Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân
Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Ngay sau thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, tỉnh ta phải gồng mình để ứng phó với đợt lũ lịch sử cuối tháng 10/2020. Chưa khỏi khó khăn vì cơn đại hồng thủy lại phải đối mặt với các làn sóng mới của đại dịch COVID-19. Cùng với nỗ lực khắc phục hậu quả trực tiếp của thiên tai, Hà Tĩnh đã và đang tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội để chăm lo cuộc sống Nhân dân.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân
Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Gần một năm trôi qua nhưng nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn không thể quên ký ức kinh hoàng về trận lũ lịch sử cuối tháng 10/2020. Mưa lớn kéo dài cộng với lũ thượng nguồn đã biến nhiều địa phương thành biển nước. Hơn 42.400 hộ dân thuộc 118/216 xã, phường, thị trấn, chủ yếu thuộc các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh… ngập chìm trong lũ nhiều ngày. Mưa lũ đã làm 6 người chết; gần 7.000 ha lúa, cây ăn quả, rau màu, ao hồ nuôi trồng thủy sản bị hư hại, mất trắng; hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị chết và trôi mất; nhiều công trình dân sinh, trường học bị hư hỏng... Tổng giá trị thiệt hại lên đến hơn 5.300 tỷ đồng.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Trước muôn vàn khó khăn của Nhân dân vùng lũ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020. Trong đó huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực tập trung khắc phục kịp thời, hiệu quả những thiệt hại do thiên tai gây ra; nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh, hoạt động giáo dục, y tế; đảm bảo an sinh xã hội; khôi phục kết cấu hạ tầng KT-XH, sớm ổn định cuộc sống cho người dân…

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Bí Thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng đại diện chính quyền địa phương gắn biển công trình nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ ở thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).

Cẩm Xuyên thuộc vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ nên chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đợt lũ lịch sử; cuộc sống của người dân ở các xã, thị trấn vùng bị ảnh hưởng trực tiếp cũng gặp muôn vàn khó khăn. Ngay trong lũ, cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhanh chóng ứng cứu, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm để người dân không bị đói rét; sau lũ, khẩn trương rà soát, đánh giá và lập danh sách hộ dân bị thiệt hại để đề xuất hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đảm bảo sinh kế để bà con ổn định cuộc sống.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Gia đình ông Đậu Đình Khóa (SN 1940) - bà Lưu Thị Nguyệt (SN 1950) trú thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ là một trong những hộ có nhà bị hư hỏng do lũ, được hỗ trợ 70 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai của tỉnh. Cùng với sự giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể và bà con làng xóm, gia đình bà đã xây được ngôi nhà mới khang trang, có chức năng phòng tránh lũ. Bà Nguyệt xúc động chia sẻ: “Mùa mưa bão năm nay, chúng tôi không phải lo chạy lũ nữa mà còn được sống trong ngôi nhà đẹp và kiên cố, trước đây có mơ cũng không nghĩ đến. Xin cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, chính quyền và bà con làng xóm”.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng đại diện chính quyền địa phương, thôn xóm làm thủ tục gắn biển công trình nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão, lũ thôn tại Cừa Lĩnh, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang).

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Mùa mưa lũ năm nay, thôn Cừa Lĩnh - vùng thấp trũng luôn bị đe dọa bởi thiên tai của xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) yên tâm và chủ động hơn khi nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh, trú bão lũ đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình có diện tích sử dụng 180 m2 với kinh phí xây dựng 2 tỷ đồng, ngoài chức năng tổ chức hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, còn đảm bảo tránh, trú an toàn cho hàng trăm người dân và tài sản khi có mưa lũ. Ông Nguyễn Văn Nghị - Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Sau khi nhà văn hóa hoàn thành, thôn đã vận động người dân và con em xa quê quyên góp được hơn 60 triệu đồng mua sắm các thiết bị như bàn ghế, loa máy, trang trí sân khấu... Hiện chúng tôi đang tiếp tục huy động nguồn lực để nâng cấp khuôn viên, sân thể thao và một số hạng mục còn lại để nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hóa hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân”.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Nhà văn hóa cộng đồng thôn Trung Nam (xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên).

Với sự vào cuộc khẩn trương, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành các cấp, đến nay, toàn tỉnh có 31/32 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ được xây dựng, trong đó, 22 nhà đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; 1.894/2.053 nhà ở cho người dân cũng được khởi công xây dựng, trong đó, 1.509 nhà đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong niềm hân hoan, phấn khởi của Nhân dân.

Bên cạnh giúp người dân có nhà ở kiên cố, nhà văn hóa tránh lũ, các địa phương chú trọng khôi phục, phát triển sản xuất để ổn định cuộc sống cho người dân vùng lũ. Tân Lâm Hương - xã có diện tích hoa màu, rau gia vị lớn nhất nhì của huyện Thạch Hà, sau lũ, phần lớn bị hư hỏng, mất trắng; hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm cũng bị chết và trôi theo dòng nước. Ngay sau lũ, cấp ủy, chính quyền xã đã kịp thời chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Đặc biệt, các đồng chí đảng ủy viên phụ trách địa bàn được giao bám sát và trực tiếp chỉ đạo các thôn vận động Nhân dân vượt qua khó khăn, tranh thủ các nguồn lực để khôi phục sản xuất và đời sống.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Với sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, người dân xã Tân Lâm Hương đã nỗ lực khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất. Những cánh đồng xác xơ sau lũ đã cho những mùa thu hoạch mới.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Các chính sách hỗ trợ giống cây, con, kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất được triển khai hiệu quả. Ngoài mức hỗ trợ của huyện theo quy định, xã đã ban hành thêm chính sách hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho việc phá ô thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn; 50 nghìn đồng/m2 đối với hộ xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ; 100% kinh phí lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm… Từ sự đồng hành này, cánh đồng trồng rau gia vị tập trung có diện tích 5 ha cùng nhiều mô hình vườn hộ trên toàn xã bị hư hỏng đã được khôi phục, phát triển tốt và sớm cho thu nhập. Ông Nguyễn Đình Ngụ - Bí thư Đảng ủy xã Tân Lâm Hương cho biết: “Việc tạo điều kiện để người dân tiếp cận kịp thời với chính sách hỗ trợ đã giúp địa phương nhanh chóng khôi phục, phát triển sản xuất. Năm 2021, sản xuất vụ xuân và vụ hè thu được mùa toàn diện, với tổng diện tích 860 ha lúa, năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha; hình thành được 40 ha cánh đồng lớn từ việc phá ô thuở nhỏ”.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được xác định là nhiệm vụ trọng yếu của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhiều hoạt động hỗ trợ, nhiều chương trình, dự án an sinh xã hội được triển khai kịp thời; công tác giảm nghèo được các cấp, ngành trong toàn tỉnh tập trung cao độ.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân
Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Gia đình bà Nguyễn Thị Cử (thôn Tháp Sơn - xã Sơn Châu) được Ủy ban MTTQ xã hỗ trợ dê giống.

Hương Sơn là huyện miền núi với nhiều khó khăn nhưng ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền huyện đã đề ra mục tiêu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1 - 1,5%. Ông Nguyễn Thành Đồng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Hương Sơn cho biết: “Trong quý IV/2020 và 9 tháng năm 2021, toàn huyện đã huy động được 4,82 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 143 mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây mới, sửa chữa 41 nhà ở cho hộ nghèo”. Để đạt được kết quả đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở đã vào cuộc một cách tích cực với phương châm “bám nắm cơ sở, rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ, hiệu quả và thiết thực”.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Châu (Hương Sơn) cho biết: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã xác định rõ, giảm nghèo bền vững là một mục tiêu quan trọng. Sau 1 năm thực hiện nghị quyết, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã từ 2,56% (năm 2020) đã giảm xuống còn 2,32%; phấn đấu cuối nhiệm kỳ không còn hộ nghèo. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng ủy đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức hội, đoàn thể trực tiếp hỗ trợ người dân xây dựng mô hình sinh kế, phát triển sản xuất...; tiếp tục huy động nguồn lực giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới bằng phương thức xã hội hóa kết hợp nguồn hỗ trợ của Nhà nước”.

Vợ chồng bà Phan Thị Nhàn (thôn Đông, xã Sơn Châu) và 4 người con nhiều năm nay sống trong căn nhà cấp 4 dột nát được Ủy ban MTTQ xã xét hỗ trợ 50 triệu đồng để làm nhà ở. Khi được sống trong ngôi nhà mới khang trang, vợ chồng bà đã tự nguyện viết đơn gửi chính quyền xin thoát nghèo. Bà Nhàn chia sẻ: “Nhờ có Đảng, Nhà nước và bà con giúp đỡ, hỗ trợ nên gia đình đã có nhà ở kiên cố; con cái cũng đã học xong, cuộc sống ổn định hơn nên chúng tôi tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để phấn đấu phát triển kinh tế, chủ động cuộc sống”.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Gia đình bà Phan Thị Nhàn (thôn Đông - Sơn Châu) trong ngôi nhà mới kiên cố.

“Không để ai bị bỏ lại phía sau”, mục tiêu này trong năm đầu thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp còn hướng tới đối tượng mới đó là học sinh nghèo, đạt điểm cao trong quá trình xét tuyển vào học đại học. Từ chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, Hội Khuyến học tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Tỉnh đoàn, UBND các huyện, thành phố đã rà soát và lên danh sách 85 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đạt từ 25 điểm xét tuyển vào đại học trở lên và triển khai hỗ trợ kinh phí ổn định hằng tháng trong suốt thời gian các em học đại học. Chính sách nhân văn này đã sớm lan tỏa sâu rộng, nhận được sự ủng hộ của nhiều mạnh thường quân.

Chỉ trong một thời gian ngắn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ trên 6 tỷ đồng, hỗ trợ cho những học sinh này; trong đó, có 6 cơ quan, doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho 6 học sinh trong suốt thời gian học đại học theo quy chế của Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tham dự lễ tiếp nhận ủng hộ Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học”.

Đến thời điểm này, huyện Đức Thọ đã rà soát được 52 em có tổ hợp điểm thi đại học từ 27 điểm trở lên, trong đó có nhiều em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn. Lãnh đạo huyện đã kịp thời đến động viên, tặng quà; chỉ đạo các đơn vị liên quan lập danh sách để hỗ trợ. Huyện đã mở chiến dịch truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội, các hội nhóm để huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ các em học sinh nghèo có điều kiện học tập.

Ông Hoàng Xuân Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: “Ngoài 10 em được nhận Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học của tỉnh, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ cho hàng trăm học sinh nghèo học giỏi gồm tiền mặt, thiết bị, đồ dùng học tập với tổng trị giá hơn 800 triệu đồng”.

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Em Trần Minh Quang (SN 2003 - thôn Tiến Hòa, xã Yên Hồ, Đức Thọ) là một trong những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Quỹ tiếp sức để vào đại học.

Năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp trong điều kiện “mưa không thuận, gió không hòa”, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, Hà Tĩnh vẫn đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Hậu quả lũ lụt được khắc phục; nhiều chính sách an sinh xã hội đã thể hiện được vai trò là điểm tựa của người nghèo, đối tượng yếu thế. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 3,51% (13.412 hộ), giảm 1,01% so với cùng kỳ năm 2020. Từ thành công này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh càng nung nấu ý chí, nghị lực để vượt qua tất thảy khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

(Còn nữa)

Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân
Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân
Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân
Đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống - “quả ngọt” trong năm đầu gian khó (bài 1): Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, chăm lo cuộc sống Nhân dân

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Chủ đề Đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh vào cuộc sống

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast