Núi Hồng - Sông La

'Vua sửa chân vịt' ở làng biển Thạch Kim

Bài & Ảnh: Thái Oanh - Anh Tấn • 05:19 24/01/2021

Tôi tên là Lê Tiến Hải (SN 1964). Tôi được bà con ngư dân phong cho "Vua sửa chân vịt” hay trìu mến gọi với cái tên thân thuộc là “ông Hải chân vịt”. Xưởng sửa chữa tàu thuyền của tôi đặt tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà và nghề này gắn bó với tôi đến nay đã hơn 30 năm.

Tôi tên là Lê Tiến Hải (SN 1964). Tôi được bà con ngư dân phong cho "Vua sửa chân vịt” hay trìu mến gọi với cái tên thân thuộc là “ông Hải chân vịt”. Xưởng sửa chữa tàu thuyền của tôi đặt tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà và nghề này gắn bó với tôi đến nay đã hơn 30 năm.

Bản thân tôi từng là một giáo viên Khoa Cơ điện – Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân (TP Hồ Chí Minh). Sau khi trở về quê hương, chứng kiến cảnh bà con phải lặn lội đi ra Nghệ An hoặc vào trong Quảng Bình mới sửa được hệ thống máy móc, đặc biệt là chân vịt nên vào năm 1989, tôi quyết tâm mở xưởng đóng tàu của riêng mình, dùng kiến thức đã học được để giúp bà con có nơi hỗ trợ về kỹ thuật, yên tâm bám biển, vươn khơi.

Bản thân tôi từng là một giáo viên Khoa Cơ điện – Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân (TP Hồ Chí Minh). Sau khi trở về quê hương, chứng kiến cảnh bà con phải lặn lội đi ra Nghệ An hoặc vào trong Quảng Bình mới sửa được hệ thống máy móc, đặc biệt là chân vịt nên vào năm 1989, tôi quyết tâm mở xưởng đóng tàu của riêng mình, dùng kiến thức đã học được để giúp bà con có nơi hỗ trợ về kỹ thuật, yên tâm bám biển, vươn khơi.

Lúc mới thành lập, xưởng chỉ là một cái lán nhỏ, tôi ngày đêm tự mày mò, nghiên cứu và tìm hiểu về máy móc, công nghệ. Mình làm bằng cả cái tâm và trách nhiệm đối với ngư dân và có tay nghề tốt nên khách ngày càng đông, làm ăn ổn định và xây dựng được cơ ngơi như ngày hôm nay.

Lúc mới thành lập, xưởng chỉ là một cái lán nhỏ, tôi ngày đêm tự mày mò, nghiên cứu và tìm hiểu về máy móc, công nghệ. Mình làm bằng cả cái tâm và trách nhiệm đối với ngư dân và có tay nghề tốt nên khách ngày càng đông, làm ăn ổn định và xây dựng được cơ ngơi như ngày hôm nay.

Hiện tại, xưởng của tôi có 5 người thợ lành nghề, có thể sửa chữa những chiếc tàu thuyền công suất vài chục đến vài trăm CV. Điều quan trọng nhất là, trong khi nhiều cơ sở sửa chữa tàu thuyền ở Hà Tĩnh đang gặp khó khăn về diện tích thì xưởng của tôi có đủ điều kiện mặt bằng theo quy đinh của Luật Thuỷ sản 2017.

Hiện tại, xưởng của tôi có 5 người thợ lành nghề, có thể sửa chữa những chiếc tàu thuyền công suất vài chục đến vài trăm CV. Điều quan trọng nhất là, trong khi nhiều cơ sở sửa chữa tàu thuyền ở Hà Tĩnh đang gặp khó khăn về diện tích thì xưởng của tôi có đủ điều kiện mặt bằng theo quy đinh của Luật Thuỷ sản 2017.

Hơn 30 năm trong nghề, tôi đã chỉnh sửa chân vịt cho hàng vạn con tàu lớn nhỏ của ngư dân. Tôi có thể tự tin khi nói rằng, đôi bàn tay của mình đã xây dựng nên thương hiệu trong nghề. Chẳng thế mà, không chỉ trên địa bàn Hà Tĩnh mà ngư dân ở các tỉnh bạn như: Quảng Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… cũng tìm đến tôi khi họ gặp những “ca” khó.

Hơn 30 năm trong nghề, tôi đã chỉnh sửa chân vịt cho hàng vạn con tàu lớn nhỏ của ngư dân. Tôi có thể tự tin khi nói rằng, đôi bàn tay của mình đã xây dựng nên thương hiệu trong nghề. Chẳng thế mà, không chỉ trên địa bàn Hà Tĩnh mà ngư dân ở các tỉnh bạn như: Quảng Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… cũng tìm đến tôi khi họ gặp những “ca” khó.

Công việc này đòi hỏi mình phải cẩn trọng, tỉ mỉ từng chút một từ khi chuyển tàu lên bờ, tháo chân vịt ra và đem đi sửa chữa. Nếu chân vịt sửa không “chuẩn”, tiếng máy sẽ không êm, có thể làm hư hỏng hộp số, hệ thống máy móc, vỏ thuyền, ảnh hưởng đến cả tính mạng con người.

Công việc này đòi hỏi mình phải cẩn trọng, tỉ mỉ từng chút một từ khi chuyển tàu lên bờ, tháo chân vịt ra và đem đi sửa chữa. Nếu chân vịt sửa không “chuẩn”, tiếng máy sẽ không êm, có thể làm hư hỏng hộp số, hệ thống máy móc, vỏ thuyền, ảnh hưởng đến cả tính mạng con người.

Bây giờ nhu cầu đánh bắt của ngư dân tăng lên, thuyền được cải hoán, đóng mới to hơn, chân vịt vì thế cũng phải nặng gấp nhiều lần. Có những thuyền chân vịt nặng từ 150 - 200kg thì thường phải nắn, sửa, cân chỉnh mất đến 3 – 4 ngày.

Bây giờ nhu cầu đánh bắt của ngư dân tăng lên, thuyền được cải hoán, đóng mới to hơn, chân vịt vì thế cũng phải nặng gấp nhiều lần. Có những thuyền chân vịt nặng từ 150 - 200kg thì thường phải nắn, sửa, cân chỉnh mất đến 3 – 4 ngày.

Để sửa được chân vịt đúng độ, chạy “ngọt” nước, phải trải qua rất nhiều công đoạn, làm tuần tự từng bước một, tốn nhiều sức lực, thời gian. Thế nhưng, khó khăn nhất vẫn là lúc đưa tàu thuyền bị hỏng cập xưởng và kéo lên triền đà.

Để sửa được chân vịt đúng độ, chạy “ngọt” nước, phải trải qua rất nhiều công đoạn, làm tuần tự từng bước một, tốn nhiều sức lực, thời gian. Thế nhưng, khó khăn nhất vẫn là lúc đưa tàu thuyền bị hỏng cập xưởng và kéo lên triền đà.

Với những con tàu lớn, có khi cả tôi và công nhân phải ngâm mình dưới nước cả tiếng đồng hồ để điều chỉnh cho thuyền đến đúng vị trí thì mới dễ dàng kéo lên bờ được. Chỉ cần 1 chút sơ sểnh, tàu trượt khỏi “đường ray” thì hậu quả khôn lường.

Với những con tàu lớn, có khi cả tôi và công nhân phải ngâm mình dưới nước cả tiếng đồng hồ để điều chỉnh cho thuyền đến đúng vị trí thì mới dễ dàng kéo lên bờ được. Chỉ cần 1 chút sơ sểnh, tàu trượt khỏi “đường ray” thì hậu quả khôn lường.

Khi đưa được tàu lên đúng vị trí, việc lấy được chiếc chân vịt nặng trịch ra khỏi hệ thống máy móc cũng là cả một vấn đề. Do chân vịt nằm sâu dưới nước biển, ốc vít cố định bị hoen rỉ nên chúng tôi phải dùng dụng cụ “hạng nặng” và mất nhiều sức lực để tháo ra. Dù vậy, người thợ cũng phải thật khéo léo, chính xác để không làm “bệnh” nặng thêm.

Khi đưa được tàu lên đúng vị trí, việc lấy được chiếc chân vịt nặng trịch ra khỏi hệ thống máy móc cũng là cả một vấn đề. Do chân vịt nằm sâu dưới nước biển, ốc vít cố định bị hoen rỉ nên chúng tôi phải dùng dụng cụ “hạng nặng” và mất nhiều sức lực để tháo ra. Dù vậy, người thợ cũng phải thật khéo léo, chính xác để không làm “bệnh” nặng thêm.

Chân vịt khi mang đến xưởng của tôi thường mắc các lỗi phổ biến như: nứt, cong, vênh, hỏng trục xoay... Cái nghề ngấm trong máu nên bây giờ tôi chỉ cần xem xét qua là có thể bắt được "bệnh” và hình dung ngay phương pháp xử lý một cách chuẩn chỉ nhất.

Chân vịt khi mang đến xưởng của tôi thường mắc các lỗi phổ biến như: nứt, cong, vênh, hỏng trục xoay... Cái nghề ngấm trong máu nên bây giờ tôi chỉ cần xem xét qua là có thể bắt được "bệnh” và hình dung ngay phương pháp xử lý một cách chuẩn chỉ nhất.

Các tai chân vịt sau khi sửa lại phải đều, có vậy độ bám nước mới cao, tàu lướt đi mới êm, tiết kiệm được dầu. Lệch một ly thôi nhưng với chu kỳ vài nghìn vòng quay một phút chẳng hạn, chân vịt sẽ giật, lực đẩy sẽ kém, thậm chí là gãy, vỡ.

Các tai chân vịt sau khi sửa lại phải đều, có vậy độ bám nước mới cao, tàu lướt đi mới êm, tiết kiệm được dầu. Lệch một ly thôi nhưng với chu kỳ vài nghìn vòng quay một phút chẳng hạn, chân vịt sẽ giật, lực đẩy sẽ kém, thậm chí là gãy, vỡ.

Những năm gần đây, số lượng tàu cá được cải hoán nhiều, nhu cầu đánh bắt tăng nên chân vịt bị hư hỏng thường xuyên hơn. Vì vậy, công việc của tôi và anh em công nhân tại xưởng cũng rất bận rộn. Nếu ngư dân có nhu cầu sửa chữa gấp thì kiểu gì tôi cũng phải tập trung làm cho xong, có khi quên cả ăn.

Những năm gần đây, số lượng tàu cá được cải hoán nhiều, nhu cầu đánh bắt tăng nên chân vịt bị hư hỏng thường xuyên hơn. Vì vậy, công việc của tôi và anh em công nhân tại xưởng cũng rất bận rộn. Nếu ngư dân có nhu cầu sửa chữa gấp thì kiểu gì tôi cũng phải tập trung làm cho xong, có khi quên cả ăn.

Tùy theo kích cỡ chân vịt, tiền công trung bình từ 200 - 300 nghìn đồng, với tai lớn hơn từ 1 - 3 triệu đồng cho mỗi lần sửa. Niềm động viên lớn nhất là được thấy bà con khi nhận bàn giao thuyền chạy bon, ổn định và mỗi lần có xảy ra bất trắc, hư hỏng vẫn tìm đến tôi để “bắt bệnh" cho chân vịt của tàu thuyền.

Tùy theo kích cỡ chân vịt, tiền công trung bình từ 200 - 300 nghìn đồng, với tai lớn hơn từ 1 - 3 triệu đồng cho mỗi lần sửa. Niềm động viên lớn nhất là được thấy bà con khi nhận bàn giao thuyền chạy bon, ổn định và mỗi lần có xảy ra bất trắc, hư hỏng vẫn tìm đến tôi để “bắt bệnh" cho chân vịt của tàu thuyền.

Công việc nhìn qua tưởng đơn giản nhưng để “sống” được với nó, mình phải thực sự nghiêm túc, luôn tự mày mò, tìm hiểu để nâng cao hiểu biết, tay nghề. Trong từng ấy năm làm nghề, không ít lần gặp phải những chân vịt khó, cong, vênh quá nhiều nhưng tôi chưa một lần nào đầu hàng.

Công việc nhìn qua tưởng đơn giản nhưng để “sống” được với nó, mình phải thực sự nghiêm túc, luôn tự mày mò, tìm hiểu để nâng cao hiểu biết, tay nghề. Trong từng ấy năm làm nghề, không ít lần gặp phải những chân vịt khó, cong, vênh quá nhiều nhưng tôi chưa một lần nào đầu hàng.

Tôi thường chia sẻ với các anh em trong xưởng rằng: Tùy theo máy của con tàu, vòng xoay của các thiết bị mà phải cảm nhận, tìm được phương án điều chỉnh khi sửa chân vịt sao cho hợp lý. Cái chính là người thợ vẫn dùng mắt ngắm để xác định tai chân vịt nào cong, tai nào bị lệch tâm, bị nứt, cong trục rồi sửa chữa để trả mọi thứ trở lại vị trí tối ưu.

Tôi thường chia sẻ với các anh em trong xưởng rằng: Tùy theo máy của con tàu, vòng xoay của các thiết bị mà phải cảm nhận, tìm được phương án điều chỉnh khi sửa chân vịt sao cho hợp lý. Cái chính là người thợ vẫn dùng mắt ngắm để xác định tai chân vịt nào cong, tai nào bị lệch tâm, bị nứt, cong trục rồi sửa chữa để trả mọi thứ trở lại vị trí tối ưu.

Sống với nghề, mỗi chiếc chân vịt được nắn lại thành công, thuyền chạy tốt ngoài khơi xa thì mình mới có thể thở phào mà ngủ yên, ăn bát cơm ngon được. Trong công việc vì thế tôi luôn tự tìm cho mình được điều mới mẻ, yêu thích và luôn sẵn sàng để hỗ trợ ngư dân.

Sống với nghề, mỗi chiếc chân vịt được nắn lại thành công, thuyền chạy tốt ngoài khơi xa thì mình mới có thể thở phào mà ngủ yên, ăn bát cơm ngon được. Trong công việc vì thế tôi luôn tự tìm cho mình được điều mới mẻ, yêu thích và luôn sẵn sàng để hỗ trợ ngư dân.

Bao thăng trầm của cuộc đời tôi đều gắn với những người “ăn sóng nằm gió” ngoài kia. Và tôi tâm niệm, sẽ gắn bó với xưởng với thuyền không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn vì giữ gìn công sức mình xây dựng nhiều năm qua.

Bao thăng trầm của cuộc đời tôi đều gắn với những người “ăn sóng nằm gió” ngoài kia. Và tôi tâm niệm, sẽ gắn bó với xưởng với thuyền không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn vì giữ gìn công sức mình xây dựng nhiều năm qua.

Tôi hãnh diện vì mình luôn là nơi ngư dân tìm đến lúc cần, là điểm tựa vững chắc cho như dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, làm giàu hơn cho cuộc sống. Mỗi chuyến biển, ngư dân trở về bình yên, tàu thuyền chở đầy tôm, cá là niềm động viên lớn nhất của tôi trong hơn 3 thập kỷ theo đuổi nghề.

Tôi hãnh diện vì mình luôn là nơi ngư dân tìm đến lúc cần, là điểm tựa vững chắc cho như dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, làm giàu hơn cho cuộc sống. Mỗi chuyến biển, ngư dân trở về bình yên, tàu thuyền chở đầy tôm, cá là niềm động viên lớn nhất của tôi trong hơn 3 thập kỷ theo đuổi nghề.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM