VỀ HÀ TĨNH

30 năm đỏ lửa giữ nghề rèn Trung Lương

Thu Phương – Ngọc Loan • 07:40 13/09/2021

Không muốn những tâm huyết cả đời của ông nội và người cha quá cố bị lãng quên và muốn làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm luôn được gìn giữ, tôi (Nguyễn Trọng Hà, SN 1974, ở TDP Tân Miếu, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh) đã gắn bó với nghề rèn suốt 30 năm qua.

Không muốn những tâm huyết cả đời của ông nội và người cha quá cố bị lãng quên và muốn làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm luôn được gìn giữ, tôi (Nguyễn Trọng Hà, SN 1974, ở TDP Tân Miếu, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh) đã gắn bó với nghề rèn suốt 30 năm qua.

Sinh ra và lớn lên ở làng rèn Trung Lương, từ bé tôi đã tiếp xúc với sắt, với dao, búa... Âm thanh quen thuộc hằng ngày mà tôi được nghe là tiếng đe, tiếng búa. Ký ức về làng nghề hàng trăm tuổi trong tôi hiển hiện qua từng câu chuyện kể sinh động của ông nội và cha.

Sinh ra và lớn lên ở làng rèn Trung Lương, từ bé tôi đã tiếp xúc với sắt, với dao, búa... Âm thanh quen thuộc hằng ngày mà tôi được nghe là tiếng đe, tiếng búa. Ký ức về làng nghề hàng trăm tuổi trong tôi hiển hiện qua từng câu chuyện kể sinh động của ông nội và cha.

Cha tôi kể, ngày xưa ông nội phải mang rượu đến xin học nghề ở những người thợ giỏi trong làng. Tôi biết ông tôi, cha tôi và những lớp người đi trước đã luôn đau đáu với khát vọng gìn giữ làng nghề. Được cha “cầm tay chỉ việc”, truyền lại các bí quyết làm nghề, tôi đã nguyện gắn bó cả đời mình với nghề này.

Cha tôi kể, ngày xưa ông nội phải mang rượu đến xin học nghề ở những người thợ giỏi trong làng. Tôi biết ông tôi, cha tôi và những lớp người đi trước đã luôn đau đáu với khát vọng gìn giữ làng nghề. Được cha “cầm tay chỉ việc”, truyền lại các bí quyết làm nghề, tôi đã nguyện gắn bó cả đời mình với nghề này.

Năm 1991, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi quyết định lập nghiệp với nghề truyền thống mà gia đình đã dày công gây dựng. Sản phẩm của làng rèn Trung Lương chủ yếu phục vụ sinh hoạt, thoạt nhìn tưởng giản đơn song để đạt đến độ tinh xảo không phải chuyện dễ. Người thợ có lành nghề hay không được phản chiếu qua thước đo chất lượng của từng sản phẩm.

Năm 1991, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi quyết định lập nghiệp với nghề truyền thống mà gia đình đã dày công gây dựng. Sản phẩm của làng rèn Trung Lương chủ yếu phục vụ sinh hoạt, thoạt nhìn tưởng giản đơn song để đạt đến độ tinh xảo không phải chuyện dễ. Người thợ có lành nghề hay không được phản chiếu qua thước đo chất lượng của từng sản phẩm.

Ban đầu, tôi vừa học vừa làm, được truyền kinh nghiệm từ các bậc tiền bối nên trình độ tay nghề khá lên từng ngày. Dần dần tôi tự tin hơn với nghề, từng đường đe, đường búa cũng chính xác hơn. Rồi cũng đến lúc thoạt nhìn qua những tấm sắt vụn thô sơ tôi có thể định hình ngay mình sẽ “vẽ” sản phẩm như thế nào cho phù hợp.

Ban đầu, tôi vừa học vừa làm, được truyền kinh nghiệm từ các bậc tiền bối nên trình độ tay nghề khá lên từng ngày. Dần dần tôi tự tin hơn với nghề, từng đường đe, đường búa cũng chính xác hơn. Rồi cũng đến lúc thoạt nhìn qua những tấm sắt vụn thô sơ tôi có thể định hình ngay mình sẽ “vẽ” sản phẩm như thế nào cho phù hợp.

Rèn là công việc vất vả, đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự bền bỉ. Công việc đặc thù trong khi thu nhập không cao nên nhiều trai làng đã từ bỏ nghề truyền thống của cha ông. Còn tôi, chính niềm đam mê và mong muốn làng nghề không bị mai một đã giúp bản thân trụ vững đến hôm nay.

Rèn là công việc vất vả, đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự bền bỉ. Công việc đặc thù trong khi thu nhập không cao nên nhiều trai làng đã từ bỏ nghề truyền thống của cha ông. Còn tôi, chính niềm đam mê và mong muốn làng nghề không bị mai một đã giúp bản thân trụ vững đến hôm nay.

Vợ tôi - Đinh Thị Huyền Thanh cũng là người con của làng rèn. Tuy gia đình không làm rèn nhưng tuổi thơ cũng đã quen với ánh lửa rèn của chú, của anh. Từ khi sánh duyên, vợ tôi đã trở thành “cánh tay đắc lực”, cùng tôi xây dựng cơ đồ.

Vợ tôi - Đinh Thị Huyền Thanh cũng là người con của làng rèn. Tuy gia đình không làm rèn nhưng tuổi thơ cũng đã quen với ánh lửa rèn của chú, của anh. Từ khi sánh duyên, vợ tôi đã trở thành “cánh tay đắc lực”, cùng tôi xây dựng cơ đồ.

Sau khi tôi định hình sản phẩm, vợ tôi có thể mài rồi liếc lại cho cân thép, với các thao tác thành thục. Nhờ vậy, các công đoạn hoàn thiện sản phẩm sẽ nhanh chóng hơn. Ngoài hỗ trợ của tôi trong sản xuất, vợ tôi cũng là người “hiến kế” để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Sau khi tôi định hình sản phẩm, vợ tôi có thể mài rồi liếc lại cho cân thép, với các thao tác thành thục. Nhờ vậy, các công đoạn hoàn thiện sản phẩm sẽ nhanh chóng hơn. Ngoài hỗ trợ của tôi trong sản xuất, vợ tôi cũng là người “hiến kế” để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Cũng như bao hộ làm nghề trong làng, trước đây chủ yếu sản xuất thủ công, nhưng rồi tôi nhận ra rằng nếu muốn phát triển theo hướng hàng hóa thì buộc phải đầu tư. Năm 2004, tôi vay mượn và chi trên 150 triệu đồng mua máy cắt sắt, máy đập, máy khoan, máy hàn, máy tiện... Tôi thuộc tốp người tiên phong ứng dụng máy móc vào sản xuất ở làng rèn Trung Lương lúc bấy giờ.

Cũng như bao hộ làm nghề trong làng, trước đây chủ yếu sản xuất thủ công, nhưng rồi tôi nhận ra rằng nếu muốn phát triển theo hướng hàng hóa thì buộc phải đầu tư. Năm 2004, tôi vay mượn và chi trên 150 triệu đồng mua máy cắt sắt, máy đập, máy khoan, máy hàn, máy tiện... Tôi thuộc tốp người tiên phong ứng dụng máy móc vào sản xuất ở làng rèn Trung Lương lúc bấy giờ.

Đưa cơ giới vào sản xuất, chúng tôi đã giải phóng được sức lao động trong khi năng suất công việc tăng gấp 2-3 lần. Cũng từ đó vợ chồng tôi có sự tích góp để thực hiện những dự định đầu tư dài hơi hơn. Máy móc hoạt động 5-6 năm, chúng tôi lại thay dần thiết bị mới để tiệm cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại.

Đưa cơ giới vào sản xuất, chúng tôi đã giải phóng được sức lao động trong khi năng suất công việc tăng gấp 2-3 lần. Cũng từ đó vợ chồng tôi có sự tích góp để thực hiện những dự định đầu tư dài hơi hơn. Máy móc hoạt động 5-6 năm, chúng tôi lại thay dần thiết bị mới để tiệm cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại.

Làm rèn khó mà dễ, dễ mà khó. Là trai Trung Lương, hầu như ai cũng biết rèn nhưng để trở thành người thợ lành nghề, có dấu ấn không phải ai cũng làm được. Thách thức đặt ra là phải đi qua lối mòn, phải linh hoạt, điều chỉnh về kỹ thuật sản xuất, mẫu mã và độ tinh xảo trong từng đường nét, chi tiết. Có như vậy, mới tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong từng thời điểm.

Làm rèn khó mà dễ, dễ mà khó. Là trai Trung Lương, hầu như ai cũng biết rèn nhưng để trở thành người thợ lành nghề, có dấu ấn không phải ai cũng làm được. Thách thức đặt ra là phải đi qua lối mòn, phải linh hoạt, điều chỉnh về kỹ thuật sản xuất, mẫu mã và độ tinh xảo trong từng đường nét, chi tiết. Có như vậy, mới tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong từng thời điểm.

Học nghề, được truyền nghề là một chuyện nhưng muốn thành công, bản thân người thợ phải khéo léo, nhanh nhạy, sáng tạo và phải làm chủ trong mọi quy trình sản xuất. Muốn có sản phẩm tốt, trước hết người thợ phải thành thạo trong lựa chọn nguyên liệu; rồi việc tôi luyện thép và sắt ở nhiệt độ nào mới cho ra thành phẩm tốt nhất cũng là thử thách cần giải quyết.

Học nghề, được truyền nghề là một chuyện nhưng muốn thành công, bản thân người thợ phải khéo léo, nhanh nhạy, sáng tạo và phải làm chủ trong mọi quy trình sản xuất. Muốn có sản phẩm tốt, trước hết người thợ phải thành thạo trong lựa chọn nguyên liệu; rồi việc tôi luyện thép và sắt ở nhiệt độ nào mới cho ra thành phẩm tốt nhất cũng là thử thách cần giải quyết.

Giai đoạn bỏ thép vào nung kết dính cũng khiến người thợ phải “cân não”. Họ phải nhìn qua độ hồng của thép trên ngọn lửa để biết độ nóng chảy đã đạt hay chưa. Nung thép đến mức độ nào là chuẩn phụ thuộc vào đôi mắt và cảm giác của người thợ. Nói như vậy nghĩa là anh phải có con mắt tinh tường hay nói cách khác là có năng khiếu nghề nghiệp.

Giai đoạn bỏ thép vào nung kết dính cũng khiến người thợ phải “cân não”. Họ phải nhìn qua độ hồng của thép trên ngọn lửa để biết độ nóng chảy đã đạt hay chưa. Nung thép đến mức độ nào là chuẩn phụ thuộc vào đôi mắt và cảm giác của người thợ. Nói như vậy nghĩa là anh phải có con mắt tinh tường hay nói cách khác là có năng khiếu nghề nghiệp.

Xưởng của tôi sản xuất hàng chục sản phẩm, từ rựa, đăn, tông, mỏ cho đến cuốc, liềm, các loại dao... Tuy nhiên, tôi dành phần lớn tâm huyết cho dao với bộ sưu tập đủ loại từ dao chặt, dao thái, dao lột, dao 2 khâu, dao lợ… Làm dao đòi hỏi sự tỉ mẩn, chính xác trong từng công đoạn, thành phẩm ra đời phải sắc, có độ đằm khi sử dụng.

Xưởng của tôi sản xuất hàng chục sản phẩm, từ rựa, đăn, tông, mỏ cho đến cuốc, liềm, các loại dao... Tuy nhiên, tôi dành phần lớn tâm huyết cho dao với bộ sưu tập đủ loại từ dao chặt, dao thái, dao lột, dao 2 khâu, dao lợ… Làm dao đòi hỏi sự tỉ mẩn, chính xác trong từng công đoạn, thành phẩm ra đời phải sắc, có độ đằm khi sử dụng.

30 năm trải nghiệm với nghề, tôi đã chắt lọc cho mình “cuốn sổ tay” sản xuất dao thái, dao chặt cao cấp. Để có cây dao tốt, người thợ phải trải qua 9 bước từ lựa chọn, phân loại nguyên liệu; rèn vỡ; chẻ sắt, bỏ thép vào và nung kết dính; rèn định hình sản phẩm; làm nguội, định dạng sản phẩm; tôi cứng sản phẩm; mài; làm cán, bôi dầu và đóng gói.

30 năm trải nghiệm với nghề, tôi đã chắt lọc cho mình “cuốn sổ tay” sản xuất dao thái, dao chặt cao cấp. Để có cây dao tốt, người thợ phải trải qua 9 bước từ lựa chọn, phân loại nguyên liệu; rèn vỡ; chẻ sắt, bỏ thép vào và nung kết dính; rèn định hình sản phẩm; làm nguội, định dạng sản phẩm; tôi cứng sản phẩm; mài; làm cán, bôi dầu và đóng gói.

Điều khiến bản thân tôi luôn trăn trở là phải tạo ra dấu ấn trong nghề. Đó cũng là quyết tâm để tôi chinh phục mục tiêu sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tôi hiểu, chỉ khi xây dựng thành công thương hiệu mới mong mở ra cơ hội để đưa sản phẩm làng nghề Trung Lương vượt qua “lũy tre làng”.

Điều khiến bản thân tôi luôn trăn trở là phải tạo ra dấu ấn trong nghề. Đó cũng là quyết tâm để tôi chinh phục mục tiêu sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tôi hiểu, chỉ khi xây dựng thành công thương hiệu mới mong mở ra cơ hội để đưa sản phẩm làng nghề Trung Lương vượt qua “lũy tre làng”.

Muốn có thương hiệu phải trải qua hành trình dài. Bên cạnh câu chuyện về tiêu chuẩn kỹ thuật, giá thành, công năng của sản phẩm thì việc đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất cũng cần phải bàn đến. Yếu tố môi trường là vấn đề được chúng tôi quan tâm. Cơ sở đã lắp đặt các tấm cách khí, bụi, âm và phần phế thải được thu gom riêng theo quy định.

Muốn có thương hiệu phải trải qua hành trình dài. Bên cạnh câu chuyện về tiêu chuẩn kỹ thuật, giá thành, công năng của sản phẩm thì việc đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất cũng cần phải bàn đến. Yếu tố môi trường là vấn đề được chúng tôi quan tâm. Cơ sở đã lắp đặt các tấm cách khí, bụi, âm và phần phế thải được thu gom riêng theo quy định.

Sau nhiều cố gắng, cuối cùng những nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã được đền đáp khi bộ sản phẩm dao chặt và dao thái cao cấp Thanh Hà của cơ sở chúng tôi đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020. Chúng tôi càng tự hào hơn bởi đây là sản phẩm OCOP đầu tiên quy mô hộ cá thể ở làng nghề rèn Trung Lương.

Sau nhiều cố gắng, cuối cùng những nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã được đền đáp khi bộ sản phẩm dao chặt và dao thái cao cấp Thanh Hà của cơ sở chúng tôi đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020. Chúng tôi càng tự hào hơn bởi đây là sản phẩm OCOP đầu tiên quy mô hộ cá thể ở làng nghề rèn Trung Lương.

Giờ đây, với chiếc điện thoại thông minh, chỉ cần quét mã QR là người tiêu dùng có thể nắm trong tay toàn bộ thông tin, xuất xứ về sản phẩm. Đó cũng chính là “chiếc vé thông hành” để tôi không ngừng mở rộng thị trường.

Giờ đây, với chiếc điện thoại thông minh, chỉ cần quét mã QR là người tiêu dùng có thể nắm trong tay toàn bộ thông tin, xuất xứ về sản phẩm. Đó cũng chính là “chiếc vé thông hành” để tôi không ngừng mở rộng thị trường.

Xưởng của gia đình tôi cũng là “cái nôi đào tạo” hàng chục lao động. Quá trình học việc ở đây, họ đã “dắt lưng” được kinh nghiệm và 10 lò rèn trong làng cũng ra đời từ đó. Trong đó, xưởng sản xuất của anh Lê Thanh Hải (TDP Tân Miếu) là một ví dụ. Giai đoạn 1992 – 1997, anh Hải được tôi “cầm tay chỉ việc”, sau đó mở xưởng riêng và hiện đã thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xưởng của gia đình tôi cũng là “cái nôi đào tạo” hàng chục lao động. Quá trình học việc ở đây, họ đã “dắt lưng” được kinh nghiệm và 10 lò rèn trong làng cũng ra đời từ đó. Trong đó, xưởng sản xuất của anh Lê Thanh Hải (TDP Tân Miếu) là một ví dụ. Giai đoạn 1992 – 1997, anh Hải được tôi “cầm tay chỉ việc”, sau đó mở xưởng riêng và hiện đã thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ở Trung Lương, rèn là nghề phụ (bên cạnh nghề nông) nhưng lại tạo ra nguồn thu nhập chính của người dân. Mỗi năm, trừ chi phí, vợ chồng tôi cũng tích góp được tầm 150 triệu đồng; có điều kiện để nuôi con cái ăn học, làm nhà, mua xe...

Ở Trung Lương, rèn là nghề phụ (bên cạnh nghề nông) nhưng lại tạo ra nguồn thu nhập chính của người dân. Mỗi năm, trừ chi phí, vợ chồng tôi cũng tích góp được tầm 150 triệu đồng; có điều kiện để nuôi con cái ăn học, làm nhà, mua xe...

Nghề rèn vất vả, phải kiên trì, bền bỉ mới có thể gắn bó dài lâu. Tỉ mẩn trong từng công đoạn đã lấy đi của người thợ không ít mồ hôi, công sức nhưng càng đổ mồ hôi, chúng tôi càng hạnh phúc bởi ngày ngày được lao động, được thỏa mãn niềm đam mê và quan trọng hơn là bởi khách hàng còn nhớ, còn cần đến mình.

Nghề rèn vất vả, phải kiên trì, bền bỉ mới có thể gắn bó dài lâu. Tỉ mẩn trong từng công đoạn đã lấy đi của người thợ không ít mồ hôi, công sức nhưng càng đổ mồ hôi, chúng tôi càng hạnh phúc bởi ngày ngày được lao động, được thỏa mãn niềm đam mê và quan trọng hơn là bởi khách hàng còn nhớ, còn cần đến mình.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM