Y Tế

Ở nơi “đầu sóng, ngọn gió” của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Bài & Ảnh: Phúc Quang - Đình Nhất - Trình bày: Huy Tùng • 06:26 25/02/2021

Chúng tôi có mặt ở Khoa Cấp cứu - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) vào lúc 7h30 phút một ngày gần cuối tháng 2. Đây cũng là lúc các y, bác sỹ tiến hành bàn giao ca trực sau một đêm thức trắng để cấp cứu bệnh nhân. Mỗi ngày, Khoa Cấp cứu - chống độc chia làm 2 ca trực, mỗi ca (12 tiếng) gồm 2 bác sỹ và 5 điều dưỡng cấp cứu.

Chúng tôi có mặt ở Khoa Cấp cứu - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) vào lúc 7h30 phút một ngày gần cuối tháng 2. Đây cũng là lúc các y, bác sỹ tiến hành bàn giao ca trực sau một đêm thức trắng để cấp cứu bệnh nhân. Mỗi ngày, Khoa Cấp cứu - chống độc chia làm 2 ca trực, mỗi ca (12 tiếng) gồm 2 bác sỹ và 5 điều dưỡng cấp cứu.

Vừa tiếp nhận ca sáng, ngay lập tức kíp trực mới đã phải tiếp nhận trường hợp tai nạn giao thông là một du khách nước ngoài bị ngã xe máy. Ngay lập tức, cả kíp trực không ai bảo ai, mỗi người một việc, răm rắp, nhịp nhàng. Người cầm máu, người khám, người đo huyết áp, người tìm cách hỏi thăm tình trạng bệnh nhân...

Vừa tiếp nhận ca sáng, ngay lập tức kíp trực mới đã phải tiếp nhận trường hợp tai nạn giao thông là một du khách nước ngoài bị ngã xe máy. Ngay lập tức, cả kíp trực không ai bảo ai, mỗi người một việc, răm rắp, nhịp nhàng. Người cầm máu, người khám, người đo huyết áp, người tìm cách hỏi thăm tình trạng bệnh nhân...

Sau chừng 10 phút, khoa lại tiếp nhận thêm một cụ ông vào cấp cứu trong tình trạng mất ý thức. Nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ nên các y, bác sỹ nhanh chóng kiểm tra các phản ứng về tay, chân để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, nhanh nhất nhằm đảm bảo trong khung “giờ vàng” cấp cứu cho bệnh nhân.

Sau chừng 10 phút, khoa lại tiếp nhận thêm một cụ ông vào cấp cứu trong tình trạng mất ý thức. Nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ nên các y, bác sỹ nhanh chóng kiểm tra các phản ứng về tay, chân để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, nhanh nhất nhằm đảm bảo trong khung “giờ vàng” cấp cứu cho bệnh nhân.

Chưa kịp nghỉ ngơi, tiếng xe cấp cứu lại vang lên. Thêm một bệnh nhân bị ngã được đưa vào cấp cứu. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa lên xe lăn và di chuyển vào trong phòng bệnh để các bác sỹ thăm khám.

Chưa kịp nghỉ ngơi, tiếng xe cấp cứu lại vang lên. Thêm một bệnh nhân bị ngã được đưa vào cấp cứu. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa lên xe lăn và di chuyển vào trong phòng bệnh để các bác sỹ thăm khám.

Cả kíp trực xắn tay cầm máu, băng bó vết thương và thăm khám ban đầu cho người bệnh. Sau khi cầm được máu, băng bó xong, bệnh nhân được bác sỹ chỉ định về Khoa Ngoại chấn thương để điều trị.

Cả kíp trực xắn tay cầm máu, băng bó vết thương và thăm khám ban đầu cho người bệnh. Sau khi cầm được máu, băng bó xong, bệnh nhân được bác sỹ chỉ định về Khoa Ngoại chấn thương để điều trị.

Có mặt tại Khoa Cấp cứu - chống độc chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi đếm được khoảng chục ca bệnh vào cấp cứu. Việc xác định thời gian và kết quả cấp cứu ban đầu là cơ sở quan trọng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người bệnh nên khi tiếp nhận bệnh nhân, các y, bác sỹ luôn làm việc hết sức khẩn trương, bằng tất cả trách nhiệm, kiến thức và kinh nghiệm để cấp cứu người bệnh.

Có mặt tại Khoa Cấp cứu - chống độc chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi đếm được khoảng chục ca bệnh vào cấp cứu. Việc xác định thời gian và kết quả cấp cứu ban đầu là cơ sở quan trọng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người bệnh nên khi tiếp nhận bệnh nhân, các y, bác sỹ luôn làm việc hết sức khẩn trương, bằng tất cả trách nhiệm, kiến thức và kinh nghiệm để cấp cứu người bệnh.

Có nhiều ca bệnh như: tai biến, đột quy, đau tim…, các bác sỹ phải chạy đua với thời gian để thực hiện các kỹ thuật cấp cứu nhằm giành lại sự sống cho người bệnh.

Có nhiều ca bệnh như: tai biến, đột quy, đau tim…, các bác sỹ phải chạy đua với thời gian để thực hiện các kỹ thuật cấp cứu nhằm giành lại sự sống cho người bệnh.

Là người có thâm niên công tác lâu nhất tại Khoa Cấp cứu - chống độc với trên 15 năm, bác sỹ Nguyễn Xuân Thái – Trưởng khoa cho hay: Mỗi ngày, trung bình khoa tiếp nhận, cấp cứu khoảng 150 – 160 ca bệnh. Khi tiếp nhận, nhiệm vụ quan trọng nhất của y, bác sỹ là ổn định chức năng sống cho bệnh nhân rồi mới phân về các khoa.

Là người có thâm niên công tác lâu nhất tại Khoa Cấp cứu - chống độc với trên 15 năm, bác sỹ Nguyễn Xuân Thái – Trưởng khoa cho hay: Mỗi ngày, trung bình khoa tiếp nhận, cấp cứu khoảng 150 – 160 ca bệnh. Khi tiếp nhận, nhiệm vụ quan trọng nhất của y, bác sỹ là ổn định chức năng sống cho bệnh nhân rồi mới phân về các khoa.

Tiếp nhận một lượng bệnh nhân lớn nên công việc tại Khoa Cấp cứu - chống độc rất vất vả, áp lực... Việc nghỉ ngơi trong mỗi ca trực là điều rất khó khăn đối với các y, bác sỹ, mỗi người chỉ tranh thủ được vài phút ngắn ngủi khi chưa có bệnh nhân vào để thư giãn trong chốc lát.

Tiếp nhận một lượng bệnh nhân lớn nên công việc tại Khoa Cấp cứu - chống độc rất vất vả, áp lực... Việc nghỉ ngơi trong mỗi ca trực là điều rất khó khăn đối với các y, bác sỹ, mỗi người chỉ tranh thủ được vài phút ngắn ngủi khi chưa có bệnh nhân vào để thư giãn trong chốc lát.

Cũng theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thái, chính vì rất áp lực, nặng nhọc nên để có thể gắn bó lâu dài với nhiệm vụ ở đây đòi hỏi các y, bác sỹ phải có tinh thần thép, quyết tâm cao và sự hy sinh lớn.

Cũng theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thái, chính vì rất áp lực, nặng nhọc nên để có thể gắn bó lâu dài với nhiệm vụ ở đây đòi hỏi các y, bác sỹ phải có tinh thần thép, quyết tâm cao và sự hy sinh lớn.

Là một bác sỹ trẻ với kinh nghiệm 5 năm công tác tại khoa, bác sỹ Trần Tiền bộc bạch: Không chỉ áp lực, căng thẳng mà còn phải đối mặt với nhiều tình huống như: người nhà tỏ thái độ nạt nộ, chửi bới, thậm chí là xô xát. Với những tình huống đó buộc mình phải hết sức bình tĩnh, nhẫn nhịn và thông cảm cho người bệnh, người nhà vì suy cho cùng, nhiều khi do họ quá lo lắng.

Là một bác sỹ trẻ với kinh nghiệm 5 năm công tác tại khoa, bác sỹ Trần Tiền bộc bạch: Không chỉ áp lực, căng thẳng mà còn phải đối mặt với nhiều tình huống như: người nhà tỏ thái độ nạt nộ, chửi bới, thậm chí là xô xát. Với những tình huống đó buộc mình phải hết sức bình tĩnh, nhẫn nhịn và thông cảm cho người bệnh, người nhà vì suy cho cùng, nhiều khi do họ quá lo lắng.

Là khoa “nóng” nhất bệnh viện, nên các y, bác sỹ trong Khoa Cấp cứu - chống độc thường xuyên đối mặt với những ca bệnh nguy cấp bất ngờ. Có thể là sáng, trưa, chiều, tối; có thể là lúc gà gáy, nửa đêm; cũng chẳng kể thứ 7 hay chủ nhật, ngày lễ, nghỉ tết; nhiều khi dồn dập 3 - 4 ca, thậm chí cả chục ca cùng lúc.

Là khoa “nóng” nhất bệnh viện, nên các y, bác sỹ trong Khoa Cấp cứu - chống độc thường xuyên đối mặt với những ca bệnh nguy cấp bất ngờ. Có thể là sáng, trưa, chiều, tối; có thể là lúc gà gáy, nửa đêm; cũng chẳng kể thứ 7 hay chủ nhật, ngày lễ, nghỉ tết; nhiều khi dồn dập 3 - 4 ca, thậm chí cả chục ca cùng lúc.

Ngoài việc tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu, Khoa Cấp cứu - chống độc còn đảm nhận việc chăm sóc, quản lý khu chạy thận nhân tạo với số lượng khoảng 160 bệnh nhân/ngày.

Ngoài việc tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu, Khoa Cấp cứu - chống độc còn đảm nhận việc chăm sóc, quản lý khu chạy thận nhân tạo với số lượng khoảng 160 bệnh nhân/ngày.

Cùng với việc kiểm soát chặt chẽ khu chạy thận để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm, các y, bác sỹ còn phải theo dõi liên tục các chỉ số cho người bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho họ trong quá trình chạy thận.

Cùng với việc kiểm soát chặt chẽ khu chạy thận để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm, các y, bác sỹ còn phải theo dõi liên tục các chỉ số cho người bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho họ trong quá trình chạy thận.

Việc chạy thận diễn ra liên tục, không kể lễ, tết, ngày nghỉ thứ 7 hay chủ nhật và số lượng bệnh nhân luôn đông nên các y, bác sỹ phụ trách tại đây cũng hết sức vất vả.

Việc chạy thận diễn ra liên tục, không kể lễ, tết, ngày nghỉ thứ 7 hay chủ nhật và số lượng bệnh nhân luôn đông nên các y, bác sỹ phụ trách tại đây cũng hết sức vất vả.

Với những đặc thù riêng, Khoa Cấp cứu - chống độc được ví là nơi “đầu sóng, ngọn gió” ở Bệnh viên Đa khoa Hà Tĩnh. Dù đối mặt với nhiều vất vả, áp lực, song, khắc ghi lời Bác dạy “lương y như từ mẫu”, các y, bác sỹ luôn nỗ lực, tận tâm để cấp cứu, ổn định chức năng sống cho bệnh nhân, làm điểm tựa cho các khoa khác chăm sóc, chữa trị tốt.

Với những đặc thù riêng, Khoa Cấp cứu - chống độc được ví là nơi “đầu sóng, ngọn gió” ở Bệnh viên Đa khoa Hà Tĩnh. Dù đối mặt với nhiều vất vả, áp lực, song, khắc ghi lời Bác dạy “lương y như từ mẫu”, các y, bác sỹ luôn nỗ lực, tận tâm để cấp cứu, ổn định chức năng sống cho bệnh nhân, làm điểm tựa cho các khoa khác chăm sóc, chữa trị tốt.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM