“Đêm trắng” với nữ nhân viên gác tàu ở Hà Tĩnh
Bố tôi trước là cung trưởng cung đường chợ Thượng (Đức Thọ - Hà Tĩnh), chuyên duy tu, sửa chữa đường sắt nên từ bé, tôi đã ước được làm “đồng nghiệp của bố”. Rồi tôi “đầu quân” cho Trường Cao đẳng Đường sắt Hà Nội và về làm nhân viên gác chắn đường ngang km 340 + 610 (thị trấn Đức Thọ) từ năm 2009 đến nay.
Bố tôi trước là cung trưởng cung đường chợ Thượng (Đức Thọ - Hà Tĩnh), chuyên duy tu, sửa chữa đường sắt nên từ bé, tôi đã ước được làm “đồng nghiệp của bố”. Rồi tôi “đầu quân” cho Trường Cao đẳng Đường sắt Hà Nội và về làm nhân viên gác chắn đường ngang km 340 + 610 (thị trấn Đức Thọ) từ năm 2009 đến nay.
Mang theo cả tình yêu nghề của bố, tôi - Đặng Thị Phượng (SN 1987, quê xã Bình An - Lộc Hà) bước vào ngành đường sắt Việt Nam với tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê cống hiến. Đối với tôi, hạnh phúc chỉ giản đơn là sự an toàn của những chuyến tàu. 12 năm khoác màu áo xanh đường sắt, tôi luôn giữ cho mình niềm đam mê, trách nhiệm cao với công việc.
Mang theo cả tình yêu nghề của bố, tôi - Đặng Thị Phượng (SN 1987, quê xã Bình An - Lộc Hà) bước vào ngành đường sắt Việt Nam với tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê cống hiến. Đối với tôi, hạnh phúc chỉ giản đơn là sự an toàn của những chuyến tàu. 12 năm khoác màu áo xanh đường sắt, tôi luôn giữ cho mình niềm đam mê, trách nhiệm cao với công việc.
Gác chắn ngang km 340 + 610 nằm ở vị trí trung tâm, có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Do vậy, tôi và đồng nghiệp luôn sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống; bởi chỉ một chút lơ là, chủ quan đồng nghĩa phải đánh đổi sự an toàn của cả đoàn tàu và mạng người. Và tôi tự hào chưa để xảy ra vụ tai nạn nào về người trong ca trực của mình.
Gác chắn ngang km 340 + 610 nằm ở vị trí trung tâm, có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Do vậy, tôi và đồng nghiệp luôn sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống; bởi chỉ một chút lơ là, chủ quan đồng nghĩa phải đánh đổi sự an toàn của cả đoàn tàu và mạng người. Và tôi tự hào chưa để xảy ra vụ tai nạn nào về người trong ca trực của mình.
Lập nghiệp ở Đức Thọ cũng là cơ duyên để tôi trở thành dâu con của vùng đất giàu truyền thống văn hóa Tùng Ảnh. Chồng tôi là bộ đội phòng không công tác ở TP Cam Ranh - Khánh Hòa. Mỗi năm, anh chỉ về thăm gia đình vỏn vẹn 20 ngày ít ỏi nên việc chăm sóc, dạy dỗ con cái tôi phải gánh vác.
Lập nghiệp ở Đức Thọ cũng là cơ duyên để tôi trở thành dâu con của vùng đất giàu truyền thống văn hóa Tùng Ảnh. Chồng tôi là bộ đội phòng không công tác ở TP Cam Ranh - Khánh Hòa. Mỗi năm, anh chỉ về thăm gia đình vỏn vẹn 20 ngày ít ỏi nên việc chăm sóc, dạy dỗ con cái tôi phải gánh vác.
Ca làm đêm của tôi bắt đầu từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Thời gian gấp gáp, tôi chỉ kịp nấu bữa cơm chiều chứ không thể quây quần bên mâm cơm cùng gia đình. Đón con đi học về, cho các con ăn xong, tôi vội vàng gói ghém thức ăn và nhanh chóng đến trạm gác chắn để thay ca cho đồng nghiệp. 12 năm theo nghề, chưa bao giờ tôi cho phép mình đi làm chậm trễ.
Ca làm đêm của tôi bắt đầu từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Thời gian gấp gáp, tôi chỉ kịp nấu bữa cơm chiều chứ không thể quây quần bên mâm cơm cùng gia đình. Đón con đi học về, cho các con ăn xong, tôi vội vàng gói ghém thức ăn và nhanh chóng đến trạm gác chắn để thay ca cho đồng nghiệp. 12 năm theo nghề, chưa bao giờ tôi cho phép mình đi làm chậm trễ.
Từ nhỏ, các con đã quen với cảnh mẹ xa nhà ban đêm, phải chịu thiệt thòi khi giấc ngủ thiếu hơi ấm của mẹ; song bao giờ cũng vậy, trước lúc tôi đi làm, cậu con trai 4 tuổi đều nũng nịu theo chân. Điều mà bản thân luôn áy náy là không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái, nhiều lúc con ốm đau, tôi đều phó thác cho bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi.
Từ nhỏ, các con đã quen với cảnh mẹ xa nhà ban đêm, phải chịu thiệt thòi khi giấc ngủ thiếu hơi ấm của mẹ; song bao giờ cũng vậy, trước lúc tôi đi làm, cậu con trai 4 tuổi đều nũng nịu theo chân. Điều mà bản thân luôn áy náy là không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái, nhiều lúc con ốm đau, tôi đều phó thác cho bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi.
17h50 phút, tôi có mặt ở trạm gác chắn và nhận nhiệm vụ bàn giao từ Trưởng ca Đoàn Văn Linh. 36 năm công tác trong ngành đường sắt, những kinh nghiệm mà bác Linh và các đồng nghiệp truyền lại luôn là “tài sản quý” để tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
17h50 phút, tôi có mặt ở trạm gác chắn và nhận nhiệm vụ bàn giao từ Trưởng ca Đoàn Văn Linh. 36 năm công tác trong ngành đường sắt, những kinh nghiệm mà bác Linh và các đồng nghiệp truyền lại luôn là “tài sản quý” để tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tối nay, Bùi Thị Thùy Linh (SN 2000) là người bạn đồng hành với tôi. Linh còn trẻ lại mới chuyển về nhận công tác chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm nên mọi nhiệm vụ trong ca trực tôi đều phải quán xuyến.
Tối nay, Bùi Thị Thùy Linh (SN 2000) là người bạn đồng hành với tôi. Linh còn trẻ lại mới chuyển về nhận công tác chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm nên mọi nhiệm vụ trong ca trực tôi đều phải quán xuyến.
Tôi chủ động nắm bắt công việc với mục tiêu đặt ra là 100% chuyến tàu chạy qua an toàn tuyệt đối. Vừa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, tôi vừa hướng dẫn để Linh hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trong vai trò là một nữ gác chắn đường ngang.
Tôi chủ động nắm bắt công việc với mục tiêu đặt ra là 100% chuyến tàu chạy qua an toàn tuyệt đối. Vừa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, tôi vừa hướng dẫn để Linh hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trong vai trò là một nữ gác chắn đường ngang.
18h20 phút, nhận lệnh sắp có tàu di chuyển qua chắn ngang km 340 + 610 từ trực ban ga Yên Trung (Đức Thọ), tôi lập tức ghi chép vào sổ theo dõi khung giờ tàu qua chắn. Mọi thông tin về lịch trình di chuyển của tàu đều được tôi ghi lại cẩn thận, tỉ mỉ để đồng nghiệp ca sau tiện bề theo dõi và quản lý.
18h20 phút, nhận lệnh sắp có tàu di chuyển qua chắn ngang km 340 + 610 từ trực ban ga Yên Trung (Đức Thọ), tôi lập tức ghi chép vào sổ theo dõi khung giờ tàu qua chắn. Mọi thông tin về lịch trình di chuyển của tàu đều được tôi ghi lại cẩn thận, tỉ mỉ để đồng nghiệp ca sau tiện bề theo dõi và quản lý.
Sau khi nhận lệnh, tôi nhanh chóng bật đèn tín hiệu. Ban đêm, đèn là hình ảnh để nhân viên trực camera của Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (trụ sở đóng ở tỉnh Nghệ An) nhận biết thông tin có tàu sắp qua gác chắn để có phương án chỉ đạo, điều hành phù hợp. Đèn xoay đỏ cũng là lúc tôi và Linh di chuyển ra ngoài báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được biết.
Sau khi nhận lệnh, tôi nhanh chóng bật đèn tín hiệu. Ban đêm, đèn là hình ảnh để nhân viên trực camera của Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (trụ sở đóng ở tỉnh Nghệ An) nhận biết thông tin có tàu sắp qua gác chắn để có phương án chỉ đạo, điều hành phù hợp. Đèn xoay đỏ cũng là lúc tôi và Linh di chuyển ra ngoài báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được biết.
Tôi thổi những hồi còi to vang liên tục để thúc giục người tham gia giao thông nhanh chóng đi qua đường tàu. Chúng tôi tính toán kỹ lưỡng thời gian đóng chắn để vừa đảm bảo an toàn vừa không làm chậm trễ cung đường di chuyển của người tham gia giao thông đường bộ.
Tôi thổi những hồi còi to vang liên tục để thúc giục người tham gia giao thông nhanh chóng đi qua đường tàu. Chúng tôi tính toán kỹ lưỡng thời gian đóng chắn để vừa đảm bảo an toàn vừa không làm chậm trễ cung đường di chuyển của người tham gia giao thông đường bộ.
Trong khi tôi bấm nút đóng chắn thì phía bên kia đường, Linh đã sẵn sàng với 2 cây đèn trong tay. Linh sẽ liên tục quan sát để báo hiệu cho những phương tiện di chuyển trên đường bộ thay đổi vận tốc phù hợp và dừng cách rào chắn 5m để đảm bảo an toàn.
Trong khi tôi bấm nút đóng chắn thì phía bên kia đường, Linh đã sẵn sàng với 2 cây đèn trong tay. Linh sẽ liên tục quan sát để báo hiệu cho những phương tiện di chuyển trên đường bộ thay đổi vận tốc phù hợp và dừng cách rào chắn 5m để đảm bảo an toàn.
Sau khi chắn đóng hoàn toàn, quan sát thấy đường ngang thông thoáng, tôi mới di chuyển đến bục đứng đón, tiễn tàu. Kinh nghiệm đúc rút hơn chục năm làm nghề giúp tôi phán đoán chính xác và hoàn thành các thao tác trên trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 60 giây.
Sau khi chắn đóng hoàn toàn, quan sát thấy đường ngang thông thoáng, tôi mới di chuyển đến bục đứng đón, tiễn tàu. Kinh nghiệm đúc rút hơn chục năm làm nghề giúp tôi phán đoán chính xác và hoàn thành các thao tác trên trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 60 giây.
Tại bục đứng đón, tiễn tàu, tôi nhanh chóng giơ cao chiếc đèn. Trong đêm tối, ánh sáng trắng tỏa ra từ cây đèn là tín hiệu để lái tàu biết đường ngang trước mặt đã đảm bảo an toàn. Từ đó, người lái giữ tốc độ phù hợp cho tàu di chuyển qua.
Tại bục đứng đón, tiễn tàu, tôi nhanh chóng giơ cao chiếc đèn. Trong đêm tối, ánh sáng trắng tỏa ra từ cây đèn là tín hiệu để lái tàu biết đường ngang trước mặt đã đảm bảo an toàn. Từ đó, người lái giữ tốc độ phù hợp cho tàu di chuyển qua.
Chuyến đầu tiên chúng tôi đón trong đêm là tàu HH8 (chở hàng từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội). Dịp này, chúng tôi thường đón từ 12 - 14 đoàn tàu khách và tàu hàng/đêm. Thời điểm tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại tăng cao, có trên 20 đoàn tàu qua lại đây mỗi đêm.
Chuyến đầu tiên chúng tôi đón trong đêm là tàu HH8 (chở hàng từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội). Dịp này, chúng tôi thường đón từ 12 - 14 đoàn tàu khách và tàu hàng/đêm. Thời điểm tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại tăng cao, có trên 20 đoàn tàu qua lại đây mỗi đêm.
20 phút sau, tôi lại nhận thông báo sắp đón đoàn tàu HH9 (chở hàng từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh) sắp qua chắn. Dù đón tàu ở thời khắc nào - trong đêm hè khắc nghiệt hay đêm đông lạnh giá - thì việc nêu cao tinh thần trách nhiệm cùng sự tập trung cao độ là điều tôi lấy làm trọng.
20 phút sau, tôi lại nhận thông báo sắp đón đoàn tàu HH9 (chở hàng từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh) sắp qua chắn. Dù đón tàu ở thời khắc nào - trong đêm hè khắc nghiệt hay đêm đông lạnh giá - thì việc nêu cao tinh thần trách nhiệm cùng sự tập trung cao độ là điều tôi lấy làm trọng.
2 đoàn tàu vừa qua, đồng hồ điểm 20h30 phút là lúc tôi ăn vội bữa cơm tối. Bước chân vào làm nhân viên gác chắn đường ngang, tôi đã xác định phải luôn đối mặt với những vất vả đặc thù. Đó là không mấy bữa cơm được trọn vẹn cùng gia đình, đó là những giấc ngủ của con sẽ thiếu hơi ấm của mẹ hay gần 5 tháng trời tôi không về quê thăm cha mẹ đẻ...
2 đoàn tàu vừa qua, đồng hồ điểm 20h30 phút là lúc tôi ăn vội bữa cơm tối. Bước chân vào làm nhân viên gác chắn đường ngang, tôi đã xác định phải luôn đối mặt với những vất vả đặc thù. Đó là không mấy bữa cơm được trọn vẹn cùng gia đình, đó là những giấc ngủ của con sẽ thiếu hơi ấm của mẹ hay gần 5 tháng trời tôi không về quê thăm cha mẹ đẻ...
Với nữ gác chắc đường ngang trong đêm tối như tôi, sẽ không tránh khỏi những phút giây chạnh lòng, cô đơn. Đã nhiều năm tôi lặng lẽ đợi tàu, không thể quây quần bên gia đình trong thời khắc giao thừa thiêng liêng đón chào năm mới. Những lúc ấy, nhìn thấy ánh sáng đoàn tàu, được nghe tiếng xình xịch của tàu hỏa đã là “liều thuốc” xoa dịu sự trống trải, cô đơn.
Với nữ gác chắc đường ngang trong đêm tối như tôi, sẽ không tránh khỏi những phút giây chạnh lòng, cô đơn. Đã nhiều năm tôi lặng lẽ đợi tàu, không thể quây quần bên gia đình trong thời khắc giao thừa thiêng liêng đón chào năm mới. Những lúc ấy, nhìn thấy ánh sáng đoàn tàu, được nghe tiếng xình xịch của tàu hỏa đã là “liều thuốc” xoa dịu sự trống trải, cô đơn.
So với nam giới, công việc gác tàu đối với chị em áp lực hơn nhiều. Thức trắng đêm đón tiễn tàu đã là sự nỗ lực mà không phải ai cũng hiểu. Chính sự sẻ chia của anh chị em đồng nghiệp, niềm động viên của gia đình và ý thức trau dồi nghề nghiệp đã trở thành “chất xúc tác” để tôi làm tròn vai.
So với nam giới, công việc gác tàu đối với chị em áp lực hơn nhiều. Thức trắng đêm đón tiễn tàu đã là sự nỗ lực mà không phải ai cũng hiểu. Chính sự sẻ chia của anh chị em đồng nghiệp, niềm động viên của gia đình và ý thức trau dồi nghề nghiệp đã trở thành “chất xúc tác” để tôi làm tròn vai.
Mỗi lần trực đêm, nỗi lo thường trực của tôi vẫn là các con. Tranh thủ những phút giây rảnh rỗi hiếm hoi, tôi lại gọi điện về cho bố mẹ chồng để kiểm tra tình hình học tập của cô con gái đầu lòng năm nay vào lớp 1 và động viên cậu con trai đi ngủ không mè nheo với lời hứa: “Sáng mai, mẹ sẽ về nhà sớm chở các con đi học”.
Mỗi lần trực đêm, nỗi lo thường trực của tôi vẫn là các con. Tranh thủ những phút giây rảnh rỗi hiếm hoi, tôi lại gọi điện về cho bố mẹ chồng để kiểm tra tình hình học tập của cô con gái đầu lòng năm nay vào lớp 1 và động viên cậu con trai đi ngủ không mè nheo với lời hứa: “Sáng mai, mẹ sẽ về nhà sớm chở các con đi học”.