộ chiến đấu. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1978, tôi nghỉ phép về quê lấy vợ, được 1 tháng thì quay trở lại chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Tháng 10/1978, trong một trận đánh, tôi bị một viên đạn của quân địch trúng vào đầu. Thật may mắn khi đó có máy bay tiếp tế lương thực nên tôi được đưa đi cứu chữa.

Ảnh hưởng bởi chất độc da cam và di chứng vết thương khiến tôi bị lệch miệng, nặng tai và mắt bị xếch. 3 năm sau khi bị thương, viên đạn mới được đưa ra khỏi cơ thể. Sau đó, tôi được đưa vào Khu điều dưỡng Quân y 4 (Nghệ An). Suốt một thời gian dài, tôi chỉ ăn cháo vì miệng không nhai được cơm.

Ảnh hưởng bởi chất độc da cam và di chứng vết thương khiến tôi bị lệch miệng, nặng tai và mắt bị xếch. 3 năm sau khi bị thương, viên đạn mới được đưa ra khỏi cơ thể. Sau đó, tôi được đưa vào Khu điều dưỡng Quân y 4 (Nghệ An). Suốt một thời gian dài, tôi chỉ ăn cháo vì miệng không nhai được cơm.

Năm 1990, tôi rời bệnh viện về nhà với vợ con. Từ đó tới nay, mỗi khi trái gió trở trời, cơn đau lại giằng xé cơ thể. Vợ tôi (bà Đoàn Thị Kim Oanh, SN 1960) đã vất vả, tần tảo chăm sóc, xoa dịu nỗi đau cơ thể và tinh thần để tôi cố gắng vượt qua nghịch cảnh.

Năm 1990, tôi rời bệnh viện về nhà với vợ con. Từ đó tới nay, mỗi khi trái gió trở trời, cơn đau lại giằng xé cơ thể. Vợ tôi (bà Đoàn Thị Kim Oanh, SN 1960) đã vất vả, tần tảo chăm sóc, xoa dịu nỗi đau cơ thể và tinh thần để tôi cố gắng vượt qua nghịch cảnh.

Tôi luôn tự hào và vinh dự là người lính Cụ Hồ, cống hiến một quãng đời thanh xuân trên những chiến trường ác liệt để bảo vệ Tổ quốc. Dù có khuyết tật cơ thể và mang trong mình chất độc hóa học nhưng được sống trở về là tôi đã may mắn hơn bao đồng đội. Bởi vậy, tôi phải mạnh mẽ để làm điểm tựa cho vợ con và trở thành người có ích cho xã hội.

Tôi luôn tự hào và vinh dự là người lính Cụ Hồ, cống hiến một quãng đời thanh xuân trên những chiến trường ác liệt để bảo vệ Tổ quốc. Dù có khuyết tật cơ thể và mang trong mình chất độc hóa học nhưng được sống trở về là tôi đã may mắn hơn bao đồng đội. Bởi vậy, tôi phải mạnh mẽ để làm điểm tựa cho vợ con và trở thành người có ích cho xã hội.

Vợ chồng tôi có 4 người con trai. 3 đứa đầu không phải hứng chịu di chứng của chất độc da cam là niềm hạnh phúc lớn của vợ chồng tôi. Người con út là Dương Văn Đồng (SN 1987) không may mắn như các anh, phát triển trí tuệ chậm hơn bạn bè cùng trang lứa, đến năm 14 tuổi thì xuất hiện khối hạch ở một bên cổ.

Vợ chồng tôi có 4 người con trai. 3 đứa đầu không phải hứng chịu di chứng của chất độc da cam là niềm hạnh phúc lớn của vợ chồng tôi. Người con út là Dương Văn Đồng (SN 1987) không may mắn như các anh, phát triển trí tuệ chậm hơn bạn bè cùng trang lứa, đến năm 14 tuổi thì xuất hiện khối hạch ở một bên cổ.

Bác sĩ kết luận Đồng mang di chứng của chất độc da cam và bị u vòm họng. Vợ chồng tôi đau đớn đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng rồi cũng đành trở về.

Bác sĩ kết luận Đồng mang di chứng của chất độc da cam và bị u vòm họng. Vợ chồng tôi đau đớn đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng rồi cũng đành trở về.

Những ngày tháng bắt đầu gây dựng cuộc sống mới, vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, trong khi tôi và con trai út thường xuyên phải đi bệnh viện thăm khám, điều trị. Thế nhưng, chúng tôi vẫn cố gắng để nuôi các con ăn học, trưởng thành.

Những ngày tháng bắt đầu gây dựng cuộc sống mới, vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, trong khi tôi và con trai út thường xuyên phải đi bệnh viện thăm khám, điều trị. Thế nhưng, chúng tôi vẫn cố gắng để nuôi các con ăn học, trưởng thành.

Năm 1996, tôi được bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Hợp Phúc, xã Xuân Trường (nay là xã Đan Trường). 16 năm trên cương vị công tác của mình, tôi luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương và vận động bà con làm sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, xây dựng nếp sống văn minh, đoàn kết.

Năm 1996, tôi được bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Hợp Phúc, xã Xuân Trường (nay là xã Đan Trường). 16 năm trên cương vị công tác của mình, tôi luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương và vận động bà con làm sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, xây dựng nếp sống văn minh, đoàn kết.

Tôi quan niệm, đã được Nhân dân tín nhiệm thì phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Để người dân nghe theo thì trước hết mình phải có hành động cụ thể, làm tốt vai trò của một công dân. Đầu năm 2018, tôi bắt tay làm vườn mẫu để góp phần đưa xã về đích nông thôn mới trong năm.

Tôi quan niệm, đã được Nhân dân tín nhiệm thì phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Để người dân nghe theo thì trước hết mình phải có hành động cụ thể, làm tốt vai trò của một công dân. Đầu năm 2018, tôi bắt tay làm vườn mẫu để góp phần đưa xã về đích nông thôn mới trong năm.

Vợ chồng tôi đã quyết tâm cải tạo đất, phủ xanh khu vườn 1.000 m², trồng lại cây ăn quả như bưởi, nhãn, ổi… quy hoạch khu trồng rau đủ các loại. Tuy công việc tất bật, vất vả như “chăm con mọn” nhưng nhìn vườn cây xanh mát, hoa trái sum suê, lòng tôi cũng thấy vui hơn.

Vợ chồng tôi đã quyết tâm cải tạo đất, phủ xanh khu vườn 1.000 m², trồng lại cây ăn quả như bưởi, nhãn, ổi… quy hoạch khu trồng rau đủ các loại. Tuy công việc tất bật, vất vả như “chăm con mọn” nhưng nhìn vườn cây xanh mát, hoa trái sum suê, lòng tôi cũng thấy vui hơn.

Sau nhiều năm, khu vườn ngày một xanh hơn. Để chăm sóc vườn, tôi đầu tư làm giàn leo, hệ thống béc tưới tự động, mái che. Nhờ đó, trong những ngày hè nắng nóng, các loại rau khó trồng... vẫn xanh tốt và cho thu hoạch.

Sau nhiều năm, khu vườn ngày một xanh hơn. Để chăm sóc vườn, tôi đầu tư làm giàn leo, hệ thống béc tưới tự động, mái che. Nhờ đó, trong những ngày hè nắng nóng, các loại rau khó trồng... vẫn xanh tốt và cho thu hoạch.

Từng góc nhỏ trong vườn luôn được chúng tôi chăm sóc kỹ càng, không để lãng phí đất trống. Cuối năm 2018, vườn của gia đình tôi được công nhận là vườn mẫu cấp tỉnh và được nhiều đoàn tới tham quan, học tập kinh nghiệm.

Từng góc nhỏ trong vườn luôn được chúng tôi chăm sóc kỹ càng, không để lãng phí đất trống. Cuối năm 2018, vườn của gia đình tôi được công nhận là vườn mẫu cấp tỉnh và được nhiều đoàn tới tham quan, học tập kinh nghiệm.

Không chỉ đẹp vườn, đẹp xóm mà làm vườn còn góp phần phát triển kinh tế cho gia đình tôi. Nhờ sự cần mẫn, mỗi năm, vợ chồng tôi thu nhập từ vườn mẫu khoảng 70 – 80 triệu đồng. Cộng thêm tiền trợ cấp chế độ, chúng tôi cũng có đồng ra đồng vào lo tuổi già và hỗ trợ phần nào cho con cái.

Không chỉ đẹp vườn, đẹp xóm mà làm vườn còn góp phần phát triển kinh tế cho gia đình tôi. Nhờ sự cần mẫn, mỗi năm, vợ chồng tôi thu nhập từ vườn mẫu khoảng 70 – 80 triệu đồng. Cộng thêm tiền trợ cấp chế độ, chúng tôi cũng có đồng ra đồng vào lo tuổi già và hỗ trợ phần nào cho con cái.

Trong hành trình vượt qua gian khó để có thành quả như ngày hôm nay, vợ tôi đã luôn kề vai sát cánh, động viên, chăm sóc tôi và các con. Khi tôi bị thương, bà ấy khóc nhiều lắm. Khi biết con trai út mang di chứng chất độc da cam, lòng bà quặn thắt. Nhưng rồi, nén nỗi đau, bà ấy đã cùng tôi vượt qua tất cả để bây giờ có thể cùng nhau an hưởng niềm vui tuổi già.

Trong hành trình vượt qua gian khó để có thành quả như ngày hôm nay, vợ tôi đã luôn kề vai sát cánh, động viên, chăm sóc tôi và các con. Khi tôi bị thương, bà ấy khóc nhiều lắm. Khi biết con trai út mang di chứng chất độc da cam, lòng bà quặn thắt. Nhưng rồi, nén nỗi đau, bà ấy đã cùng tôi vượt qua tất cả để bây giờ có thể cùng nhau an hưởng niềm vui tuổi già.

Điều khiến vợ chồng tôi cảm thấy an lòng là đến nay, cậu con trai út đã có việc làm ổn định. Sau khi học nghề, năm 2017, Đồng mở tiệm photocopy, in ấn, chụp ảnh hồ sơ…, công việc cũng khá đều tay. Quan trọng hơn cả là có việc làm, tự tay kiếm ra tiền để lo cho bản thân, giúp con tự tin hơn trong cuộc sống.

Điều khiến vợ chồng tôi cảm thấy an lòng là đến nay, cậu con trai út đã có việc làm ổn định. Sau khi học nghề, năm 2017, Đồng mở tiệm photocopy, in ấn, chụp ảnh hồ sơ…, công việc cũng khá đều tay. Quan trọng hơn cả là có việc làm, tự tay kiếm ra tiền để lo cho bản thân, giúp con tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ, ngày kỷ niệm Vì nạn nhân chất độc da cam hằng năm cũng như những ngày thường, gia đình tôi được lãnh đạo, các cấp hội cấp trên quan tâm chia sẻ, động viên. Đây cũng là nguồn động lực giúp tôi xoa dịu nỗi đau chiến tranh, có thể lan tỏa tinh thần, nghị lực sống đến những người đồng đội, những nạn nhân chất độc da cam để ổn định cuộc sống.

Ngày Thương binh - Liệt sỹ, ngày kỷ niệm Vì nạn nhân chất độc da cam hằng năm cũng như những ngày thường, gia đình tôi được lãnh đạo, các cấp hội cấp trên quan tâm chia sẻ, động viên. Đây cũng là nguồn động lực giúp tôi xoa dịu nỗi đau chiến tranh, có thể lan tỏa tinh thần, nghị lực sống đến những người đồng đội, những nạn nhân chất độc da cam để ổn định cuộc sống.

Trong vai trò là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam xã Đan Trường từ năm 2007 - 2020, tôi đã thường xuyên đến thăm hỏi, động viên các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, bị di chứng nặng từ chiến tranh. Những gia đình nạn nhân hoàn cảnh khó khăn tôi đều nắm rõ, bởi lẽ khi làm công việc này phải luôn hiểu từng hoàn cảnh và cuộc sống của các gia đình để kịp thời có biện pháp chăm sóc, giúp đỡ.

Trong vai trò là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam xã Đan Trường từ năm 2007 - 2020, tôi đã thường xuyên đến thăm hỏi, động viên các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, bị di chứng nặng từ chiến tranh. Những gia đình nạn nhân hoàn cảnh khó khăn tôi đều nắm rõ, bởi lẽ khi làm công việc này phải luôn hiểu từng hoàn cảnh và cuộc sống của các gia đình để kịp thời có biện pháp chăm sóc, giúp đỡ.

Xã Đan Trường hiện có 57 nạn nhân chất độc da cam, trong đó 27 nạn nhân trực tiếp và 30 nạn nhân gián tiếp. Dù hiện nay không giữ vị trí chủ chốt trong hội nhưng tôi và chị Phan Thị Hòa – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đan Trường vẫn thường xuyên trao đổi công việc của hội để giúp đỡ, động viên các gia đình, trở thành chỗ dựa tinh thần cho các cựu chiến binh nhiễm chất độc dioxin và các thế hệ phải chịu di chứng của chất độc này.

Xã Đan Trường hiện có 57 nạn nhân chất độc da cam, trong đó 27 nạn nhân trực tiếp và 30 nạn nhân gián tiếp. Dù hiện nay không giữ vị trí chủ chốt trong hội nhưng tôi và chị Phan Thị Hòa – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đan Trường vẫn thường xuyên trao đổi công việc của hội để giúp đỡ, động viên các gia đình, trở thành chỗ dựa tinh thần cho các cựu chiến binh nhiễm chất độc dioxin và các thế hệ phải chịu di chứng của chất độc này.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM