Emagazine

Kim Liên tỏa ngát hương sen

...

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Chúng tôi đến làng Hoàng Trù (Kim Liên, Nam Đàn) trong buổi sáng tháng 5, khi những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rải xuống đồng lúa màu vàng trĩu hạt lấp lánh sương mai. Quê ngoại của Bác Hồ hiện lên với bức tranh tươi sáng của sự trù phú, khang trang. Bên những con đường nông thôn mới ngát xanh là những hồ sen bắt đầu bung nhụy, hương sen lan tỏa hòa vào những bước chân của dòng người về với cội nguồn.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Nhà Bác ở quê ngoại Hoàng Trù, nơi Người cất tiếng khóc chào đời và những năm tháng ấu thơ bên người mẹ tảo tần Hoàng Thị Loan.

Về với nơi vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc cất tiếng khóc chào đời và những ngày tuổi thơ êm đềm bên người mẹ tảo tần Hoàng Thị Loan, người cha miệt mài kinh sử Nguyễn Sinh Sắc, mỗi du khách đều mang theo những câu chuyện của riêng mình. Nhưng trên tất thảy, đó là niềm kính yêu và thương nhớ vị Cha già dân tộc.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Dù năm nay đã 103 tuổi nhưng cụ Bùi Mạnh Sức (du khách đến từ Thái Bình) mới lần đầu có dịp về thăm quê Bác. Giữa dòng người bước vào khu vườn quê ngoại của Bác ở làng Hoàng Trù, cụ Sức dừng lại nhìn cảnh vật xung quanh, rưng rưng xúc động: “Bác ơi! Vậy là sau bao năm mong mỏi, con đã được trở về nơi đây. Thật sự thỏa lòng thương nhớ”.

Chị Vân, một trong những người con của cụ Sức cho biết: “Bố tôi là một nông dân, ông đã đi qua nhiều thăng trầm của đất nước. Từ những ngày đất nước còn lầm than, nô lệ rồi nhờ Đảng, nhờ Bác Hồ mà có được độc lập, tự do, hòa bình, phát triển như ngày hôm nay. Tự đáy lòng mình, ông luôn dạy chúng tôi về niềm kính yêu và biết ơn vô hạn đối với Bác. Mong mỏi từ lâu nhưng vì đường sá xa xôi nên nay chúng tôi mới có dịp đưa bố về thăm quê hương Bác Hồ”.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Các em học sinh chăm chú nghe thuyết minh về tuổi thơ của Bác ở quê ngoại Hoàng Trù.

Câu chuyện của cụ Trần Mạnh Sức là một trong vô vàn câu chuyện chúng tôi gặp trong dòng người bồi hồi trở về Kim Liên hôm nay. Khi tháng 5 về, mỗi mùa sen nở là thêm một lần lòng thổn thức khôn nguôi. Trong bồi hồi nhớ Bác với niềm thành kính, yêu thương, mỗi người đều mong mỏi trở về đây để dâng lên Người lòng biết ơn vô hạn.

Cô Lý Thị Phẩm (cựu giáo chức ở Lạng Sơn) bày tỏ: “Mỗi lần về Kim Liên, tôi thấy như trở về cội nguồn. Trong niềm bồi hồi, xúc động nhớ thương về Người, chúng tôi cũng cảm thấy tự hào như bản thân được cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh…”.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Học sinh tham quan kỷ vật trong nhà Bác ở quê ngoại Hoàng Trù - Kim Liên.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Nếu Hoàng Trù quê mẹ là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời và sống tại đây cho đến 6 tuổi cùng mẹ, theo cha vào kinh thành Huế, thì làng Sen quê nội là nơi gắn bó với những năm tháng tuổi thơ của Người từ 11-16 tuổi. Đây là quãng thời gian Bác trở về quê hương cùng thân phụ sau khi thân mẫu qua đời.

