Xây dựng Đảng

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

90 năm đã trôi qua nhưng tinh thần sục sôi, ý chí quyết tâm và những bài học quý báu từ phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh mãi là ngọn lửa dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Cuối tháng 3/1930, ngay sau khi Đảng bộ Hà Tĩnh được thành lập tại Bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc - Can Lộc), công tác xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng được tiến hành khẩn trương.

Đến cuối tháng 4/1930, Trung ương chủ trương kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5, quyết định chọn ngày 1/5/1930 làm ngày phát động phong trào quần chúng đấu tranh ở Trung Kỳ. Từ tháng 5 - 7/1930, phong trào tiếp tục dâng cao, các tổ chức quần chúng được mở rộng.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Bến đò Thượng Trụ tại xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (tháng 3-1930). Ảnh: Đạt Võ

Ngày 1/8/1930, hàng loạt các cuộc mít tinh, biểu tình đã nổ ra ở nhiều huyện như Nghi Xuân, Hương Khê, Đức Thọ, Kỳ Anh. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của Nhân dân huyện Can Lộc khiến tri huyện phải cúi đầu nhận bản yêu sách đòi giảm sưu, hoãn thuế. Từ tháng 9/1930, làn sóng cách mạng dâng cao khắp các địa phương.

Cuối tháng 9/1930, Đại hội Đảng bộ tỉnh đã được tổ chức tại làng Phù Việt (nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà). Đại hội củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, là nhân tố đưa phong trào cách mạng của tỉnh đạt tới đỉnh cao, ra đời của các làng Xô viết trong toàn tỉnh.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh tại thị trấn Nghèn, Can Lộc. Ảnh: Huy Tùng

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Nền huyện đường ở thị trấn Nghèn - nơi vào ngày 7/9/1930, hơn 1.000 nông dân mang cờ đỏ búa liềm đấu tranh chiếm huyện đường, thả tù chính trị. Ảnh: Thúy Ngọc

Tháng 3/1931, Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh diễn ra tại làng Thường Nga (Nga Lộc), tổng Lai Thạch - Can Lộc. Đại hội chủ trương tiếp tục đẩy mạnh các phong trào đấu tranh của quần chúng như vay lúa cứu đói, đẩy mạnh sản xuất, làm thuỷ lợi chống hạn, xây dựng mạng lưới tự vệ có sắm vũ khí để bảo vệ Nhân dân và trấn áp bọn phản động.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Đến giữa năm 1931, thực dân, phong kiến tập trung lực lượng đàn áp phong trào cách mạng, Đảng bộ Hà Tĩnh bị tổn thất nghiêm trọng, phong trào quần chúng dần dần lắng xuống và đi vào thoái trào.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh dù diễn ra còn sơ khai trong thời gian ngắn, nhưng đã hội tụ được ý chí kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước của con người xứ Nghệ. Nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước và phong trào công - nông trong hệ thống thuộc địa thế giới.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Đầu tiên là bài học về quan tâm xây dựng Đảng về chính trị và tổ chức.

Để lãnh đạo phong trào, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng; tăng cường kết nạp Đảng và phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên; quan tâm bảo vệ đường lối, bảo vệ các nguyên tắc của Đảng, giữ gìn bí mật hoạt động và bảo vệ đảng viên; thường xuyên giữ mối liên hệ với Trung ương, Xứ uỷ Trung kỳ và tổ chức Đảng ở các địa phương.

Cùng đó, các cấp bộ Đảng quan tâm xây dựng các tổ chức quần chúng, tập hợp lực lượng xung quanh Đảng để thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Các phong trào đấu tranh của quần chúng do Tỉnh uỷ phát động và lãnh đạo luôn hướng vào đòi quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân, hướng tới mục tiêu chung giải phóng dân tộc.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Làng Phù Việt (nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) - nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 9/1930. Ảnh: Thanh Hải

Linh hoạt kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị trong đấu tranh, tạo động lực thúc đẩy phong trào cách mạng, làm cho bộ máy chính quyền thực dân phong kiến tự tan rã, lập ra các làng Xô viết.

Đây chính là bài học cho việc huy động nội lực cách mạng, bài học biết chọn thời điểm để phát động phong trào cách mạng của Đảng ta.

Thứ hai, phát huy vai trò công tác tư tưởng, lý luận, tuyên truyền, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng, khơi dậy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo của của quê hương, cổ vũ, động viên các lực lượng đứng lên làm cách mạng.

Ngay sau khi thành lập, Tỉnh ủy đã tích cực truyền bá sâu rộng trong Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng; về chế độ bóc lột, nô dịch tàn ác của đế quốc, phong kiến; về quyền lợi của người dân Việt Nam; về các tấm gương hy sinh yêu nước; những việc cần làm, nội dung, phương pháp, khẩu hiệu đấu tranh...

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Đây là bài học quý giá cho Đảng ta triển khai tốt công tác tư tưởng, công tác thi đua, cổ vũ phong trào, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc làm nòng cốt phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, làm tê liệt hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến. Lấy Nhân dân làm động lực chủ yếu của cách mạng, công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, đồng thời tranh thủ sự tham gia cách mạng của một bộ phận cá nhân tiến bộ trong tầng lớp trí thức.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Hướng tới kỷ niệm 90 năm Xô viết Nghệ - Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2020), chiều 6/9, tại TP Hà Tĩnh, Ban Tuyên giáo Trung Ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp tổ chức chương trình Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Xô viết Nghệ - Tĩnh: Sức mạnh quần chúng làm nên lịch sử” . Ảnh: Đình Nhất

Đồng thời, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo xây dựng, củng cố, mở rộng các tổ chức quần chúng đến tận cơ sở như: Nông hội đỏ, Hội Cứu tế đỏ, Hội Phụ nữ giải phóng, các đội “Đồng tử quân”... góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cách mạng. Đây là những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Thứ tư, sáng tạo trong sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng, kết hợp linh hoạt bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang. Chủ động xây dựng phương pháp tập hợp quần chúng đấu tranh về kinh tế và chính trị. Nhờ vậy, toàn dân đồng loạt vùng lên làm cách mạng, làm tan rã hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền mới của công nông.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù, gan dạ, thông minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh đầu tiên của cả nước giành chính quyền về tay Nhân dân trong Cách mạng tháng Tám.

Phát huy tinh thần Xô viết, Hà Tĩnh đã vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước đi lên cùng cả nước. Thời gian tới, hệ thống chính trị các cấp Hà Tĩnh cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào, ý chí, khát vọng của mỗi người dân trong tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: Ngọn lửa thiêng dẫn đường công cuộc đổi mới

Thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An là cái nôi truyền thống cách mạng, đã cùng “chung lưng, đấu cật” chống kẻ thù, khởi đầu cho nhiều phong trào cách mạng, làm ngọn cờ dẫn dắt cho các địa phương. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, hai tỉnh cần tiếp tục cụ thể hóa chương trình phối hợp hành động, liên kết phát triển kinh tế, xã hội, chia sẻ kinh nghiệm trên các lĩnh vực, địa bàn, nhất là giữa các huyện, thị, thành.

Thực hiện sự nghiệp cách mạng, điều quan trọng phải biết “lấy dân làm gốc”, phát huy sức mạnh từ Nhân dân, tìm ra điểm nghẽn để tháo gỡ, mở rộng dân chủ; coi trọng xây dựng hạt nhân và xây dựng bộ máy cán bộ vì phong trào, biết làm, biết nghĩ, biết đột phá thì chắc chắn đường lối đổi mới sẽ thành công.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

ảnh: pv - ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề 90 NĂM NGÀY XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).