Việc làm

Theo chân nông dân Hà Tĩnh thả trúm bắt lươn

Văn Chung • 08:35 20/03/2023

Từ nhỏ, tôi - Nguyễn Tiến Ân, SN 1989, ở thôn Trung Tiến, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã quen thuộc với việc ra đồng cùng cha mẹ bắt cua đồng, thả trúm lươn. Với tôi, việc thả trúm bắt lươn vừa là thú vui, vừa là nghề phụ kiếm thêm thu nhập.

Từ nhỏ, tôi - Nguyễn Tiến Ân, SN 1989, ở thôn Trung Tiến, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã quen thuộc với việc ra đồng cùng cha mẹ bắt cua đồng, thả trúm lươn. Với tôi, việc thả trúm bắt lươn vừa là thú vui, vừa là nghề phụ kiếm thêm thu nhập.

Cứ thế, tôi đã gắn bó liên tục với nghề này được hơn 5 năm nay.

Cứ thế, tôi đã gắn bó liên tục với nghề này được hơn 5 năm nay.

Tôi thường bắt đầu công việc này từ cuối tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 dương lịch, rồi từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch. Có những năm lươn nhiều thì thả trúm đến tận tháng 11. Trong làng tôi hiện có 5 người làm nghề này.

Tôi thường bắt đầu công việc này từ cuối tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 dương lịch, rồi từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch. Có những năm lươn nhiều thì thả trúm đến tận tháng 11. Trong làng tôi hiện có 5 người làm nghề này.

Ống trúm để bẫy lươn có thể làm bằng ống nhựa hoặc ống tre. Mỗi chiếc trúm dài từ 70 - 80 cm, ở cuối ống được tạo các khe hở, mục đích để lươn thở sau khi chui vào. Tôi thường dùng ống nhựa, hơ lửa bịt đầu đuôi, phía miệng ống dùng nắp nhựa đậy lại. Chi phí để làm ra mỗi ống trúm khoảng 4.000 đồng.

Ống trúm để bẫy lươn có thể làm bằng ống nhựa hoặc ống tre. Mỗi chiếc trúm dài từ 70 - 80 cm, ở cuối ống được tạo các khe hở, mục đích để lươn thở sau khi chui vào. Tôi thường dùng ống nhựa, hơ lửa bịt đầu đuôi, phía miệng ống dùng nắp nhựa đậy lại. Chi phí để làm ra mỗi ống trúm khoảng 4.000 đồng.

Những ngày đầu tháng 3, khi việc đồng áng đã xong, tôi tranh thủ thời gian đi thả trúm. Để bắt được lươn, tôi phải chuẩn bị mồi, đây là bước quan trọng để có thể “bẫy” được lươn.

Những ngày đầu tháng 3, khi việc đồng áng đã xong, tôi tranh thủ thời gian đi thả trúm. Để bắt được lươn, tôi phải chuẩn bị mồi, đây là bước quan trọng để có thể “bẫy” được lươn.

Lươn thích ăn những loại mồi có mùi tanh, đặc biệt rất "khoái khẩu" với loài giun đất. Thế nên tôi thường "chế biến" loại mồi này bằng cách bắt giun đất băm nhỏ, sau đó trộn lẫn với bùn non hoặc ốc bươu để "nhử" lươn vào trúm.

Lươn thích ăn những loại mồi có mùi tanh, đặc biệt rất "khoái khẩu" với loài giun đất. Thế nên tôi thường "chế biến" loại mồi này bằng cách bắt giun đất băm nhỏ, sau đó trộn lẫn với bùn non hoặc ốc bươu để "nhử" lươn vào trúm.

Nghề thả trúm lươn dễ học, ai cũng có thể làm nhưng để kiếm sống được bằng nghề này thì cần chịu khó quan sát tỉ mỉ và cần chút “duyên” với nghề.

Nghề thả trúm lươn dễ học, ai cũng có thể làm nhưng để kiếm sống được bằng nghề này thì cần chịu khó quan sát tỉ mỉ và cần chút “duyên” với nghề.

Nghề này cũng có những hiểm nguy, sợ nhất là gặp phải rắn độc. Đã nhiều trường hợp khi thu trúm, rắn chui vào ống, khi đổ ra không đề phòng nên bị cắn. Do đó, mỗi khi ra đồng tôi đều trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để vừa đề phòng rắn, vừa tránh những mảnh chai, sành… cứa phải.

Nghề này cũng có những hiểm nguy, sợ nhất là gặp phải rắn độc. Đã nhiều trường hợp khi thu trúm, rắn chui vào ống, khi đổ ra không đề phòng nên bị cắn. Do đó, mỗi khi ra đồng tôi đều trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để vừa đề phòng rắn, vừa tránh những mảnh chai, sành… cứa phải.

Với kinh nghiệm lâu năm, tôi nhận thấy, muốn bẫy được lươn đồng trước tiên phải chịu khó, phải "trau" chiếc trúm và xem nó như “cần câu cơm” thì mới có thu nhập. Bên cạnh đó, nghề thả trúm cũng phải thành thạo từng vùng đồng, chân ruộng để không bỏ sót ống và biết được những vùng lươn thường sinh sống nhiều.

Với kinh nghiệm lâu năm, tôi nhận thấy, muốn bẫy được lươn đồng trước tiên phải chịu khó, phải "trau" chiếc trúm và xem nó như “cần câu cơm” thì mới có thu nhập. Bên cạnh đó, nghề thả trúm cũng phải thành thạo từng vùng đồng, chân ruộng để không bỏ sót ống và biết được những vùng lươn thường sinh sống nhiều.

Bởi thế, bây giờ chỉ cần nhìn qua một cái là tôi đã biết chỗ này nên đặt trúm hay không. Những người lành nghề, họ thường nhìn mặt ruộng là đoán được lươn nhiều hay ít, ruộng có những lỗ sủi nổi lên sẽ có nhiều lươn.

Bởi thế, bây giờ chỉ cần nhìn qua một cái là tôi đã biết chỗ này nên đặt trúm hay không. Những người lành nghề, họ thường nhìn mặt ruộng là đoán được lươn nhiều hay ít, ruộng có những lỗ sủi nổi lên sẽ có nhiều lươn.

Khoảng thời gian thả trúm phù hợp nhất là từ 14 - 17 giờ chiều. Bởi đặc tính của lươn là ban ngày nằm trong hang, khuất dưới lớp bùn dày, đêm đến mới ngoi lên đi tìm thức ăn.

Khoảng thời gian thả trúm phù hợp nhất là từ 14 - 17 giờ chiều. Bởi đặc tính của lươn là ban ngày nằm trong hang, khuất dưới lớp bùn dày, đêm đến mới ngoi lên đi tìm thức ăn.

Khi thả cần để đầu trúm hướng ra mặt ruộng, đuôi trúm quay vào bờ. Thông thường, một chiếc trúm sẽ có từ 1 - 2 con lươn chui vào, lươn nhiều hay ít cũng tùy vào từng ruộng lúa.

Khi thả cần để đầu trúm hướng ra mặt ruộng, đuôi trúm quay vào bờ. Thông thường, một chiếc trúm sẽ có từ 1 - 2 con lươn chui vào, lươn nhiều hay ít cũng tùy vào từng ruộng lúa.

Sau khi đặt trúm ở chỗ thích hợp, tôi dùng một ít đất bùn đè lên đuôi trúm để cố định. Một khoảnh ruộng có thể đặt trúm hai lần, sau đó phải chuyển đi vùng khác. Trước đây tôi thả 100 ống trúm mỗi ngày, hiện tại thả hơn 200 ống.

Sau khi đặt trúm ở chỗ thích hợp, tôi dùng một ít đất bùn đè lên đuôi trúm để cố định. Một khoảnh ruộng có thể đặt trúm hai lần, sau đó phải chuyển đi vùng khác. Trước đây tôi thả 100 ống trúm mỗi ngày, hiện tại thả hơn 200 ống.

Những ruộng lúa được tôi chọn để thả trúm là những nơi có nước ngập ít nhất 5 cm. Nếu đặt trúm cạn quá, lươn sẽ không chui vào, còn sâu dưới lớp bùn thì mùi thức ăn không phát tán ra xa. Ngoài ra, để không bị thất lạc ống trúm, thợ đánh bắt lươn phải có trí nhớ tốt cũng như cách bố trí “sơ đồ” đặt trúm hợp lý.

Những ruộng lúa được tôi chọn để thả trúm là những nơi có nước ngập ít nhất 5 cm. Nếu đặt trúm cạn quá, lươn sẽ không chui vào, còn sâu dưới lớp bùn thì mùi thức ăn không phát tán ra xa. Ngoài ra, để không bị thất lạc ống trúm, thợ đánh bắt lươn phải có trí nhớ tốt cũng như cách bố trí “sơ đồ” đặt trúm hợp lý.

Hôm nay, cánh đồng tôi thả trúm cách nhà khoảng 2 km. Vùng này người dân trồng lúa, xen lẫn giữa ruộng là những con rạch nhỏ, nhiều đất bùn, cỏ rậm rạp nên thường có nhiều lươn.

Hôm nay, cánh đồng tôi thả trúm cách nhà khoảng 2 km. Vùng này người dân trồng lúa, xen lẫn giữa ruộng là những con rạch nhỏ, nhiều đất bùn, cỏ rậm rạp nên thường có nhiều lươn.

Sau hơn 2 giờ đồng hồ, tôi đã hoàn thành công việc thả 200 ống trúm xuống các chân ruộng, mương nước. Đi bộ nhiều nên tôi cảm thấy khá mệt, đặc biệt mấy hôm nay thời tiết thay đổi khiến công việc thả ống lươn khó khăn hơn.

Sau hơn 2 giờ đồng hồ, tôi đã hoàn thành công việc thả 200 ống trúm xuống các chân ruộng, mương nước. Đi bộ nhiều nên tôi cảm thấy khá mệt, đặc biệt mấy hôm nay thời tiết thay đổi khiến công việc thả ống lươn khó khăn hơn.

Xong công đoạn thả trúm buổi chiều, tôi trở về nhà nghỉ ngơi, đến rạng sáng hôm sau ra đồng thu gom trúm.

Xong công đoạn thả trúm buổi chiều, tôi trở về nhà nghỉ ngơi, đến rạng sáng hôm sau ra đồng thu gom trúm.

Nghề này thú vị nhất là lúc đi thu trúm.

Nghề này thú vị nhất là lúc đi thu trúm.

Sau khi đổ nước ra khỏi trúm, thấy nặng tay hơn lúc bình thường, xốc nhẹ nếu nghe tiếng “ọc ạch” bên trong là có lươn.

Sau khi đổ nước ra khỏi trúm, thấy nặng tay hơn lúc bình thường, xốc nhẹ nếu nghe tiếng “ọc ạch” bên trong là có lươn.

Đây là số chiến lợi phẩm sau một đêm thả ống trúm bẫy lươn. Vì đang đầu mùa nên lươn khá nhiều. Theo kinh nghiệm của tôi, lươn bẫy được từ tự nhiên có màu nâu đất hoặc vàng nhạt mà lươn nuôi không có được.

Đây là số chiến lợi phẩm sau một đêm thả ống trúm bẫy lươn. Vì đang đầu mùa nên lươn khá nhiều. Theo kinh nghiệm của tôi, lươn bẫy được từ tự nhiên có màu nâu đất hoặc vàng nhạt mà lươn nuôi không có được.

Lươn đồng là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Nhờ thả trúm lươn mà đời sống của gia đình tôi đỡ vất vả hơn.

Lươn đồng là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Nhờ thả trúm lươn mà đời sống của gia đình tôi đỡ vất vả hơn.

Hiện tại, lươn được bán với giá 120 nghìn đồng/kg. Đây là thời điểm “chính vụ”, mỗi ngày tôi bắt được 4 - 5 kg, bán được khoảng 500 - 600 nghìn đồng.

Hiện tại, lươn được bán với giá 120 nghìn đồng/kg. Đây là thời điểm “chính vụ”, mỗi ngày tôi bắt được 4 - 5 kg, bán được khoảng 500 - 600 nghìn đồng.

Tuy vất vả, lấm lem bùn đất nhưng bẫy lươn là công việc chính đáng, tạo nguồn thu nhập cho nhiều gia đình, trong đó có tôi - người sinh ra từ làng với mong ước những cánh đồng luôn nhiều phù sa để nghề thả trúm lươn được duy trì bền lâu.

Tuy vất vả, lấm lem bùn đất nhưng bẫy lươn là công việc chính đáng, tạo nguồn thu nhập cho nhiều gia đình, trong đó có tôi - người sinh ra từ làng với mong ước những cánh đồng luôn nhiều phù sa để nghề thả trúm lươn được duy trì bền lâu.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM