Quốc phòng - An ninh

Những huyền thoại anh hùng
Những huyền thoại anh hùng

Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh được thành lập tháng 6/1965 với 1.227 đội viên, chủ yếu là nữ, biên chế thành 10 đại đội (C). Phiên hiệu đầu tiên là 26/3/K15 do tỉnh đặt. Đến tháng 10/1965, Trung ương Đoàn thống nhất gọi là Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh, phiên hiệu N55 P18. Từ năm 1965-1975, lực lượng TNXP của tổng đội có mặt trên tất cả các tuyến đường trọng điểm: đường 1A từ Bến Thủy đến Đèo Ngang, đường 15A, đường 8, đường 24, đường 70A, 70B. Nhiệm vụ của tổng đội là sản xuất, chiến đấu và học tập. Cụ thể là vận tải hàng hóa, san lấp hố bom, làm đường, dẫn đường cho xe qua, phá bom nổ chậm, đảm bảo thông đường cho xe ra tiền tuyến. Ngoài giờ lao động và chiến đấu thì tổng đội học văn hóa.

Những huyền thoại anh hùng

Đường Đồng Lộc - đường Khe Giao năm 1968. Ảnh: Tư liệu.

Những huyền thoại anh hùng

Những nữ TNXP lấp hố bom làm đường cho xe ra tiền tuyến tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Tư liệu.

Bà Thái Thị Cương - nguyên Tổng đội phó Tổng đội TNXP N55 P18 Hà Tĩnh nhớ lại: Năm 1968, thời điểm ác liệt nhất ở Ngã ba Đồng Lộc, 7/8 đại đội TNXP của tổng đội, từ Đại đội (C) 551 đến 557 được điều về đảm bảo giao thông ở khu vực Ngã ba Đồng Lộc từ cầu Cơn Bạng đến Khe Giao thuộc địa phận các xã: Phú Lộc, Mỹ Lộc, Thượng Lộc, Đồng Lộc, Trung Lộc, Nhân Lộc, Xuân Lộc. Thời kỳ cao điểm, tổng đội đã thành lập thêm A cảm tử (A công binh) chuyên rà phá bom do Nguyễn Đình Cứ làm A trưởng.

Với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ và tinh thần “Địch phá một thì ta làm mười”, “Vai trăm cân, chân ngàn dặm”, toàn thể cán bộ, đội viên của tổng đội đã chiến đấu, lao động, học tập hăng say quên mình, không tiếc tuổi xuân, xương máu và hết sức yêu đời, lạc quan. Nhiều tập thể, cá nhân chiến đấu giỏi, lao động sáng tạo, học tập văn hóa tốt đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương khen thưởng như C551, C555, C556, C557, C557 được mệnh danh là “đại đội thép” vì đảm bảo thông đường ngay cạnh trọng điểm ngã ba, từ cầu Tối đến cầu Tùng Cốc. C trưởng 557 Nguyễn Thị Lân là người được cùng đoàn đại biểu Hà Tĩnh ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Nhiều tấm gương dũng cảm hy sinh của tổng đội đã để lại niềm xót thương và cảm phục trong lòng đồng đội, trong lòng Nhân dân như Lê Đăng Dương, Võ Xuân Tài, Võ Triều Chung, Phan Văn Bổn, tập thể Tiểu đội 4 - C552, 23 liệt sỹ ở đồi Con Công...

Những huyền thoại anh hùng

C trưởng 557 Nguyễn Thị Lân (hàng đầu, ngoài cùng bên trái) cùng Đoàn đại biểu Quân khu 4 chụp ảnh lưu niệm với Bác Hồ. Ảnh: Tư liệu.

Những huyền thoại anh hùng

Bà Nguyễn Thị Nhung - nguyên Đại đội trưởng C551 từng kể về đơn vị của mình: Đại đội gồm 120 người. Nhiệm vụ của đại đội là bốc dỡ hàng hóa, san lấp hố bom, làm đường, bảo đảm thông xe, thông tuyến trên cung đường Trường Sơn từ Khe Giao đến Động Bụt (Thạch Hà), Địa Lợi (Hương Khê). C551 có 3 thành tích cơ bản là: sản xuất giỏi, phục vụ chiến đấu tốt, học tập văn hóa tốt. Yêu cầu của lãnh đạo C là mỗi một TNXP khi đi làm phải có 3 loại dụng cụ trong tay gồm: quang gánh, cuốc xẻng và xe cút kít. Khi cần gánh đất đá thì có quang gánh, khi cần xúc thì có cuốc xẻng, khi cần vận chuyển bằng xe thì đã có xe cút kít, không để một phút một giây lãng phí.

Những huyền thoại anh hùng

Từ trái sang phải: Cựu TNXP Lê Thị Hồng, Anh hùng lao động Nguyễn Tri Ân cùng các cựu TNXP Nguyễn Thị Bé, Bùi Thị Tịnh bên chứng tích sót lại tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Huy Tùng

Về thành tích phục vụ chiến đấu của đơn vị năm 1968, cả C luôn luôn đảm bảo thông đường, thông xe, không để tắc xe một lần nào. A công binh, A trực đường luôn có mặt phát hiện cắm tiêu bom và theo dõi tình hình địch báo lên lãnh đạo để có phương án linh hoạt cho cả C. Lãnh đạo của C đã bám mặt đường, chỉ huy TNXP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi đứt đường, các anh chị đã hoàn thành khoán thời gian (quy định khoán làm xong 5 phút, các chị hoàn thành trước thời gian) để xe kịp ra mặt trận. Ông Phan Trọng Tuệ - nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT và Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên Tư lệnh Đoàn 559 khi vào kiểm tra đã khen đơn vị ngay tại mặt trận.

Về thành tích học tập, lúc đầu vào TNXP, hầu hết anh chị em mới học hết lớp 4 (cấp 1), một số người còn mù chữ. Ban đêm các chị làm đường, ban ngày học nên hết nghĩa vụ cả 3 nhiệm kỳ (1965, 1968, 1972), tất cả đều học xong cấp 2.

Những huyền thoại anh hùng

Cựu TNXP Lê Thị Nhị rưng rưng trước di ảnh các đồng đội - 10 liệt nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Huy Tùng

Huyền thoại anh hùng của TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc được lan tỏa và âm vang đến muôn đời còn bởi sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái trong Tiểu đội 4 C552 do đồng chí Nguyễn Thế Linh làm Đại đội trưởng. Đến thời điểm đầu năm 1968, tiểu đội gồm 17 người do chị Võ Thị Tần làm A trưởng. Thời gian đầu, cả tiểu đội đóng ở Phú Lộc (Can Lộc) làm nhiệm vụ san lấp hố bom, sửa chữa mặt đường, vận tải hàng hóa trên tuyến đường 15A. Đến tháng 4/1968, trước tình hình địch đánh phá ác liệt Ngã ba Đồng Lộc, cả tiểu đội cùng Đại đội 552 được điều về Đồng Lộc làm nhiệm vụ san lấp hố bom đảm bảo thông đường, thông xe. Khi vào Đồng Lộc, tiểu đội còn 12 người.

Vào khoảng 14h ngày 24/7/1968, theo lệnh điều động của C trưởng Nguyễn Thế Linh, 10 người trong tiểu đội cùng cả đại đội ra đường 15A làm nhiệm vụ sửa chữa mặt đường, san lấp hố bom để chuẩn bị có đoàn 40 xe chở xăng đi qua và làm hầm trú ẩn. 10 cô gái đã nhanh chóng triển khai công việc san đường, đào hầm. Kẻ đào, người xúc, hồ hởi làm việc, vừa làm, vừa chuyện trò, trêu đùa nhau. Bỗng có một tốp máy bay phản lực bay từ Bắc vào Nam, vượt qua trọng điểm. Tất cả nhanh chóng nép vào hầm trú ẩn dã chiến dưới chân đồi Trọ Voi. Một lúc sau, 1 chiếc máy bay quay lại thả 1 quả bom mù mịt, đen ngòm trùm lên cả đội hình 10 cô. Các chị anh dũng hy sinh vào lúc 16h40’ ngày 24/7/1968.

Nhà thơ Yến Thanh đọc bài thơ "Cúc ơi" do ông sáng tác sau 2 ngày chị Hồ Thị Cúc cùng 9 đồng đội hi sinh. Video: Khôi Nguyễn

Bà Lương Thị Tuệ - nguyên Tổng đội phó Tổng đội TNXP N55 P18 Hà Tĩnh cho biết: Kết thúc chiến tranh, toàn tổng đội có 140 đội viên anh dũng hy sinh, 1 cá nhân được tuyên dương Anh hùng lao động là Nguyễn Tri Ân ở C553; 2 tập thể được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân là Tiểu đội 4 - C552 và C551; liệt sỹ Võ Triều Chung được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Lãnh đạo tổng đội cũng như các cựu TNXP sống khắp mọi miền Tổ quốc đều đã già đi theo năm tháng nhưng ngọn lửa yêu nước vẫn soi sáng ký ức và cuộc đời của họ. Nhiều cựu TNXP Hà Tĩnh vẫn tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, chung tay xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp.

Ảnh: Huy Tùng & tư liệu

Thiết kế & Kỹ thuật: Huy Tùng - Khôi Nguyễn

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.