Chính trị

Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?
Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?
Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào? Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào? Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

Câu 51: Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử được thực hiện như thế nào?

1. Do tính chất và đặc điểm về thời gian tổ chức bầu cử, nên việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong bầu cử không thực hiện theo các quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong bầu cử chủ yếu nhằm mục đích bảo đảm cho các bước, các công đoạn trong quá trình tổ chức bầu cử được tiến hành đúng quy định của pháp luật; việc xem xét, xác định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tổ chức có vi phạm vẫn thực hiện theo các quy định khác có liên quan của pháp luật (ví dụ như pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, về hình sự….)

2. Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về việc xác minh, trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phát sinh trong quá trình giới thiệu, hiệp thương, lựa chọn người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều luật này đã nêu rõ trách nhiệm và thời hạn xác minh, trả lời đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Kết quả xác minh, trả lời về các vụ việc nói trên là cơ sở để Hội nghị hiệp thương lần thứ ba xem xét, quyết định danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

Điều 61 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định chung về khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử. Theo đó, công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử không phân biệt về thời điểm thực hiện việc khiếu nại, tố cáo.

Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là các cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.

Như vậy, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều phải được Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử tương ứng tiếp nhận, ghi vào sổ, chuyển đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện việc xác minh, trả lời làm cơ sở cho việc giải quyết của các cơ quan phụ trách bầu cử theo thẩm quyền.

Đối với các vụ việc cử tri nêu lên về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian tiến hành hiệp thương thì việc xác minh và trả lời được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Kết quả xác minh, trả lời được gửi cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương để làm cơ sở cho Hội nghị hiệp thương lần thứ ba xem xét, quyết định danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.

Các tố cáo về người ứng cử từ sau khi kết thúc Hội nghị hiệp thương lần thứ ba hoặc việc xử lý kết quả xác minh những vụ việc cử tri nêu mà chưa được trả lời theo thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đều thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử theo quy định tại Điều 61 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh - Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Hoàng Trung Dũng chủ trì cuộc họp của Ủy ban Bầu cử tỉnh Hà Tĩnh về phân công nhiệm vụ các thành viên và thống nhất kế hoạch triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh tư liệu

Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân 10 ngày trước ngày bầu cử. Các khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết được chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân khóa mới để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

3. Về nguyên tắc, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về tư cách của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, liên quan đến việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các thông tin trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban bầu cử nơi đã lập và công bố danh sách này.

Khi tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị thuộc loại nói trên, Ban bầu cử phải chuyển ngay cho Ủy ban bầu cử để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền (điểm e khoản 2 Điều 24 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

Căn cứ vào kết quả xác minh, trả lời của các cơ quan hữu quan, Ủy ban bầu cử có thể quyết định xóa tên người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong danh sách chính thức những người ứng cử hoặc thực hiện việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung cần thiết trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Quyết định của Ủy ban bầu cử là quyết định cuối cùng.

Ban bầu cử chỉ giải quyết những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị mang tính kỹ thuật liên quan đến việc công bố, niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử (ví dụ như về thời điểm niêm yết, vị trí, cách thức niêm yết danh sách, các sai sót in ấn trong danh sách đã niêm yết…).

Trong trường hợp công dân không đồng ý với giải quyết của Ban bầu cử thì Ủy ban bầu cử cấp tương ứng giải quyết; trình tự giải quyết được căn cứ vào nội dung vụ việc khiếu nại hay tố cáo.

4. Các tố cáo liên quan đến sai phạm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương, đến thành viên của Ủy ban bầu cử, đến các Ban bầu cử, Tổ bầu cử đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng. Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử chỉ xem xét, quyết định về các nội dung liên quan trực tiếp đến việc tổ chức bầu cử; việc xem xét, xác định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, tổ chức có vi phạm được thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 52: Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

Điều 95 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định rõ: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào quy định của luật này, Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể 02 tội liên quan đến bầu cử gồm:

- Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân (Điều 160):

“1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

- Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161):

“1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử (như kê khai hồ sơ ứng cử không trung thực, gian dối, giả mạo thông tin, vi phạm các quy định về vận động bầu cử…) thì có thể bị xóa tên trong danh sách chính thức những người ứng cử hoặc nếu đã được bầu thì cũng không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào? Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào? Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Đọc thêm

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Thắm nghĩa, đậm tình 2 mái Trường Sơn

Thắm nghĩa, đậm tình 2 mái Trường Sơn

Lực lượng chức năng và cư dân biên giới Hà Tĩnh với các địa phương nước bạn Lào luôn ấm nghĩa, nặng tình, đoàn kết và tin yêu lẫn nhau để xây dựng tuyến biên giới chung giàu đẹp.
Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát - hiện thực hóa tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát - hiện thực hóa tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là mốc thời gian Hà Tĩnh hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách. Kết quả này là món quà ý nghĩa dâng lên Bác và cũng là một trong những cách mà Hà Tĩnh góp phần hiện thực hóa tâm nguyện của Người: “Dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định việc sửa đổi luật lần này nhằm kịp thời thể chế hoá chủ trương của Đảng về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy tòa án; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Hiện thực hóa di nguyện của Người

Hiện thực hóa di nguyện của Người

“Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” - di nguyện giản dị mà sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị sau bao năm Người đi xa. Và điều này đang được Hà Tĩnh cụ thể hóa bằng những chủ trương về an sinh xã hội kịp thời, nhân văn.
Phát huy truyền thống, tô thắm trang sử vàng của lực lượng BĐBP

Phát huy truyền thống, tô thắm trang sử vàng của lực lượng BĐBP

Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống BĐBP và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ban Liên lạc truyền thống BĐBP tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An vừa tổ chức gặp mặt nguyên cán bộ lãnh đạo chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An qua các thời kỳ.
Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn

Tình cảm yêu kính Bác Hồ, việc học tập và làm theo Bác từ lâu đã trở thành mạch nguồn thiêng liêng, hun đúc ý chí và hành động của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh.