Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.

Âm vang cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Cách đây 94 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân làm nên cao trào cách mạng 1930 - 1931 dậy sóng trong cả nước mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.

Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 1.200 công nông Vinh - Bến Thủy nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, yêu cầu thực dân Pháp thực hiện tăng lương, giảm sưu thuế, ngày làm việc 8 tiếng… Sau đó, phong trào lan rộng ra cả 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Xô viết Nghệ Tĩnh là sự phát triển tất yếu của cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước trong những năm 1930-1931. Ảnh tư liệu.
Xô viết Nghệ Tĩnh là sự phát triển tất yếu của cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước trong những năm 1930-1931. Ảnh tư liệu.

Ngày 1/8/1930, hàng loạt các cuộc mít tinh, biểu tình đã nổ ra ở nhiều huyện như Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê, Đức Thọ, Kỳ Anh. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của Nhân dân huyện Can Lộc khiến tri huyện phải cúi đầu nhận bản yêu sách đòi giảm sưu, hoãn thuế. Từ tháng 9/1930, làn sóng cách mạng dâng cao khắp các địa phương; phong trào công nông Nghệ Tĩnh phát triển lên đỉnh cao.

Trong các ngày 7, 8 tháng 9/1930, Nhân dân huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên biểu tình kéo về huyện đường Cẩm Xuyên. Nhân dân huyện Anh Sơn, Kỳ Anh, Nghi Lộc liên tiếp giành thắng lợi trong các ngày 9, 10/9/1930. Đặc biệt là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của khoảng 8.000 nông dân hai huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn.

a1-3430.jpg
Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh tại thị trấn Nghèn (Can Lộc). Ảnh tư liệu.

Từ giữa tháng 9/1930, khắp nơi trong 2 tỉnh đã tổ chức mít tinh truy điệu những người đã hy sinh ở Thái Lão. Nông dân các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đấu tranh phá huyện lỵ, phá đồn điền của Pháp. Công nhân Vinh - Bến Thuỷ bãi công trong suốt 2 tháng liền để ủng hộ phong trào nông nhân.

Từ phong trào Xô viết, những “Làng đỏ” (là những làng có chi bộ cộng sản lãnh đạo, có chính quyền do người dân lập nên) từ miền ngược đến miền xuôi mọc lên khắp nơi, tiêu biểu là: Ngọc Điền, Tiến Linh, Chi Nê (Hưng Nguyên); Thanh Hà, Võ Liệt (Thanh Chương); Phúc Thọ (Nghi Lộc); Ngọc Sơn (Đô Lương); Liên Thành (Yên Thành); Bến Thủy - TP Vinh; Phù Việt (nay là Việt Tiến - Thạch Hà); Hồng Lộc, Phù Lưu, Tân Lộc (Lộc Hà); Vĩnh Lộc (nay là xã Khánh Vĩnh Yên - Can Lộc); Sơn Châu (Hương Sơn); Phú Phong (Hương Khê); Gia Lách (nay là thị trấn Xuân An, Nghi Xuân); Kim Nặc (nay là Cẩm Hưng - Cẩm Xuyên)…

e7767da0-c5a2-4b7a-82d3-788486393bbf.jpeg
Bến đò Thượng Trụ tại xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tháng 3 - 1930.

Như vậy, chỉ trong vòng gần 1 năm (từ 1/5/1930 - đầu năm 1931), phong trào đấu tranh của công nông 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã lan rộng từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền núi, gây những tổn thất nhất định cho chính quyền thực dân nửa phong kiến. Âm vang của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh luôn là bài học quý giá, là tiền đề quan trọng để Đảng ta tiếp tục tổ chức các cao trào cách mạng 1936 - 1939 và đặc biệt là cao trào cách mạng 1939 - 1945 gắn với cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hào khí hôm qua, mạch nguồn hôm nay

Chí khí, tinh thần kiên cường, bất khuất từ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh anh hùng đã trở thành mạch nguồn, niềm tin, là động lực để Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng giành, giữ và xây dựng quê hương không ngừng phát triển.

Hà Tĩnh được lịch sử ghi nhận là một trong 4 tỉnh giành chính quyền đầu tiên của cả nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh đã vươn lên xây dựng quê hương, dốc sức cho mặt trận, góp phần cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp xâm lược và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

nh4.jpeg
Hào khí Xô viết là động lực để Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng xây dựng quê hương không ngừng phát triển.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Tĩnh tự hào lập công đầu trong chiến thắng vang dội ngày 26/3/1965 lịch sử; đảm bảo thông suốt các huyết mạch giao thông, vận tải với tinh thần “Xe chưa qua, nhà không tiếc”… Toàn tỉnh đã dấy lên phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, sản xuất giỏi, chiến đấu và phục vụ chiến đấu giỏi…

Hòa bình lập lại, Hà Tĩnh tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, chí khí quật cường, nỗ lực khắc phục những hậu quả chiến tranh, xây dựng đời sống mới, từng bước thay đổi diện mạo trong những năm đầu đi lên CNXH.

Bước vào công cuộc đổi mới, đặc biệt từ ngày tái lập tỉnh (năm 1991), Đảng bộ Hà Tĩnh đã tiếp tục lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991 - 2023 đạt gần 10%. Quy mô nền kinh tế trước năm 1991 đạt 885 tỷ đồng, đến năm 2023 đạt gần 100.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người tăng từ 0,7 triệu đồng (năm 1991) lên trên 77 triệu đồng (năm 2023). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được chú trọng; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư có nhiều chuyển biến.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội không ngừng phát triển, tạo được những dấu ấn quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 1991 chiếm 56,01% đến năm 2023 giảm còn 3,01% theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Công tác xây dựng Đảng luôn được tỉnh tập trung hàng đầu nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các đồng chí lãnh đạo tỉnh khởi công dự án VSIP tại Thạch Hà (tháng 6/2024).
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các đồng chí lãnh đạo tỉnh khởi công dự án VSIP tại Thạch Hà (tháng 6/2024).

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã kịp thời vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương sát với thực tế địa phương; đồng thời, nỗ lực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nhờ vậy, việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, Hà Tĩnh vẫn phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế, duy trì tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 5,65% trong giai đoạn 2021 - 2023; chấp thuận chủ trương đầu tư 82 dự án trong nước tổng vốn đăng ký gần 17 nghìn tỷ đồng, 4 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 2,5 tỷ USD. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân đạt 7,2%...

Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, Hà Tĩnh đã ghi dấu ấn tốt đẹp với các cách làm phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa con người Hà Tĩnh; giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt; hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo; xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão, lũ; thành lập Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”…

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân Hà Tĩnh không ngừng thi đua lao động, sản xuất.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân Hà Tĩnh không ngừng thi đua lao động, sản xuất.

Riêng 8 tháng năm 2024, tình hình phát triển KT-XH tỉnh nhìn chung đạt kết quả khá tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 8 tháng ước đạt 12.580 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 26/8 đạt 3.683 tỷ đồng, đạt 70,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 43,8% kế hoạch tỉnh giao.

Các cấp, ngành đã tập trung chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường công tác quản lý xây dựng, giao thông, tài nguyên môi trường… Văn hóa - xã hội đạt kết quả khá toàn diện; quốc phòng - an ninh đảm bảo; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Chí khí cách mạng, truyền thống quê hương đang cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Hà Tĩnh nỗ lực quyết tâm đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước; xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng Xô viết anh hùng.

Chủ đề 90 NĂM NGÀY XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

Đọc thêm

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
[Tổng Bí thư các thời kỳ] Đồng chí Tô Lâm

[Tổng Bí thư các thời kỳ] Đồng chí Tô Lâm

Ngày 3/8/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu đồng chí Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.
[Tổng Bí thư các thời kỳ] Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

[Tổng Bí thư các thời kỳ] Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng chí là tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân.
Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
[Tổng Bí thư các thời kỳ] Đồng chí Nông Đức Mạnh

[Tổng Bí thư các thời kỳ] Đồng chí Nông Đức Mạnh

Với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.