Cùng với Hoàng Trù, làng Sen ghi lại những dấu ấn thời niên thiếu và cũng là nơi hun đúc nên ý chí, hoài bão của người thiếu niên Nguyễn Sinh Cung, người thanh niên Nguyễn Tất Thành trên hành trình tìm đường cứu dân tộc khỏi lầm than, nô lệ sau này.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Toàn cảnh khu vườn và ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - phụ thân của Bác Hồ (ảnh 1). Du khách bồi hồi xúc động nghe câu chuyện về tuổi ấu thơ của Bác ở quê nội làng Sen (ảnh 2). Hồ sen trước ngõ vào nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nơi gắn với nhiều kỷ niệm tuổi thơ của Bác (ảnh 3). Dòng người hành hương về Kim Liên trong dịp sinh nhật lần thứ 133 của Bác Hồ (ảnh 4).

Cách Hoàng Trù chừng 3 km, làng Sen quê nội Bác Hồ cũng rạo rực những bước chân trở về trong buổi trưa tháng 5. Dù đã hơn 100 năm trôi qua nhưng đường vào nhà Bác vẫn được lưu giữ, bảo tồn những nét thân thương gần gũi. Trong tâm tưởng du khách gần xa, hình bóng Người vẫn thấp thoáng đâu đó bên hồ sen, giếng nước, bên những con ngõ của hàng xóm, láng giềng. Và trong ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc của cụ Nguyễn Sinh Sắc, tưởng như năm nào người thiếu niên Nguyễn Sinh Cung đang pha trà lắng nghe cha mình cùng các danh sĩ luận bàn thời cuộc…

Tất cả cảnh vật làng Sen gợi nhớ một tuổi thơ đong đầy tình yêu quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi lên trong trái tim mỗi du khách niềm xúc động mãnh liệt. Chị Trần Thị Thanh Thủy (du khách đến từ Hà Nội) không giấu nổi sự thành kính ngưỡng mộ thiêng liêng. Chị cất lên lời hát của bài “Bác Hồ - một tình yêu bao la” của cố nhạc sỹ Thuận Yến để giãi bày cảm xúc của mình.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Chị Thủy chia sẻ: “Về đây, tôi càng cảm nhận rõ hơn sự vĩ đại trong tâm hồn, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình yêu thiết tha của Bác dành cho người dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, cùng cuộc đời cống hiến của Người khiến tôi xúc động khôn nguôi. Ánh sáng từ nhân cách, đạo đức của Bác đã và đang soi đường cho tôi và người dân Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Trong chuyến hành hương về nguồn, hàng nghìn du khách trở về từ khắp mọi miền đất nước với đủ mọi lứa tuổi, thành phần. Em Nguyễn Nhật Tân (sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Hà Nội, quê ở TP Hà Tĩnh) bày tỏ: “Là một đảng viên trẻ, một sinh viên, tôi tự thấy bản thân cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập, nghiên cứu để xứng đáng với những cống hiến của Bác cũng như thế hệ đi trước đã dày công dựng xây. Trong đó, học và làm theo Bác là kim chỉ nam giúp tôi hoàn thành những mục tiêu trong học tập cũng như tương lai phía trước”.

Video: Em Nguyễn Nhật Tân (quê Hà Tĩnh) - sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội chia sẻ cảm xúc khi đến tham quan Khu Di tích Kim Liên.

Tạm biệt Kim Liên trong chiều hè rực nắng, qua hình ảnh từ chiếc flycam trên bầu trời, bức tranh quê hương Bác Hồ hiện lên như một bức họa đồ. Vút lên từ mái nhà tranh đơn sơ, lũy tre xanh ấy là khung cảnh làng quê trù phú được bao quanh bởi cánh đồng vàng ươm mùa lúa chín, xa xa, ngọn Chung Sơn sừng sững, núi Đại Huệ xanh biếc giữa cả một khung trời rộng mở. Như tình yêu và sự kỳ vọng của Người, quê hương, đất nước Việt Nam ngày đang một đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Kim Liên tỏa ngát hương sen

Toàn cảnh làng Hoàng Trù - quê ngoại Bác Hồ .

Và trong gió mát, chiều thanh của ngày tháng 5, lời bài hát của cố nhạc sỹ Thuận Yến dường như vang vọng khắp đất trời: “Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư. Mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam…”.

ảnh, video: thiên vỹ - Đức Quang

thiết kế: huy tùng

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.