Chính trị

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng
Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, dựng nước của dân tộc cũng như trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Chính phủ ta luôn coi trọng phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đặc biệt là những thời khắc nguy nan. Đây là một quan điểm thể hiện tư tưởng linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện cụ thể của từng thời kỳ. Bất biến là hòa bình, độc lập và sự thịnh vượng, phát triển của đất nước, là bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Vạn biến là luôn thay đổi phương thức ứng xử, hành động để đối phó với kẻ thù và với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn. Nhờ “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chúng ta đã gặt hái thành công suốt dọc chiều dài lịch sử.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Đại dịch COVID-19 khiến TP Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách toàn thành phố hơn 100 ngày. Ảnh: Quỳnh Danh - Thuận Thắng (Zingnews)

Hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, làm ngưng trệ mọi hoạt động KT-XH, gây tổn thất to lớn về tính mạng và của cải của Nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân đã đồng lòng quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19. Có những lúc Việt Nam trở thành hình mẫu cho thế giới học tập. Tuy vậy, biến chủng nguy hiểm của dịch bệnh từ tháng 7/2021 đến nay tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, khiến hơn 23.000 người dân và cán bộ, chiến sỹ hy sinh. Các đầu tàu kinh tế của cả nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Với sự nỗ lực không mệt mỏi của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, với sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm của toàn dân và sự hỗ trợ to lớn của quốc tế, đến cuối tháng 11, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ vắc-xin được mở rộng, số người tử vong đã giảm đáng kể, cả đất nước đang chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, dịch COVID-19 chưa thể chấm dứt trong 1-2 năm tới, nhưng cùng với diện bao phủ vắc-xin toàn cầu, con người buộc phải chấp nhận, thích nghi với nó.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh: “Điều bất biến là đặt mục tiêu cao nhất bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân; ứng vạn biến là trong điều kiện diễn biến của dịch bệnh có phương pháp và cách tổ chức phòng chống dịch và phục hồi, phát triển KT-XH phù hợp, hiệu quả”.

Trước đó, ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, kịp thời có các giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn trước mắt. Cùng với tỷ lệ tiêm vắc-xin ngày càng bao phủ diện rộng, các tỉnh, thành đang “ứng vạn biến” theo cách riêng, phù hợp với điều kiện dịch bệnh cụ thể của từng địa phương trong tâm thế “sống chung với dịch bệnh” có kiểm soát. Nguyên tắc “bất biến” vẫn được duy trì, triển khai nghiêm ngặt: đó là nhanh chóng phát hiện các ổ dịch, bao vây, truy vết kịp thời, cách ly và điều trị F0, quản lý F1 nghiêm ngặt, thực hiện “5K”, xác định những vùng ở các cấp độ để có biện pháp thích ứng…

Ngay sau khi bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các hoạt động KT-XH bước đầu được phục hồi; trẻ em nhiều vùng được đến trường; giao thông hoạt động trở lại; nhà máy, công xưởng được vận hành.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Cũng như cả nước, Hà Tĩnh đối mặt với dịch COVID-19 bằng một tâm thế cảnh giác và luôn sẵn sàng thích ứng với từng thời điểm cụ thể. Khi dịch bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng và từ người nhập cảnh vào năm 2020, đặc biệt là từ tháng 6/2021, dịch bùng phát ở TP Hà Tĩnh và sau đó là các huyện, thị, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã chuyển trạng thái từ “thời bình” sang “thời chiến”: cách ly, truy vết, xét nghiệm sàng lọc thần tốc, giãn cách xã hội... Các chiến sĩ áo trắng, áo xanh, áo vàng bám trận địa tuyến đầu không phút ngơi nghỉ; người dân nghiêm chỉnh thực hiện quy định “5K”, đóng góp tiền của, công sức động viên tuyến đầu chống dịch và san sẻ yêu thương với các công dân cách ly. Từ sau khi dòng người từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hồi hương, lần lượt nhiều địa phương xuất hiện các ổ dịch, đặc biệt, dịch đã “tấn công” vào các trường học, gây xáo trộn và lo lắng cho học sinh, phụ huynh. Chỉ tính từ ngày 4/11 đến chiều 27/11/2021, Hà Tĩnh đã phát hiện 438 ca mắc COVID-19, trong đó 114 ca trong cộng đồng.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra công tác phòng chống dịch tại tổ dân phố 1, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ (ngày 26/8/2021). Ảnh: Đức Thiện.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Hà Tĩnh luôn chủ động đối phó với dịch COVID-19.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Hà Tĩnh đã tuân thủ nguyên tắc “bất biến”, đó là đặt sức khỏe, tính mạng của Nhân dân lên trên hết, trước hết. Khi có ca bệnh xuất hiện trên địa bàn, UBND tỉnh ngay lập tức có văn bản yêu cầu dừng các hoạt động tập trung đông người, quy định cụ thể với các hoạt động thể thao, giải trí, đám cưới, đám tang, dịch vụ không thiết yếu, spa, quán bar, vũ trường... Các trường học cho học sinh nghỉ học và chuyển sang học trực tuyến. Một số huyện, thị cũng chủ động “chuyển sang thời chiến”, tạm dừng một số dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao ở từng thời điểm cụ thể.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Các thầy, cô Trường Albert Einstein Hà Tĩnh thực hiện bài tập thể dục, truyền năng lượng tích cực để đẩy lùi COVID-19. Ảnh từ facebook Tâm Vy

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Học sinh Hà Tĩnh học trực tuyến trong những đợt dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Cả hệ thống chính trị và toàn dân Hà Tĩnh đã “ứng vạn biến” linh hoạt, hiệu quả. Từ những em bé nhỏ tuổi đến những cụ già tóc bạc luôn có tâm thế đối mặt, biết cách ứng phó thích hợp với dịch bệnh. “Trung tâm đầu não” chỉ huy “cuộc chiến” - UBND tỉnh và UBND các địa phương, ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp luôn linh hoạt, kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo các hoạt động KT-XH.

Đã qua thời kỳ đầu phong tỏa diện rộng nơi có F0, hiện nay, ngay sau khi truy vết “thần tốc”, diện phong tỏa được thu hẹp để đảm bảo cho các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Ngay tại các tâm dịch, tâm thế bình tĩnh đón nhận và phòng dịch nghiêm ngặt của các F0, F1 đã khác trước. Thầy trò các trường: Albert Einstein Hà Tĩnh, THPT Kỳ Anh, THPT Kỳ Lâm đã cách ly tại chỗ, đoàn kết động viên nhau quyết tâm vượt qua dịch bệnh. Trường Tiểu học Nguyễn Du, Mầm non Nguyễn Du…, nơi có các ca F0 đã chủ động phân luồng, mạnh dạn cho học sinh những lớp không có ca nhiễm trở lại trường. Với sự vào cuộc nhanh của chính quyền và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các huyện: Can Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Đức Thọ... đã ứng phó hoàn toàn khác trước, chủ động và thích ứng nhanh, không hoang mang, bối rối như giai đoạn đầu.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Ngày 26/11/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình, kết quả phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua, triển khai một số nhiệm vụ để tiếp tục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Video: Đức Thọ cách ly F1 tại nhà (phát ngày 26/11/2021). Thực hiện: Ngân Giang - Anh Tấn

Trong từng thời điểm, Hà Tĩnh luôn linh hoạt ứng phó hiệu quả trước những diễn biến mới của dịch COVID-19. Từ tháng 8/2021, tỉnh đã triển khai thực hiện cách ly F1 tại nhà bắt đầu ở huyện Hương Khê. Đến ngày 26/11, toàn tỉnh đã có 5.364 F1 được cách ly tại nhà. Với cách làm bài bản, giám sát chặt chẽ của ngành chức năng và ý thức tuân thủ tốt của người dân, việc cách ly F1 tại nhà được thực hiện an toàn, hiệu quả, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của người dân. Hoạt động này giúp tiết kiệm chi phí, giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung và cán bộ cơ sở.

Từ hiệu quả cách ly F1, Hà Tĩnh triển khai thí điểm điều trị F0 không triệu chứng tại nhà với những điều kiện cụ thể và nghiêm ngặt tại các địa phương như: Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Can Lộc. Đây là việc làm thực sự cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình và địa phương chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, đảm bảo vừa phòng chống dịch, vừa phát triển KT-XH.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Nhờ chủ động phòng dịch và linh hoạt sản xuất, nhiều doanh nghiệp may mặc vẫn duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho công nhân. Ảnh: Loan Trâm

Khi dịch tạm lắng, các hoạt động KT-XH lại nhanh chóng chuyển trạng thái sang “thời bình”. Doanh nghiệp tại các khu kinh tế, cụm công nghiệp tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch nghiêm ngặt, vừa duy trì sản xuất để đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra. Một số dịch vụ được “nới lỏng”; học sinh được học trực tiếp tại trường. Trong dịch bệnh, thu ngân sách cơ bản hoàn thành kế hoạch; chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn được linh hoạt duy trì ở một số địa phương.

Đối phó với dịch bệnh - văn hóa thích ứng

Trường THPT Hương Khê (huyện Hương Khê) là một trong hai cơ sở giáo dục đầu tiên ở Hà Tĩnh tiến hành tiêm vắc - xin phòng COVID-19 cho học sinh từ 16 - 18 tuổi (ngày 27/11/2021). Ảnh: Dương Chiến

Việc mở rộng diện bao phủ vắc-xin cùng với các quy định mới của tỉnh đang giúp cho KT-XH Hà Tĩnh từng bước phục hồi. Rất nhiều người dân đã bày tỏ quan điểm sẵn sàng “sống chung với dịch bệnh” với tinh thần cảnh giác và tâm thế đối mặt, với niềm tin và hy vọng một ngày không xa sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19, như cách mà người Việt Nam trong lịch sử đã chiến thắng ngoại xâm.

Ảnh, video: PV

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.